Bệnh nghẹn dạ lá sách

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăn nuôi hươu sao (Trang 32)

7. 10 bệnh phổ biến của hươu sao và cách điều trị

7.3. Bệnh nghẹn dạ lá sách

* Nguyên nhân:

Có thể do hươu ăn phải thức ăn khó tiêu, thức ăn kém phẩm chất hay do thay đổi thức ăn đột ngột.

*Triệu chứng:

Không biểu hiện rõ rệt. Thường thấy rối loạn tiêu hoá, dạ cỏ hơi căng, ít nhai lại đi táo, hay đi lỏng, bệnh kéo dài , hươu gầy dần rồi kiệt sức mà chết.

Khi mổ ra thấy lá sách nghẹn cứng bằng quả cam.

* Chữa bệnh:

Nếu thấy bụng chướng hơi và đi táo thì tẩy nhẹ 30g Na2SO4 và 10 g Nabica. Nướng bồ kết cho vàng rồi tán nhỏ thổi vào mũi và hậu môn gây cho vật ợ hơi và trung tiện được dễ dàng.

Nếu thấy bụng chướng hơi và đi tả thì cho uống 30 g Na2SO4 và tiêm HCl 0,2 -0,3% lúc đầu 5 g mỗi lần sáng và chiều, sau vài ngày tăng lên 15 g.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày tăng lượng muối ăn lên 30 - 40 g.

Cho vật nhịn ăn 1 - 2 ngày. Khi thấy vật bắt đầu nhai lại thì cho ăn ít một và nhiều lần trong ngày.

* Phòng bệnh

Chủ yếu là vệ sinh thức ăn: tránh quá khô và dính nhiều bùn đất. 7.4. Bệnh ghẻ

Do nền chuồng bẩn thỉu, chật chội. Bệnh do con cái ghẻ (Sarcoptes Scabiei var. buffeli

) chui trong da làm thành nhiều đường ngóc ngách để đẻ trứng. Bệnh nặng nhất vào mùa đông, sau đó giảm dần. Đến mùa hè bệnh ngừng phát triển vì ôn độ cao, ẩm độ giảm thấp là những điều kiện bất lực cho con cái ghẻ.

Những hươu gầy yếu, kém chăm sóc thường dễ mắc.

* Triệu chứng

Do cái ghẻ chui rúc trong da, châm hút và tiết ra độc tố nên con vật luôn ngứa ngáy khó chịu. Hươu thường lấy chân gãi liên tục hoặc cọ xát vào róng chuồng. Trên da chỗ bị ghẻ thấy có nhiều mụn nhỏ lấm tấm màu đỏ. Ghẻ thường bắt đầu từ đầu cổ, đến mình và chân, thấy rõ nhất ở những chỗ lông ngắn và tha như bụng, háng, nách.

Do hươu cọ, gãi nhiều nên lông rụng từng đám, mụn vỡ, đóng vảy làm da dày lên. Con vật ngứa ngáy, biếng ăn, ngủ ít, gầy yếu dần và có thể chết.

* Chữa bệnh

Khi chữa bệnh phải áp dụng nguyên tắc: Liên tục, kiên trì và cách li triệt để.

Cắt hết lông ở những vùng bị ghẻ, rồi tắm cho hươu bằng nước sắc lá xoan hoặc lá đào, lá khế hay nước Crêzyl 15% 4 ngày một lần. Dùng bàn chải kỳ cọ cho bật vảy ở trên da sau đó lau khô rồi bôi một trong những loại thuốc sau đây:

Loại 1: Diêm sinh tán nhỏ 30g trỗn với vôi tôi 200g và nớc 1700 ml. Đun sôi quấy đều cho tới khi cạn còn 1000 ml. Để nguội cho vào chai nút kín dùng dần.

Loại 2: Diêm sinh 1 phần Dầu luyn 10 phần

Diêm sinh tán nhỏ trỗn lẫn với dầu luyn đun sôi nửa giờ, quấy đều (bài này áp dụng thấy có hiệu quả).

Khi bôi thuốc cần chú ý:

Xát thật mạnh vào da cho thuốc ngấm thật sâu. Nếu vật bị ghẻ nặng chỉ được bôi nửa thân và ngày hôm sau mới bôi nốt nửa thân còn lại. Không cho hươut dầm nước để tránh bị nhiễm độc. Cần rõ mõm hươu sau trong vòng 1 đến 1 giờ rưỡi.

Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc trị ghẻ bằng phương pháp tiêm của ngành thú y sản xuất.

Chú ý bồi dưỡng, chăm sóc những con gầy yếu. Chuồng trại thường xuyên quét dọn sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát. Những ngày nắng nên cho hươu vận động ngoài trời trong 2 - 3 giờ.

Khi trong đàn đã có con mắc bệnh cần phải cách ly triệt để nó ra khỏi các con hươu khác. Lông rụng, rơm rác và thức ăn thừa không được làm vương vãi sang các ngăn ô khác. Những dụng cụ dùng cho hươu bị ghẻ và chuồng trại phải được tiêu độc thường xuyên bằng Crêzyl 5% hay nước vôi.

Cần kiểm tra da thường xuyên nhất là vào mùa đông để kịp thời điều trị. 7.5. Vết thương

* Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân làm cho hươu bị thương như: trượt ngã, sa hố, cọ móc phải đinh, rào gai, đánh húc nhau... Lưu ý: dù cho hươu chỉ xây xát qua loa ta cũng không nên coi thường vì đó là cửa ngõ cho vi trùng xâm nhập sinh mủ và loét thối. Đó là chưa kể đến các loại vi khuẩn có thể gây chết như vi khuẩn uốn ván làm hươu có thể bị chết rất nhanh hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào làm vết thương có dòi.

* Chữa vết thương:

Nếu là vết thương nông thì ta rửa sạch đất cát bằng nước muối hay nước thuốc tím 0, 1%. Thấm khô, bôi thuốc sát trùng như cồn iốt, xanh mêtylen ...

Nếu là vết thương sâu thì ta phải cắt sạch lông ở xung quanh, lấy ra những dị vật, cắt bỏ những mảnh da thịt nát, thối, sau đó rửa bằng nước muối hay Crêzyl 3%. Thấm khô, rắc bột thuốc kháng sinh như Sunfamít, Têtracilin rồi băng lại. Nếu vết thương khó băng thì dùng gạc với băng dính hoặc bôi thuốc mỡ sát trùng. Nếu vết thương có dòi ta có thể dùng những bài thuốc sau: Măng vòi 5 phần + muối ăn 1 phần + bò hóng 4 phần. Tất cả giã nhỏ đắp vào chỗ có dòi, ngày làm 2 lần, chữa 3 - 4 lần là khỏi.

7.6. Mụn loét

* Nguyên nhân và triệu chứng:

Do chăm sóc, vệ sinh kém, chuồng trại chật chội, da lông bẩn hay do nhiều nguyên nhân khác.

Hươu thường bị mụn nhọt từ tháng 4 đến tháng 8. Mụn nhọt thường phát ở hai bên thân. Đầu tiên, nổi lên một vùng sưng to bằng quả trứng, sờ vào thấy cứng và nóng. Do nóng và đau nê huơu khó chịu, hay liếm vào chỗ đó làm lông rụng dần, để lộ một mảng da màu hồng to bằng miệng bát. Sau thời gian đó mụn mềm dần và trong chứa đầy mủ. Nếu để

tự vỡ thì sau mấy ngày ở giữa nhọt hở ra một lỗ nhỏ. Mủ màu vàng, xanh chảy ra từ đó, con vật phát sốt, biếng ăn, ít hoạt động.

* Chữa bệnh

Khi nhọt còn cứng thì bôi những chất nóng như nước gừng, dầu cao, cồn để làm tan nhọt, thúc cho nhọt mau già hơn. Có thể dùng lá cây vòi voi giã nhỏ rồi đắp ở ngoài.

Không nên chờ cho nhọt tự vỡ, mà khi nhọt đã già thì nên chích. Cũng không nên chích non vì dễ gây thêm những nhọt phụ ở vùng bị viêm.

Cách chích: hơ nóng dao, chích vào phía dưới của nhọt để mủ chảy ra rồi nặn cho thật

hết mủ, sau đó rửa sạch bằng nước ấm pha muối ròi rắc bột kháng sinh.

Những ngày sau vẫn tiếp tục rửa và rắc thuốc cho đến khi hết mủ và miệng nhọt khép dần lại.

7.7. Lở loét

* Nguyên nhân:

Do vệ sinh cơ thể cho hươu và chuồng trại kém, chế độ ăn uống không bảo đảm. Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột là nguyên nhân làm bệnh dễ phát. Bệnh do vi trùng ăn sâu vào phần thịt, gây nên lở loét.

* Triệu chứng:

Hươu ngứa ngáy khó chịu, hay liếm nhiều, chỗ bị liếm lông rụng sau đó da cũng bị tróc ra từng mảng để lộ thịt màu đỏ, luôn có nớc màu vàng đục rỉ ra, đôi khi có lẫn máu t- ươi. Bệnh thường phát ra ở mình, bụng và mặt trong của đùi. Con vật biếng ăn, ít hoạt động.

* Phòng chữa bệnh

Cắt rộng lông phần bị loét, bóc hết vẩy (nếu có) rồi rửa bằng nước sát trùng như thuốc tím 1% hay crêzyl 3%, cồn i-ốt, ôxy già. Sau đó bôi thuốc đỏ hay Xanh Mêtylen hoặc bằng nước tỏi. Để chỗ loét bớt chảy nước, nên rửa bằng nớc Iốt (7 - 8 g rợu iốt pha với 1 lít n- ước).

Dùng bài thuốc sau đây kết quả cũng rất tốt:

Lá xương sông một nắm giã nhỏ + vẩy tê tê sao vàng tán nhỏ 2 thìa. Hai thứ trộn đều đắp vài lần là khỏi.

Cần đẩy mạnh công tác vệ sinh chuồng trại, giữ cho da lông của vật luôn khô ráo, sạch sẽ, cho ăn những thức ăn dễ tiêu như cỏ tươi, dây khoai lang, cháo cám, cho uống nước luộc ngô, lá tre, rễ cỏ tranh.

Một phần của tài liệu kỹ thuật chăn nuôi hươu sao (Trang 32)