SỰ CHUYỂN THỂ-SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT VL10 (NÂNG CAO) (Trang 34)

ĐÔNG ĐẶC

Với mỗi cặp thể có 2 quá trình biến đổi ngược chiều: - Giữa lỏng và khí : hóa hơi và ngưng tụ.

- Giữa lỏng và rắn : nóng chảy và đông đặc. - Giữa rắn và khí : thăng hoa và ngưng kết.

- Giữa lỏng và rắn : nóng chảy và đông đặc. - Giữa rắn và khí : thăng hoa và ngưng kết. a. Nhiệt độ nóng chảy

- Sự nóng chảy là quá trình các chất biến đổi từ thể rắn sang thể lỏng.

- Nhiệt độ ở đó chất rắn kết tinh nóng chảy được gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay điểm nóng chảy).

- Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất và áp suất ngoài.

b. Nhiệt nóng chảy riêng

- Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy riêng (hay gọi tắt là nhiệt nóng chảy)

- Ký hiệu : λ (J/kg)

- Nhiệt lượng mà toàn bộ vật rắn có khối lượng m nhận được từ ngoài trong suốt quá trình nóng chảy :

Q = mλ m khối lượng vật rắn kết tinh nóng chảy

c. Sự đông đặc

- Làm nguội vật rắn đã nóng chảy dưới áp suất ngoài xác định thì chất nóng chảy này sẽ đông đặc ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc (trùng với nhiệt nóng chảy) và tỏa ra nhiệt nóng chảy.

d. Sự nóng chảy và đông đặc của chất rắn vô định hình

- Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy - Quá trình nóng chảy của chất rắn vô định hình diễn ra liên tục

e. Ứng dụng

- Trong công nghiệp đúc (khuôn kim loại) như đúc tượng, chuông.

- Làm nóng chảy hỗn hợp kim loại khi đông đặc trở thành hợp kim có những tính chất như mong muốn.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT VL10 (NÂNG CAO) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w