Nhân tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Môi trường kinh doanh là tất cả các yếu tố xung quanh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài hay gọi cách khác môi trường trực tiếp và môi trường gián tiếp:

Môi trường bên trong bao gồm các tác nhân vi mô, ảnh hưởng trưc tiếp đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng như khách hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh...

Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như chính sách nhà nước, luật, thuế, văn hoá, các yếu tố phát triển kinh tế, trình độ kỷ thuật...vv

Ngân hàng không thể tách rời các yếu tố trên, vì thế cách tốt nhất là nhận thức rõ các tác động của các yếu tố đó trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường và các phương pháp khác để có những chính sách đầu tư phát triển phù hợp nhằm thích nghi, tồn tại và phát triển lâu dài.

* Môi trường pháp lý.

Đây là nhân tố quan trọng mang tính tâm lý, tinh thần đối với mọi hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại. Một hành lang pháp lý thông thoáng, rộng mở thông qua các cơ chế, chính sách nhưng an toàn và chặt chẽ bằng các công cụ luật pháp, sẽ giúp ngân hàng yên tâm kinh doanh. Đây cũng là nhân tố mà các ngân hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, những rủi ro liên quan đến chính sách luôn là vấn đề đối với các ngân hàng thương mại. Tính bất định về nội dung cũng như việc thực hiện chính sách của Chính phủ, của ngân hàng nhà nước luôn là mối quan tâm hàng đầu. Bên cạnh đó, là các rủi ro lớn khác như sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ, tài khoá… Những rủi ro này làm giảm cơ hội đầu tư, ảnh hưởng đến kết quả đầu tư của ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, sự thay đổi luật pháp còn ảnh hưởng gián tiếp đến các ngân hàng thương mại thông qua việc tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các pháp nhân kinh tế - khách hàng của ngân hàng thưong mại. Hợp đồng kinh tế là hợp đồng có thời hạn và được ký kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực. Do vậy, nếu nội dung một hợp đồng kinh tế ký kết trái với nội dung của văn

bản pháp luật đã ban hành thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho doanh nghiệp khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh.

* Khách hàng.

Có thể nói, ngân hàng tồn tại và phát triển và chịu sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường kinh tế vi mô. Trong quá trình kinh doanh, ngân hàng vẫn bị sự tác động chi phối của môi trường bên ngoài. Nếu như những thay đổi của môi trường vĩ mô tác động đến hầu hết các ngân hàng thương mại thì những thay đổi của môi trường vi mô chỉ tác động đến một ngân hàng nhất định. Những nhà quản trị không thể đưa ra các chiến lược để thay đổi môi trường vĩ mô nhưng họ lại có thể đưa ra các chiến lược để thay đổi môi trường vi mô theo chiều hướng tích cực hơn. Vì vậy, môi trường vi mô có ảnh hưởng rất lớn đến một ngân hàng thương mại. Trong đó, nhân tố khách hàng là nhân tố tiên quyết ảnh hưởng lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng.

Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức sử dụng sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu không có khách hàng thì sẽ không có động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất. Trước đây, trong thời kỳ nền kinh tế tập trung bao cấp, các sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất ra đều nộp lại cho Nhà nước và được Nhà nước tổ chức phân phối cho người tiêu dùng. Do đó, tác động của khách hàng đến doanh nghiệp là không đáng kể. Điều này dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất và lạc hậu về công nghệ sản xuất cũng như mẫu mã sản phẩm vì các doanh nghiệp không có động lực để sản xuất và không có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu hút khách hàng.

Hiện nay, mọi doanh nghiệp trong chiến lược marketing của mình đều thực hiện các chương trình tiếp thị, chương trình khuyến mãi, chương trình chăm sóc khách hàng… Điều này cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố khách hàng và coi khách hàng là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng là người mua sản phẩm, thị trường là do khách hàng quyết định, tôn trọng khách hàng, đối xử với khách hàng một cách tận tình chu đáo đó là phương thức đang được các doanh nhân thực hiện để cạnh tranh trên thị trường. Luôn luôn chú ý tới nhu

cầu của khách hàng là cách để một sản phẩm đứng vững trên thị trường. Chỉ có nắm vững được sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì mới có thể tạo ra những sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu khách hàng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w