Mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng (Trang 49)

8. Kết cấu của Luận văn:

2.2. Mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo

ở Việt Nam.

2.2. Mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng theo quan niệm của Nho giáo Nho giáo

Để xây dựng một xã hội lý tưởng, trước hết cần phải xây dựng mẫu người lý tưởng. Trong quan niệm của Nho giáo, mẫu người lý tưởng đó có khi được gọi là Kẻ sỹ, bậc Trượng phu, hay người Quân tử. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh khác nhau, trong những tác phẩm khác nhau và ngay trong cùng một tác phẩm của Nho giáo, mẫu người lý tưởng được các nhà Nho sử dụng bằng các thuật ngữ khác nhau, nhưng thuật ngữ được các nhà Nho sử dụng nhiều nhất là “Quân tử” - mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng.

Để hiểu được quan niệm về người quân tử - mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng của nhà Nho, trước hết và cần thiết phải làm sáng tỏ người quân tử trong quan niệm của các nhà Nho như thế nào, những phẩm chất và năng lực chủ yếu của họ là gì, v.v.

Thứ nhất: Theo quan niệm của Nho giáo, người quân tử là những người

thuộc tầng lớp trên, có đạo đức, có trí tuệ, biết mệnh trời, biết và có năng lực tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ. Vai trò, năng lực và những phẩm chất chủ yếu của người quân tử, theo Nho giáo, biểu hiện cụ thể như sau:

Một là, người quân tử trước hết là những người thuộc tầng lớp trên. Theo

sách Đại cương Lịch sử triết học phương Đông cổ đại thì, quan niệm về người “quân tử” xuất hiện từ đời nhà Chu (khoảng thế kỷ XI trước Công nguyên) nhằm chỉ những người có địa vị cao và nắm quyền hành trong xã hội. Về sau,

dưới thời Xuân Thu, thuật ngữ người “quân tử” được sử dụng để chỉ bộ phận người đối lập với kẻ tiểu nhân – khái niệm chỉ nhân dân lao động [6, tr.188]. Cũng theo một tài liệu khác lại có ý kiến cho rằng, “Quân tử là từ gọi chung tầng lớp quý tộc có địa vị quan trưởng thời Tây Chu, Xuân Thu. Từ cuối thời Xuân Thu trở về sau, quân tử mới mang nét nghĩa đạo đức, tài năng” [37, tr.110]. Vậy là, trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu – Chiến Quốc và các giai đoạn sau này, khi nói đến người quân tử là ý muốn nói tới những người thuộc tầng lớp trên của xã hội, đó là thiên tử, các vua chư hầu, các quan đại phu và những người có tài cao đức trọng. Trong chương Tiên tiến, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Tiên tiến ư lễ nhạc, dã nhân dã. Hậu tiến ư lễ nhạc, quân tử dã” [22, tr.441] (Tạm dịch: Người đời xưa học lễ, nhạc, sau mới ra làm quan ấy là những người quê mùa (chưa được phong chức tước). Những người có địa vị quan tước sau mới học lễ, nhạc, ấy là quân tử (con em các bậc khanh sỹ, đại phu). Theo đó, thuật ngữ “quân tử” là từ được dùng để chỉ con em các bậc khanh sỹ, đại phu, những người không bắt buộc phải học lễ nhạc trước khi ra đảm nhận cương vị quản lí xã hội và nếu có học thì chỉ nhằm thêm yêu người mà thôi, “người quân tử học đạo sẽ biết yêu người, cho tiểu nhân học đạo sẽ dễ khiến…” [26, tr.479]. Tuy nhiên, trong quan niệm của nhiều nhà Nho, người quân tử - mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng không chỉ chú ý nhiều đến ý nghĩa này, mà thuật ngữ “quân tử” còn được nhà Nho làm rõ ở những ý nghĩa khác nhau dưới đây.

Hai là, người quân tử là những người đối lập với tiểu nhân. Trong sách

Tứ Thư, đặc biệt là sách Luận ngữ và sách Mạnh Tử, Khổng tử và Mạnh tử (cùng nhiều nhà Nho đời sau) nói rất nhiều đến người quân tử trong sự đối lập với tiểu nhân. Sự trình bày đó càng cho thấy rõ hơn quan niệm của Nho giáo về những phẩm chất đạo đức và năng lực của người quân tử trong xã hội Trung Quốc. Như trong chương Vi Chính, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Người quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân

với khắp người” [22, tr.226]. Ở đây, chúng ta thấy, một trong những yêu cầu cần có, cũng là phẩm chất cơ bản của người quân tử là phải quan tâm, chăm lo, hợp quần với mọi người, đoàn kết với mọi người trong thiên hạ. Một phẩm chất như vậy của người quân tử theo Nho giáo là phù hợp với yêu cầu xây dựng và duy trì mẫu người lý tưởng trong xã hội lý tưởng. Thiết nghĩ, nếu như không có những con người biết lo cho mọi người, biết quan tâm đến cái chung của mọi người như vậy thì làm sao có thể xây dựng được thiên hạ đại đồng, mọi cái đều là của chung theo quan niệm của Nho giáo.

Tương đồng với quan điểm này, trong chương Tử Lộ, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Người quân tử hòa hợp với mọi người mà không a dua, kẻ tiểu nhân a dua mà không hòa hợp” [22, tr.519]. Hòa luôn nằm trong mối liên hệ với đồng. Hòa và đồng trong sách Luận ngữ vừa mang tinh thần của thời đại, vừa là nguyên tắc ứng xử trong quan hệ giữa người với người. Không những thế, nó trở thành phương châm xử thế chủ yếu của người quân tử, phương châm của sự hài hòa. Tiếp nữa, như trong chương Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Người quân tử không cần biết những điều nhỏ nhặt, nhưng có thể nhận lãnh chức vụ lớn, kẻ tiểu nhân không thể nhận lãnh chức vụ lớn, mà có thể biết những điều nhỏ nhặt vậy” [22, tr.585]. Vậy là, qua những lời nói của Khổng tử, khi đem đối lập với kẻ tiểu nhân thì, chân dung của người quân tử hiện ra như những tầng lớp trên của xã hội vậy. Những con người ấy chỉ chăm lo những điều lớn, những điều nhân nghĩa chứ không cần chú ý đến những điều nhỏ nhặt, những công việc chân tay như cấy cày, hay làm vườn ( mà theo nhiều nhà Nho, đó là những công việc của những con người thuộc tầng lớp dưới – kẻ tiểu nhân). Qua đó cũng cho thấy rõ lập trường giai cấp của Khổng tử, ông thuộc tầng lớp trên, tư tưởng của ông cũng chỉ là sự bảo vệ cho trật tự đẳng cấp trong xã hội phong kiến sơ kỳ. Lại nữa, đối với người quân tử, Khổng tử còn vạch rõ rằng, “Quân tử trông ở mình, tiểu nhân trông ở người” [22, tr.577]. Kế thừa tử tưởng của các nhà Nho đời trước, trong quan niệm về người quân tử - mẫu người lý

tưởng trong xã hội lý tưởng, trong sách Mạnh tử, khi đề cập đến sự khác nhau cơ bản giữa con người với loại vật, Mạnh tử đã chỉ ra sự khác biệt chủ yếu về mặt đạo đức giữa người dân với người quân tử, như ông nói: “Người ta khác loài cầm thú có bao nhiêu đâu. (Đó chẳng qua cũng chỉ là nhân nghĩa mà) người dân thường bỏ mất, người quân tử giữ được” [22, tr.1073].

Ba là, người quân tử phải là người hiểu được “vận mệnh” và “thiên mệnh”. Đối với nhà Nho thì, một trong những đặc trưng cơ bản, phẩm chất đạo đức và năng lực chủ yếu của người quân tử là phải biết “mệnh trời”. Theo như tác giả Trần Trọng Kim, khi các nhà Nho khi đã tin là có trời và trời là chủ tể cả vũ trụ thì tất nhiên phải thừa nhận có các ý chí rất mạnh để khiến sự biến hóa ở trong thế gian cho hợp lẽ điều hòa. Khi đã có lòng tin như vậy thì, “những công việc ở đời thành hay bại, thế cục thịnh hay suy đều ở thiên mệnh cả” [36, tr.80– 81]. Cái thiên mệnh ấy, cái đạo ấy chỉ có người quân tử, những người có phẩm chất đạo đức, biết tu dưỡng bản thân, những người được học hành mới nhận thức được. Vì vậy, theo Khổng tử, không biết mệnh trời thì sao có thể trở thành quân tử được, không biết mệnh trời thì sao làm người quân tử cho được. Trong chương Nghiêu viết, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Chẳng biết mệnh trời, không lấy gì để làm người quân tử. Chẳng biết lễ, không lấy gì để lập thân. Chẳng phân biệt nổi lời phải trái, không lấy gì biết người” [22, tr.690]. Khi biết mệnh trời rồi thì, theo nhà Nho, “người quân tử cứ an mà làm điều lành điều phải, dẫu thế nào cũng đã có cái mệnh trời, không oán trời và giận người” [36, tr.81]. Vì vậy mà, trong chương Công Tôn Sửu, sách Mạnh tử, đã ghi lại việc Sung Ngu có nhắc lại lời của Mạnh tử dạy rằng, “Người quân tử chẳng oán trời, chẳng giận người” [22, tr.915]. Do biết mệnh trời, cho nên theo nhà Nho, người quân tử biết vui theo mệnh trời thực hành cho phải đạo đúng đạo, chứ không được tự ý làm theo những điều riêng tư của mình. Và cũng do biết mệnh trời, hiểu được vận mệnh của mình, cho nên người quân tử mới biết sợ mệnh trời, còn kẻ tiểu nhân, theo Nho giáo, do mu muội, không được học hành, không có

hiểu biết được cái thiên lý (Lý trời) cao cả nên không biết sợ là gì. Về vấn đề này, trong chương Quý Thị, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân, kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân’’ [22, tr.604].

Ngoài ra, theo Nho giáo quan niệm của Nho giáo, vai trò của người quân tử còn được thể hiện đối với việc kiến tạo và duy trì xã hội lý tưởng. Theo Khổng tử và các nhà Nho thì, người quân tử là người có vai trò trong việc kiến tạo và duy trì xã hội lý tưởng. Để có thể kiến tạo và duy trì xã hội lý tưởng thì trước hết, người quân tử phải đạt được những phẩn chất và năng lực phù hợp với vị trí, với danh phận của mình và phải đem những phẩm chất và năng lực ấy ra thực hành trong thiên hạ. Do vậy để thực hiện mục đích này, theo Nho giáo, người quân tử cần phải ra làm quan, phải đảm nhiệm trọng trách là giềng mối của đất nước, nếu trốn tránh, không ra làm quan là trái đạo. Đại đạo chẳng thi hành là do người quân tử không chịu ra làm quan không chịu gánh vác trách nhiệm của xã hội vậy. Trong chương Vi Tử, sách Luận ngữ, Tử Lộ nói: “Không làm quan là trái đạo nghĩa….. Người quân tử ra làm quan chính là thi hành nghĩa vụ của mình vậy. Vì sao đạo chẳng thi hành, chúng ta đã biết cả rồi” [22, tr.649].

Kế thừa tư tưởng của các nhà Nho đời trước, trong cuốn sách của mình, Mạnh tử có nhiều câu nói về việc người quân tử ra làm quan để đảm nhiệm nghĩa vụ đối với đất nước, đối với thiên hạ. Trong chương Vạn Chương, sách

Mạnh Tử, Mạnh tử nói: “Lúc nước yên trị, ra làm quan, lúc nước loạn thì lui

về.” [22, tr.1152]. Không những thế, trong chương Cáo Tử, sách Mạnh Tử có chép, khi Trần Tử hỏi “Người quân tử thời xưa gặp trường hợp nào thì nên ra làm quan?”, khuyên người quân tử nên ra làm quan khi nào và lui về ở ẩn khi nào, Mạnh tử nói rằng: “Có ba trường hợp nên ra làm quan, ba trường hợp nên bỏ đi. Nếu nhà vua tiếp đón rất cung kính, đúng lễ, hứa rằng sẽ làm theo lời

mình nói ra, thì nên ra làm quan….. Sau nữa, tuy vua chưa làm theo lời mình nói ra, nhưng đón tiếp mình rất cung kính, đúng lễ, thì nên làm quan ….. Trường hợp tệ nhất là sáng không có gì ăn, tối không có gì ăn, đói lả không thể ra khỏi cửa. Vua nghe được, nói rằng: “Ta không thể thi hành phần chính yếu trong đường lối của ông ấy, lại không thể nghe theo lời ông ấy, nhưng để ông ta đói lả trên đất đai của ta, ta cũng lấy làm xấu hổ”, và chu cấp cho lương bổng, thì cũng nên nhận. Nhưng chẳng qua chỉ để khỏi chết đói mà thôi.” [22, tr.1280] Không dừng lại ở những điều trên, khi khẳng định vai trò của người quân tử trong việc kiến tạo và duy trì xã hội lý tưởng, Nho giáo còn khẳng định rằng, cần phải tạo sản nghiệp cho dân, cần phải dạy dân, giáo dục dân. Như trong chương Tử Trương, sách Luận ngữ, Tử Cống nói: “Thầy chúng ta mà có quốc gia để cai trị, thì sẽ đúng như lời người xưa đã nói: “Gây dựng cho thì dân được an cư, dãy dỗ dân thì dân biết đường mà theo, vỗ về dân thì dân theo về, khuyến khích dân thì dân hòa thuận, lúc sống được tôn vinh, lúc chết được thương tiếc.” [22, tr.679]. Hơn nữa, khi dân đã có hằng sản rồi thì, người quân tử cần phải giáo hóa dân, cần phải noi gương trước dân, làm cho dân trở nên có đạo đức.

Từ sự trình bày trên, có thể khẳng định rằng, thuật ngữ người quân tử về cơ bản được dùng để chỉ một bộ phận người thuộc tầng lớp trên, có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, biết mệnh trời, biết tu thân, tề gia, có thể đạt đến đạo trung thứ, thực hiện nhiệm vụ trị quốc, bình thiên hạ, trong việc kiến tạo và duy trì xã hội lý tưởng.

Thứ hai. Những phẩm chất và tiêu chuẩn cơ bản trong quan niệm của

Nho giáo về người quân tử. Đề cập đến, phẩm chất, tiêu chuẩn cơ bản của người quân tử, qua nhiều lời nói của nhiều nhà Nho, có thể khái quát lại ở hai phương diện đạo đức và năng lực.

Một là, về phương diện đạo đức. Theo Nho giáo, người quân tử phải là

người có đạo đức, phải là người có những phẩm chất đạo đức như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí. Đối với người quân tử thì, phẩm chất đạo đức là tiêu chuẩn và là yêu

cầu căn bản được Nho giáo đặc biệt quan tâm. Trong các sách Nho giáo, đặc biệt là sách Luận ngữ và sách Mạnh tử, đã ghi chép lại nhiều câu nói của các nhà Nho đề cập đến phương diện đạo đức, đến những phẩm chất đạo đức của người quân tử. Chẳng hạn như trong chương Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng tử nói rằng: “Người chí sĩ và người nhân chẳng mong được sống để hại tới đạo nhân, có khi còn quyên sinh để giữ trọn đạo nhân” [22, tr.570]. Đối với người quân tử thì, đức nhân hay đạo nhân là một phẩm chất được đề cao, do vậy người quân tử khi sống không bao giờ làm hại đến điều nhân, thậm chí có thể hy sinh tính mạng mình để bảo vệ đạo nhân. Vì vậy mà, theo Khổng tử và các nhà Nho, trong suốt cuộc đời, người quân tử chỉ nên quan tâm đến đạo lý, đến những điều nhân, nghĩa chứ không nên quan tâm đến nghèo đói. Trong chương

Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng tử nói: “Người quân tử chỉ lo âu về đạo

lý, chẳng lo âu chuyện nghèo khó” [22, tr.583]. Thêm nữa, trong chương Vệ Linh Công, sách Luận ngữ, Khổng tử còn nói: “Người quân tử lấy đạo nghĩa làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hoàn thành nhờ chữ tín” [22, tr.576].

Kế thừa quan niệm của các nhà Nho đời trước, Mạnh tử cũng hết sức đề cao phẩm chất đạo đức của người quân tử. Trong chương Cáo Tử, sách Mạnh Tử, khi Ốc Lư Tử hỏi “Giữ lễ với kiếm sống, điều nào quan trọng hơn?”, Mạnh tử nói: “Giữ lễ quan trọng hơn” [22, tr.1238]. Có thể thấy, nhà Nho đặc biệt để cao đến phương diện đạo đức của người quân tử. Tuy nhiên, như đã nói ở tiết 1 của chương 2, khi nói đến điều này người ta thường hay lầm tưởng rằng, nhà Nho coi thường lợi ích vật chất, coi thường lao động chân tay, người quân tử “duy mưu cầu đạo, nhi bất mưu cầu thực”. Nhưng chúng ta cũng cần khẳng định lại một lần nữa rằng, nhà Nho chưa bao giờ coi thường lợi ích vật chất mà chỉ khi đứng trước sự lựa chọn giữa đức với lợi thì người quân tử chọn lấy, giữ lấy cái đức mà thôi.

Cũng như các nhà Nho đời trước, chương Cáo Tử, sách Mạnh Tử, Mạnh tử yêu cầu người quân tử nên coi: “Đạo nhân là điều cốt yếu của lòng người, điều nghĩa là con đường cốt yếu mà mọi người phải noi theo” [22, tr.1224]. Khi đề cập đến sự nghiệp của bậc đại nhân, Mạnh tử đặc biệt đề cao điều nhân,

Một phần của tài liệu Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)