Phương thức tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng (Trang 62)

8. Kết cấu của Luận văn:

2.3. Phương thức tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng

Như đã trình bày ở tiết 1.1, trước một thực trạng xã hội hết sức rối loạn, tình trạng các chư hầu xâm chiếm và thôn tính lẫn nhau không được ngăn chặn, sự gia tăng những mâu thuẫn giữa các giai cấp và các tầng lớp trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, cũng như sự rối loạn của những quan hệ tông pháp, v.v, trong xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc, Khổng Tử và các nhà Nho sau ông đã đề xuất và hoàn thiện mô hình về một xã hội thái bình, thịnh trị - một xã hội lý tưởng, có trật tự, có kỷ cương, có đạo đức, mọi người đều có đạo đức, nhất là nhà vua, người cầm quyền phải là những người có đạo đức và luôn tu dưỡng đạo đức, một xã hội nhân dân sống có đạo đức và có đời sống vật chất tương đối đầy đủ, được chăm sóc nuôi dưỡng. Từ thực trạng xã hội Trung Quốc thời Xuân thu – Chiến quốc và quan niệm về những đặc trưng, bản chất của xã hội lý tưởng, Khổng Tử và các nhà Nho đã xác định con đường, phương thức để tạo lập và duy trì cái xã hội lý tưởng với những đặc trưng cơ bản của xã hội này. Để có thể đạt được một xã hội lý tưởng với những đặc trưng, bản chất như nhà Nho mong ước, để biến những đặc trưng bản chất của xã hội lý tưởng đó trở thành hiện thực, theo Khổng Tử và các nhà Nho, có thể và cần phải thi hành một số phương thức, biện pháp chue yếu sau đây:

Một là, Phải thi hành biện pháp chính danh. Theo Khổng Tử và các nhà

Nho, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xã hội rối loạn từ trong gia đình đến ngoài xã hội, tình trạng xã hội không có trật tự, không có kỷ cương, các quan hệ xã hội cơ bản của con người bị vi phạm nghiêm trọng trở nên phổ biến,….. trong thời Xuân Thu – Chiến Quốc là không có chính danh, là “danh” không được “chính”. Vì vậy, để khôi phục lại trật tự xã hội, các nhà Nho chủ trương thực hiện “chính danh” và coi đó là một trong những phương thức

cơ bản nhất để tái lập và duy trì xã hội có trật tự, kỷ cương để đưa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị. Trong chương Tử Lộ, sách Luận ngữ có chép rằng, khi Tử Lộ hỏi Khổng tử: “Nếu vua Vệ mời thầy đi làm quan quản lý chính sự, thầy làm việc gì trước tiên ?” thì Khổng tử đáp: “Việc trước tiên nhất định phải là chính danh đã.” [26, tr.368]. Như vậy, có thể thấy rằng, theo Khổng tử, chính danh là một yêu cầu, một biện pháp cốt yếu, đầu tiên để duy trì trật tự xã hội có trật tự, có kỷ cương để xây dựng và duy trì xã hội lý tưởng.

Để thấy rõ chính danh là một yêu cầu hết sức cần thiết trong tình trạng xã hội rối ren, sách Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc cũng khẳng định: “Sự hỗn loạn của quan niệm về danh phận đẳng cấp, sự sa sút uy tín của lãnh chúa tối cao là Thiên tử nhà Chu, sự suy nhược của các chư hầu địa phương và sự ngông nghênh của các quan đại phu, chư hầu lấn lướt vượt quyền “thiên tử”, “đại phu” lấn lướt vượt quyền chu hầu … “thứ dân” thì mặc sức bàn bạc về chính trị, tất cả tình trạng đó không những phá hoại trật tự cổ truyền, mà còn là mối nguy cơ chính trị rất lớn thời bấy giờ” [69, tr.86], vì vậy để đi đến một xã hội ổn định, thái bình thịnh trị thì cần phải chính danh.

Theo các nhà Nho, trong xã hội mỗi một đẳng cấp, mỗi người đều có một công dụng (vai trò) nhất định. Nằm trong một mối quan hệ nhất định, mỗi một đẳng cấp ấy, mỗi người đều có một địa vị nhất định và tương ứng với nó là một danh nhất định. Mỗi danh đều có tiêu chuẩn và yêu cầu riêng, người nào, đẳng cấp nào mang danh nào phải được thực hiện và thực hiện cho bằng được những tiêu chuẩn của danh đó, nếu không thì phải gọi bằng danh khác. Vì vậy mà ở trong chương Nhan Uyên, sách Luận ngữ, khi đề cập đến vấn đề này có chép: vua Tề Cảnh Công hỏi về thuật trị nước, Khổng Tử nói: “Làm vua phải trọn đạo vua, làm tôi phải trọn đạo tôi, làm cha phải trọn đạo cha, làm con phải trọn đạo con” [26, tr.353]. Như vậy theo Khổng tử, để trị nước, đưa đất nước đi đến thái bình thịnh trị thì điều đầu tiên phải làm cho thiên hạ được chính danh. Và cũng theo nhà Nho, thiên hạ sở dĩ loạn lạc, rối ren, vua chư hầu tiếm quyền

và lấn át thiên tử, quan đại phu lấn át vua chư hầu cũng là do danh không được chính. Khẳng định và nhẫn mạnh thêm vai trò của chính danh, trong chương Tử Lộ, sách Luận ngữ, Khổng Tử còn nói tiếp: “Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thì việc chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử trí ra sao. Vì thế người quân tử đã nêu được tên gọi ắt nói được ra lời, đã nói được ra lời ắt làm được. Đối với lời nói ra, người quân tử không bao giờ cẩu thả vậy.” [22, tr.498 –499].

Để chính danh, theo Khổng tử và các nhà Nho, cần phải “dựa vào sự tự giác của bọn chúa phong kiến. Không kể là “thiên tử”, “chư hầu”, “đại phu”, hay “kẻ sĩ” mỗi người phải tự giác giữ lấy danh phận của mình không lạm quyền, không mượn quyền” [69, tr.89]. Vì có như vậy, theo nhà Nho thì thiên hạ mới có điều kiện để chuyển từ trạng thái loạn sang trạng thái trị. Mặt khác, theo Khổng Tử và các nhà Nho, trong xã hội bao gồm nhiều mối quan hệ giữa người với người và từ trong gia đình đến ngoài xã hội, trong những mối quan hệ này, theo các nhà Nho, có 5 mối quan hệ chính (Ngũ luân) là vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bạn - bè. (Quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu). Mỗi một mối quan hệ cụ thể ấy lại có những tiêu chuẩn và yêu cầu riêng cho từng đối tượng, cha hiền con thảo, anh tốt em ngoan, chồng biết điều vợ nghe lẽ phải, bề trên rộng rãi – bề dưới kính thuận, vua nhân tôi trung. Tất nhiên, trong các sách kinh điển của Nho giáo, các nhà Nho chủ yếu bàn đến vị trí, vai trò của con người trong hai mối quan hệ, đó là quan hệ vua tôi và quan hệ cha con.

Đối với quan hệ vua tôi, Khổng Tử và nhà Nho đặc biệt coi trọng và đề cao địa vị, vai trò của ông vua nhân đức, của bề tôi trung thành. Theo đó nhà vua, bề tôi cầm quyền cần phải có đức, phải có tài đem cái đức ấy bổ hóa khắp thiên hạ và trong việc cai trị quản lí xã hội. Chẳng hạn, như trong chương Vi

như ngôi sao Bắc Thần, ở yên vị mà các ngôi sao khác đều chầu về” [22, tr.214] và “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [22, tr.215]. Và tài đức của vua phải được thể hiện: “vua phải đảm bảo cho dân được no ấm, phải xây dựng được lực lượng quân đội hùng hậu và đặc biệt phải chiếm được lòng tin của dân” [6, tr.182]. Về vấn đề này, sách Luận ngữ có chép rằng, khi Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử cho rằng, đối với nhà vua, người cầm quyền, phải luôn quan tâm đến ba điều hệ trọng, đó là: Lương thực để nuôi dân, binh lực để bảo vệ dân và lòng tin của dân. Ngoài ra, nhà vua phải biết trọng dụng người đức độ, trọng dụng người có năng lực và phải biết rộng lượng đối với người cộng sự của mình,... và nhà vua phải thực sự là cha mẹ của dân và dân đối với vua, phải như đối với cha mẹ mình. Nội dung “trung” trong quan hệ vua tôi của Khổng Tử đòi hỏi sự hết lòng thành tâm thật ý của mỗi một danh.

Đối với quan hệ cha con, “cha hiền từ - con hiếu thảo”, theo nhà Nho là tiêu chí cao nhất của mối quan hệ cha – con. Do vậy mà, nhà Nho luôn đòi hỏi cha phải ra cha, con phải ra con và có như vậy mới thực hành đúng đạo chính danh, cụ thể thêm về yêu cầu này, Khổng tử nói: “Đạo làm con làm em vào thì phải hiếu (với cha mẹ) ra thì phải đễ (tôn kính huynh trưởng) cẩn thận và giữ tín nhiệm, yêu thương rộng rãi mọi người, nhưng gần gũi người có đạo nhân” [69, tr.236]. Có nghĩa là, trong mối quan hệ cha – con, để thi hành chính danh, nhà Nho đòi hỏi mỗi người đều yêu thương cha mẹ mình, tôn kính bề trên của mình. Tuy nhiên, ở mối quan hệ ấy, Nho giáo luôn coi trọng, yêu cầu trách nhiệm nghĩa vụ của người con đối với cha mẹ, người bề trên của mình. Chẳng hạn, khi luận bàn về đức hiếu, Khổng tử cho rằng, hiếu của con cái không chỉ là phụng sự, nuôi dưỡng người đã sinh đẻ ra mình mà trước hết và chủ yếu phải là lòng

là hiếu đều nói rằng mình đã nuôi nổi cha mẹ. Đến như loài chó, loài ngựa còn có người nuôi được mà. Chẳng kính, lấy gì làm phân biệt.” [22, tr.220].

Vậy là, theo quan điểm của Nho giáo, để thi hành đúng đạo chính danh, mỗi người phải lấy trung và hiếu làm điều cơ bản trọng yếu và hai điều đó gắn chặt với nhau, trung là nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị đẳng cấp, hiếu là nguyên tắc cơ bản của chế độ tông pháp. Tất nhiên, đúng như có người đã khẳng định, ở Khổng tử, “Ông không chủ trương ngu trung, ngu hiếu không bắt buộc con người phải phục tùng bề trên vô điều kiện như nội dung trung hiếu của nho giáo sau này. Đối với Khổng Tử chính danh là quan hệ hai chiều: Quân có nhân thì thần mới trung, phụ có từ thì tử mới hiếu,…v.v. Mà công cụ để thực hiện hai chiều này là đạo đức của xã hội” [6, tr.183].

Muốn khắc phục, loại trừ tình trạng xã hội rối loạn, không có trật tự, không có kỷ cương thời Xuân thu – Chiến quốc, theo Nho giáo phải thực hiện chính danh. Và để thi hành biện pháp chính danh, theo Nho giáo, một mặt nhà cầm quyền phải tự giác thực hiện chính danh, “phải khôi phục uy quyền của lãnh chúa tối cao, tức là thiên tử; phải ngăn chặn những việc vượt quyền chuyên cướp của những lãnh chúa chư hầu, đại phu, và các quan tước khác; mỗi người phải biết giữ danh phận của mình mới có thể gây dựng lại được nền chính trị của thời “thiên hạ có đạo” [69, tr.87] và mặt khác, phải lấy những chuẩn mực và quy phạm đạo đức để thi hành chính danh.

Như vậy, để đưa xã hội từ trạng thái loạn đến trạng thái trị thì chính danh là biện pháp cơ bản, đầu tiên và biện pháp này còn là một trong những biện pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất để tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo. Tuy nhiên, về thực chất việc thực hiện chính danh thực chất là nhằm duy trì vĩnh viễn cơ cấu và trật tự xã hội có đẳng cấp, là nhằm bảo vệ lợi ích và địa vị của bọn lãnh chúa phong kiến. Đối với Khổng tử nói riêng và các nhà Nho nói chung để có chính danh thì mọi người trong xã hội từ thiên tử xuống đến thứ dân phải giữ được danh của mình và giữ được cái danh ấy, Nho

giáo một mặt đưa ra những nguyên lý “luân lý” với những chuẩn mực đạo đức làm căn cứ trong các quan hệ xã hội, mặt khác nhà Nho khuyên thiên tử, chư hầu, …v.v. phải tự giác giữ lấy danh của mình bằng cách tự tu dưỡng đạo đức. Việc thực hiện chính danh trong thời đại rối ren loạn lạc là hết sức có ý nghĩa trong việc đưa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị. Ngày nay đất nước ta đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, thuyết chính danh của Khổng Tử và các Nhà Nho còn có giá trị nhất định trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước tam quyền phân lập, mỗi một cơ quan của nhà nước đều có những chức năng riêng, do đó ở địa vị nào cần thực hiện cho đúng địa vị ấy, thực hiện cho đúng chức năng ấy.

Hai là: Phải thực hiện giáo hóa, giáo dục. Như trên đã trình bày, trong

quan niệm của Khổng Tử và các nhà Nho, một trong những đặc trưng chủ yếu của xã hội lý tưởng phải là xã hội có giáo dục, mọi người phải được giáo dục, giáo hóa. Đúng là các nhà Nho đã tìm ra một trong những nguyên nhân của trạng thái xã hội rối loạn là “Vua không ra vua, cha không ra cha, con không ra con”, cũng tức là, nguyên nhân và biểu hiện của một xã hội không có giáo dục. Đồng thời, xuất phát từ quan niệm rằng, nhà là gốc của nước, mọi sự rối loạn , không có giáo dục trong xã hội đều bắt nguồn từ sự rối loạn, không có giáo dục trong gia đình, do đó các nhà Nho đều khẳng định, muốn cho xã hội có trật tự, có kỷ cương và ổn định, thì trước hết và cơ bản gia đình phải có trật tự, có kỷ cương, sao cho “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng”, từ đó mà mở rộng ra thiên hạ thì “vua mới là vua, bề tôi mới thực sự là bề tôi”. Bởi vậy mà, ngoài biện pháp đạo đức, Nho giáo luôn coi giáo dục, giáo hóa là một trong những biện pháp cơ bản nhất, hiệu quả nhất không chỉ để duy trì trật tự, kỷ cương trong gia đình – tiền đề, điều kiện đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định của xã hội mà còn là để tạo ra một gia đình có giáo dục, xã hội có giáo duc. Nho giáo đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục, giáo hóa trong việc thực thi các nhiệm vụ chính trị và những mục đích chính trị. Như trong chương Cáo Tử, sách Mạnh

Tử, Mạnh tử nói rõ ràng: “Giáo hóa tốt thu được lòng dân còn hơn là chính trị tốt. Chính trị tốt khiến dân sợ hãi, giáo hóa tốt được dân thương yêu. Chính trị tốt đem lại tài sản cho dân, giáo hóa tốt được lòng dân” [22, tr.1297].

Trong nội dung giáo dục của Nho giáo, giáo dục, giáo hóa không chỉ là một đặc trưng cơ bản của xã hội lý tưởng mà còn là phương thức cơ bản để tạo lập và duy trì xã hội lý tưởng. Theo nghĩa đó, ở Nho giáo, giữa nội dung và phương thức giáo dục là thống nhất với nhau. Sự thống nhất này thể hiện trước hết ở mục đích giáo dục.

Về mục đích của giáo dục. Theo Khổng tử và các nhà Nho, mục đích của

giáo dục là nhằm hoàn thiện con người, tạo ra những con người có giáo dục, có đạo đức góp phần đưa xã hội từ trạng thái loạn sang trạng thái trị, nhằm tạo ra mẫu người và xã hội lý tưởng. Con người và xã hội ấy phải đảm bảo mọi người trong xã hội phải quan hệ với nhau và sống có đức, theo trật tự trên dưới, có lễ nghĩa, theo “chính danh định phận”, “dĩ hòa vi quý”, quân huệ - tôi trung, cha từ - con hiếu, một xã hội mà người dân đều được nuôi dưỡng.

Không phải ngẫu nhiên mà quan niệm của các nhà Nho, đặc biệt là các nhà Nho từ đời Hán về sau về giáo dục nói chung, về mục đích của giáo dục nói riêng lại được chính quyền phong kiến coi trọng như là một trong những công

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)