Điều kiện áp dụng phƣơng pháp dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung Phương trình và bất phương trình vô tỉ cho học sinh Trung học phổ thông theo một số phương pháp dạy học tích cực (Trang 28)

Giáo viên: GV phải đƣợc đào tạo cho đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục.

GV phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sƣ phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hƣớng phát triển của HS theo mục tiêu giáo dục nhƣng cũng phải đảm bảo đƣợc sự tự do của HS

Biết lựa chọn và giới thiệu một số kĩ thuật dạy - học tích cực phù hợp có thể áp dụng có hiệu quả vào việc thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Việc lựa chọn các PPDH và kĩ thuật dạy học phải đạt các yêu cầu: - Phù hợp với đặc điểm môn học.

- Phù hợp với đặc điểm cấp học, lớp học (tâm sinh lí HS). - Phù hợp với điều kiện dạy học (vùng, miền).

- Phù hợp với điều kiện kiểm tra, đánh giá.

- Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi khi áp dụng vào thực tế dạy học....

Học sinh: Dƣới sự chỉ đạo của GV, HS phải dần dần có đƣợc những phẩm chất năng lực thích ứng với PPDH tích cực nhƣ: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tƣ duy biện chứng, lôgic, hình tƣợng, tƣ duy kĩ thuật, tƣ duy kinh tế…

Chương trình và sách giáo khoa

Phải giảm bớt khối lƣợng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy – trò tổ chức những hoạt động học tập tích cực. giảm bớt những thông tin buộc HS phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cƣờng các bài toán nhận thức để HS tập giải; giảm bớt những câu hỏi tái hiện, tăng cƣờng loại câu hỏi phát triển trí thông minh; giảm bớt những kết luận áp đặt, tăng cƣờng những gợi ý để HS tự nghiên cứu phát triển bài học.

Thiết bị dạy học

Thiết bị DH là điều kiện không thể thiếu đƣợc cho việc triển khai chƣơng trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới PPDH hƣớng vào hoạt động tích cực, chủ động của HS. Đáp ứng yêu cầu này phƣơng tiện thiết bị DH phải tạo điều kiện thuận lợi cho HS thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động nhóm.

Cơ sỏ vật chất của nhà trƣờng phải cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học đƣợc thay đổi dễ dàng, linh hoạt phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

Trong quá trình biên soạn sách giáo khoa, sách GV, các tác giả đã chú ý lựa chọn danh mục thiết bị và chuẩn bị các thiết bị dạy học theo một số yêu cầu để có thể

phát huy vai trò của thiết bị dạy học. Những yêu cầu này rất cần đƣợc các cán bộ chỉ đạo quản lí quán triệt và triển khai trong phạm vi mình phụ trách. Cụ thể nhƣ sau: - Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống, thực tế và đạt chất lƣợng cao, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của HS trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức thông qua hoạt động thực hành, thâm nhập thực tế trong quá trình dạy học. Đảm bảo để nhà trƣờng có thể có thiết bị dạy học ở mức tối thiểu, đó là những thiết bị thực sự cần thiết không thể thiếu đƣợc. Các nhà thiết kế và sản xuất thiết bị dạy học sẽ quan tâm để có giá thành hợp lí với chất lƣợng đảm bảo.

- Chú trọng thiết bị thực hành giúp HS tự tiến hành các bài thực hành thí nghiệm. Những thiết bị đơn giản có thể đƣợc GV, HS tự làm góp phần làm phong phú thêm thiết bị dạy học của nhà trƣờng. Công việc này rất cần đƣợc quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo nhà trƣờng, Sở.

- Đối với những thiết bị dạy học đắt tiền sẽ đƣợc sử dụng chung. Nhà trƣờng cần lƣa ý tới các hƣớng dẫn sử dụng, bảo quản và căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trƣờng để ra các quy định để thiết bị đƣợc GV, HS sử dụng tối đa.

Cần tính tới việc thiết kế đối với trƣờng mới và bổ sung đối với trƣờng cũ phòng học bộ môn, phòng học đa năng và kho chứa thiết bị bên cạnh các phòng học bộ môn.

Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS

Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục. Đánh giá thƣờng nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lƣợng tốt hơn trong cả một quá trình giáo dục.

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của HS về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sƣ phạm của GV và nhà trƣờng cho bản thân HS để HS học tập ngày một tiến bộ hơn.

sáng tạo của HS, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của HS trƣớc những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình, cộng đồng. Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chƣa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chƣa thể phát triển dạy và học tích cực. Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá ở trên, đánh giá sẽ hƣớng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chƣơng và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng cấp học, lớp học. Các câu hỏi, bài tập sẽ đƣợc thực hiện ở các mức độ của mục tiêu đã đề ra.

Hƣớng tới yêu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của HS, bộ công cụ đánh giá sẽ đƣợc bổ sung các hình thức đánh giá khác nhƣ đƣa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan; chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của HS, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của HS trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm. Điều này đòi hỏi GV bộ môn phải đầu tƣ nhiều công sức hơn cũng nhƣ công tâm hơn. Lãnh đạo nhà trƣờng cần quan tâm và giám sát hoạt động này.

Hệ thống câu hỏi kiểm tra, đánh giá cũng cần thể hiện sự phân hoá, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo đƣợc mức độ đạt trình độ chuẩn - mặt bằng về nội dung học vấn dành cho mọi HS THPT và 30% còn lại phản ánh đƣợc mức độ nâng cao, dành cho HS có năng lực trí tuệ và thực hành cao hơn.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung Phương trình và bất phương trình vô tỉ cho học sinh Trung học phổ thông theo một số phương pháp dạy học tích cực (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)