Quan sát hiện tượng

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT VL10 (NÂNG CAO) (Trang 33)

- Nhỏ giọt nước lên tấm thủy tinh sạch thì nước chảy lan ra → nước dính ướt thủy tinh. - Nhỏ giọt thủy ngân lên tấm thủy tinh sạch thì thuỷ ngân thu về dạng hình cầu hơi dẹp → thủy ngân không dính ướt thủy tinh.

Nhận xét : Tùy thuộc vào bản chất của chất lỏng và chất rắn mà có thể xảy ra hiện tượng dính ướt hay không dính ướt.

b. Giải thích

- Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng mạnh hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.

- Khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với các phân tử chất lỏng yếu hơn lực hút giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.

c. Ứng dụng của hiện tượng dính ướt

- Loại bẩn quặng.

d. Dạng mặt chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với thành bình

- Khi chất lỏng dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tử chất rắn và chất lỏng kéo mép chất lỏng lên, làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lõm.

- Khi chất lỏng không dính ướt thành bình thì lực hút giữa các phân tử chất lỏng kéo mép chất lỏng hạ xuống, làm cho mặt chất lỏng ở chỗ sát thành bình là một mặt lồi.

2. Hiện tượng mao dẫn

a. Quan sát hiện tượng

- Nhúng những ống thủy tinh có tiết diện nhỏ hở hai đầu vào chậu nước.

NX : mực nước trong ống dâng lên, ống có tiết diện càng nhỏ thì nước càng dâng cao. - Thay nước bằng thủy ngân.

NX : mực thủy ngân trong ống hạ xuống.

Vậy: Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong vách hẹp, khe hẹp, vật xốp,… so với mực chất lỏng ở ngoài.

Một phần của tài liệu TÓM TẮT LÝ THUYẾT VL10 (NÂNG CAO) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w