Xây dựng mạng lưới phân phối.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 30 - 33)

III. GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THÂM NHẬP SÂU HƠN VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

5 Xây dựng mạng lưới phân phối.

Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt - May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các nhà buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Còn các khâu phân phối khác, thì… tiếp cận dần.

Khuyến khích các công ty lớn thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà nhập khẩu và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải thiện đời sống của công nhân.

Xây dựng các tổ chức marketing và hệ thống nước,khu vực và các hãng với các tổ chức quốc tế cống hiến cho sự phát triển tiêu chuẩn, tích cực hỗ trợ ngành, nghiên cứu và phát triển , và có thực tiễn tốt. Hỗ trợ tham gia các triển lãm,mhội chợ thương mại quốc tế để tăng khả năng tiếp cận với các người mua tiềm năng.

Tìm kiếm và tận dụng những cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng cuối cùng; xây dựng thương hiệu mạnh riêng cho ngành dê ̣t may Viê ̣t Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

KẾT LUẬN

Thị trường kinh doanh hàng dệt may thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt, lợi thế cạnh tranh xuất khẩu nhìn chung vẫn nghiêng về các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Pakistan, Campuchia… Thương mại dệt may thế giới sẽ ngày càng tập trung vào tay các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, từ việc chuyển dịch đầu tư, sản xuất, thiết kế sản phẩm, phân khúc thị trường, tổ chức các chuỗi sản xuất - cung ứng cho đến khâu tiêu thị sản phẩm cuối cùng. Các nước nhỏ, các nhà sản xuất và các công ty trung gian nhỏ ngày càng khó có cơ hội phát triển nếu nằm ngoài các chuỗi cung ứng này.

Việt Nam dù đã tham gia vào chuỗi nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn bị coi là “đi trên đôi chân của người khác”do tỷ lệ gia công cao, chưa thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị. Tuy nhiên, chúng ta không nên cảm thẩy thất

vọng thay vì đó chúng ta phải đặt nhiều hi vọng cho sự tăng trưởng bởi mặc dù ở vị trí thấp nhưng cuộc sống người dân Việt Nam vẫn tương đối khá giả trong mức độ này.

Trong những năm tới, Việt Nam cần sử dụng một cách hiệu quả về ưu thế của nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ gia công, phát triển các khâu như thiết kế mẫu, công nghiệp phụ trợ… Phát triển ngành dệt may theo hướng đầu tư chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng của sản phẩm; công nghiệp Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm với tăng trưởng sản xuất công nghiệp là 16- 18%, tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20%, đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 – 12 tỷ USD, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động và đứng vững trên “biển lớn”.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w