Một số kĩ thuật dạy học tích cực

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung Phương trình và bất phương trình vô tỉ cho học sinh Trung học phổ thông theo một số phương pháp dạy học tích cực (Trang 25)

Các kĩ thuật DH tích cực là những kĩ thuật DH có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình DH, kích thích tƣ duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.

1.2.2.1. Kĩ thuật động não

Động não (công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tƣ tƣởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên đƣợc cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tƣởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tƣởng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn Độ.

- Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý tƣởng từ các thành viên. - Liên hệ với những ý tƣởng đã đƣợc trình bày.

- Khuyến khích số lƣợng các ý kiến. - Cho phép sự tƣởng tƣợng và liên tƣởng.

Các bƣớc tiến hành:

- Ngƣời điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề.

- Các thành viên đƣa ra những ý kiến của mình; trong khi thu thập ý kiến không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau.

- Kết thúc việc đƣa ra ý kiến.

- Đánh giá: Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng dụng: Có thể ứng dụng trực tiếp, có thể ứng dụng nhƣng cần nghiên cứu thêm, không có khả năng ứng dụng, đánh giá những ý kiến đã lựa chọn, rút ra kết luận hành động.

1.2.2.2. Kĩ thuật ghép mảnh

Kĩ thuật ghép mảnh là kĩ thuật DH mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng nhƣ nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

Cách tiến hành:

Vòng 1: Nhóm chuyên gia

Lớp học sẽ đƣợc chia thành các nhóm (khoảng từ 3-6 ngƣời). Mỗi nhóm đƣợc giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau.

Ví dụ: Nhóm 1: Nhiệm vụ A. Nhóm 2: Nhiệm vụ B. Nhóm 3: Nhiệm vụ C.

Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời đƣợc tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ đƣợc giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.

Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 ngƣời (bao gồm 1-2 ngƣời từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 ngƣời từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.

Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 đƣợc các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, đƣợc tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ đƣợc giao cho các nhóm để giải quyết (lƣu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu đƣợc ở vòng 1)

Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.

Những yếu tố yếu tố chủ đạo trong kĩ thuật:

- Sự phụ thuộc tích cực. - Trách nhiệm cá nhân - Tƣơng tác trực tiếp

- Nhiệm vụ yêu cầu động não

Ra nhiệm vụ “mảnh ghép” nhƣ thế nào

- Lựa chọn một chủ đề thực tiễn.

- Xác định một nhiệm vụ phức hợp – bao gồm các phần khác nhau (để thực hiện ở vòng 2).

- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến thức, kĩ năng, thông tin).

- Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị ở vòng 1. Xác định các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành công việc vòng 2.

Một số lƣu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật các mảnh ghép:

- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu đƣợc bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức hợp ở vòng 2. - Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.

- Số lƣợng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể truyền đạt lại kiến thức cho nhau.

- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có thể giải quyết đƣợc trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng nhƣ các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.

1.2.2.3. Lược đồ tư duy

Lƣợc đồ tƣ duy (còn đƣợc gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tƣởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay một nhóm về một chủ đề. Lƣợc đồ tƣ duy có thể đƣợc viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay trên máy tính.

Cách làm:

- Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề.

- Từ chủ đề trung tâm, vẽ các nhánh chính. Trên mỗi nhánh chính viết một khái niệm, phản ánh một nội dung lớn của chủ đề, viết bằng chữ in hoa. Nhánh và chữ viết trên đó đƣợc viết và vẽ cùng một màu. Nhánh chính đó đƣợc nối với chủ đề trung tâm. Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết lên trên các nhánh.

- Từ mỗi nhánh chính, vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. Các chữ trên nhánh phụ đƣợc viết bằng chữ in thƣờng.

- Tiếp tục nhƣ vậy ở các tầng phụ tiếp theo.

Một phần của tài liệu Dạy học nội dung Phương trình và bất phương trình vô tỉ cho học sinh Trung học phổ thông theo một số phương pháp dạy học tích cực (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)