Phát triển nguyên phụ liệu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 28 - 30)

III. GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THÂM NHẬP SÂU HƠN VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

4 Phát triển nguyên phụ liệu.

Hiện nay áp lực lớn nhất của ngành Dệt May là chưa tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Nguyên liệu phục vụ cho ngành Dệt may được nhập khẩu đến 90%, tuy có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng tỷ lệ thu về lại thấp, chỉ ước tính khoảng 35- 38% tổng kim ngạch. Do đó ngành dệt may phải quy vùng nguyên liệu, đặc biệt là trồng bông.

Tháng 3 năm 2008: Chiến lược phát triển của chính phủ Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng (value-added products), nhấn mạnh sử dụng bông trồng trong nước, xúc tiến sản xuất vải dệt chất lượng cao bằng cách nâng cao công đoạn nhuộm và hoàn tất, và tập trung vào đào tạo nhân lực quản lý và thiết kế.

Năm 2009: Chương trình phát triển cây bông: mục đích tăng gấp 3 lần sản lượng bông đến năm 2020, bao gồm cung cấp hạt giống bông miễn phí tới các tỉnh và Vinatex cũng sẽ đầu tư sản xuất bông.

Để giải quyết bài toán nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, năm 2010, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) sẽ hạn chế đầu tư dàn trải mà tập trung vào khâu tạo giá trị gia tăng cao cho ngành sản xuất cốt lõi dệt may. Hiện, tổng số vốn đầu tư mà Vinatex dự kiến dành cho các chương trình trọng điểm năm nay là hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có việc liên doanh sản xuất xơ polyester và tìm địa điểm xây dựng các khu công nghiệp dệt nhuộm.

Mặt khác, Vinatex đang triển khai chương trình phát triển cây bông với việc tích cực tìm kiếm quỹ đất để phát triển trang trại sản xuất bông tập trung, theo đó, có 8 dự án đã đăng ký thực hiện với diện tích gần 2.000ha, trong đó 2 dự án đang triển khai.

Ngoài ra, Vinatex và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cũng đang phối hợp xây dựng nhà máy sản xuất sợi tổng hợp tại khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất 600 tấn/ngày, dự kiến năm 2012 đi vào sản xuất, đáp ứng 100% nhu cầu xơ, sợi tổng hợp cho ngành dệt.

Đặc biệt, Vinatex còn xây dựng 4 khu công nghiệp dệt, nhuộm tại các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Long An và Trà Vinh nhằm khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may

Đồng thời chúng ta phải cải thiê ̣n chất lượng nguyên phu ̣ liê ̣u, đa da ̣ng các loa ̣i vải, khâu thiết kế mà ta vẫn thường nói tới, là rất quan trọng. Nhưng ở đây là thiết kế vải, chứ không phải thiết kế thời trang cho may, như chúng ta

thường nhắc tới. Nhiều nước cũng đã thành công khi đi theo hướng này, mà điển hình là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc… và gần đây là Thái Lan. Ngoài việc thiết kế ra các loại vải đáp ứng các mẫu thời trang mới, các quốc gia này còn tiên phong trong việc sáng tạo ra các loại vải thân thiện với môi trường (vải chống bụi, diệt khuẩn), vải khoác ngoài nano để giữ ấm, vải có tính hút ẩm cao và mang mùi hương tự nhiên… và nhiều loại vải kỹ thuật khác… Hướng đi này đã giúp cho các quốc gia nói trên cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế. Đây có thể là một hướng phát triển cho ngành Dệt, nhằm nâng cao hiệu quả cho ngành May xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w