Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp

Một phần của tài liệu Phân tích mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT hai môn Toán và Ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 97)

Tuy đã đƣa ra đƣợc kết luận giữa điểm thi đầu vào và điểm thi đầu ra có mối tƣơng quan thuận nhƣng nghiên cứu chƣa đề cập đến những yếu tố tác động đến kết quả học tập hay điểm thi của học sinh. Sau đây cần đƣa vào các yếu tố đó để nghiên cứu và đƣa ra các kết luận chi tiết đầy đủ hơn. Từ đây tìm ra các phƣơng pháp hay các mô hình dạy và học để đạt đƣợc kết quả tốt nhât. Có thể nghiên cứu thêm về các yếu tố tác động đến điểm thi đầu vào và đầu ra của học sinh. Điểm đầu vào có chịu tác động từ kết quả của quá trình học ở bậc THCS hay không? Do học sinh không phải thi tốt nghiệp THCS nên có thể tâm lí chủ quan không tập trung học tập. Tiếp tục chỉ ra mối tƣơng quan giữa kết quả học tập lớp THCS với điểm thi đầu vào lớp 10. Cùng với các yếu tố trên đề tài sẽ phân tích thêm các yếu tố khác có thể ảnh hƣởng đến kết quả đầu vào và kết quả đầu ra của học sinh nhƣ động cơ thi vào trƣờng THPT, năng lực tự học tự bồi dƣỡng, quá trình học THPT, yếu tố ngôn ngữ…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg, ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Thủ tƣớng chính phủ Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. 2. Luật GD (2009), Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Thông tƣ số 10/2012/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 3 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. 4. Thông tƣ số 02/2013/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2013 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế tuyển sinh THCS, THPT.

5. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học các năm học 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013 của Sở GD&ĐT Cao Bằng.

6. Báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh các năm học 2008 – 2009, 2009 – 2010, 2010 – 2011 của sở GD&ĐT Cao Bằng.

7. Phan Minh Chánh (2012), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học.

8. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tạp chí giáo dục số 66. 9. Trƣơng Đình Hùng (2009), Một số vấn đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

10. Trần Thị Tuyết Oanh (2009), Giáo trình giáo dục học – tập 2, Nxb ĐHSP, Hà nội.

11. Nguyễn Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà nội. 12. Đỗ Đình Thái (2011), Nghiên cứu một số tác động của các yếu tố đến điểm tuyển sinh đại học (nghiên cứu tại trường đại học Sài Gòn).

13. Bùi Thị Thanh Thúy (2009), Thực trạng và giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá môn Tin học của trường Đại học Phạm Văn Đồng.

14. Hoàng Ngọc Vinh (2009), Báo cáo Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra của Ban chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về đào tạo theo nhu cầu xã hội.

TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI

15. Huafang Zhao, Ph.D, Shihching Liu, M.A (2001), College Readiness and Postsecondary Educational Outcomes for 2003 Graduates of Montgomery County Public Schools.

16. Dr. Robert Mann (2005), Analysis of High School Achievement and College Readiness in Mathematics for Students in Illinois.

17. Silicon Valley Community Foundation (2010), School Readiness and Student achievement A Longitudinal Analysis of Santa Clara and San Mateo County Students.

18. Comparison of University Entrance Examination Scores with Graduate Students’ GPA and Effects on Students’ Success, Journal of Technical Science and Technologies, 1(1):33-37,2012 ISSN:2298-0032.

19. Anne T. Henderson và Karen L. Mapp (2002), The Impact of School, Family, and Community Connections on Student Achievement, Annual Synthesis, National Center for Family & Community Connections with Schools, Texas.

20. Dr. Abari Ayodeji Olasunkanmi, Dr. Mrs Odunayo Olufunmilayo Mabel (2012), An Input-Output Analysis of Public and Private Secondary Schools in Lagos, Nigeria, Department of Educational Management Faculty of Education Lagos State University Ojo, Lagos State, Nigeria

21. Dr Kay Polydore (2001), An Input-Output Analysis of the Achievement Levels of Secondary Schools in Dominica

TÀI LIỆU TRÊN WEBSITE

22. Vũ Thị Phƣơng Anh (2011), Đánh giá năng lực đầu ra của sinh viên nhƣ thế nào? Kinh nghiệm thế giới.

(http://ncgdvn.blogspot.com/2011/10/anh-gia-nang-luc-au-ra-cua-sinh- vien_11.html).

23. Nguyễn Thị Hƣơng Giang, Ý nghĩa của việc thực hiện chuẩn đầu ra trong quá trình đào tạo đại học. Bài đăng trên website Trƣờng ĐH Hà Tĩnh.

(http://htu.edu.vn/trung-tam-ngoai-ngu-tin-hoc-knm/570-%C3%BD- ngh%C4%A9a-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87c-th%E1%BB%B1c- hi%E1%BB%87n-chu%E1%BA%A9n-%C4%91%E1%BA%A7u-ra-trong- qu%C3%A1-tr%C3%ACnh-%C4%91%C3%A0o-t%E1%BA%A1o-

%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc).

24. ASSESSMENT OF LEARNING OUTCOMES IN HIGHER

DUCATION: A COMPARATIVE REVIEW OF SELECTED PRACTICES http://www.oecd.org/australia/40256023.pdf

25. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT cả nƣớc đạt 97,5%, bài viết đăng trên trang web 24h.com.vn

http://hn.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/ty-le-do-tot-nghiep-thpt-ca-nuoc-dat- 975-c216a551418.html

11:27 ngày 19/6/2013

26. Bài viết về nội dung đánh giá và kiểm tra của TS.Đỗ Hạnh Nga - Trƣờng ĐH Sƣ phạm TP. HCM; ThS.Bùi Thị Kim Dung - Trƣờng ĐH Bách Khoa TP. HCM

http://thcsdoandao.friendhood.net/t3-topic

27. Giáo dục phổ thông - nền tảng cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân, bài đăng trên website của Đảng cộng sản Việt Nam

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10008&cn _id=359824

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

CÂU HỎI PHỎNG VẤN PHỤC VỤ

LUẬN VĂN “PHÂN TÍCH MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM THI TUYỂN SINH ĐẦU VÀO VÀ ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT HAI MÔN TOÁN

VÀ NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG” I. Phần thông tin chung

1. Họ và tên:……….Giới tinh:……….Tuổi………. 2. Địa chỉ công tác………. 3. Chức vụ……….. II. Phần nội dung

1. Theo ông (bà) kết quả thi tốt nghiệp có phản ánh đúng năng lực của học sinh không?

2. Theo ông (bà) kết quả tốt nghiệp có thể dùng để xét vào bậc học cao hơn không?

3. Theo ông (bà) năng lực của học sinh còn thể hiện ở những mặt nào?

4. Theo ông (bà) kết quả thi tốt nghiệp giúp những nhà giáo dục thay đổi chƣơng trình học/giảng dạy nhƣ thế nào?

5. Ông/bà có kiến nghị gì để kỳ thi tốt nghiệp đạt hiệu quả hơn và nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh?

PHỤC LỤC 2

THÔNG TIN PHỎNG VẤN SÂU 10 GIÁO VIÊN THEO CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN SAU

GV1: Cô giáo TTN, Trƣờng THPT Thành Phố

Câu hỏi 1: Học sinh khi dự thi tốt nghiệp chỉ ôn 6 môn do đó kết quả này chỉ phần nào thể hiện đƣợc sức học của học sinh.

Câu hỏi 2: Nếu dùng kết quả này để xét vào đại học, cao đẳng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề không phù hợp với mục đích giáo dục.

Câu hỏi 3: Năng lực của học sinh phải đƣợc thể hiện trong 3 năm học của học sinh nhƣ về mặt đạo đức, lối sống, quan hệ bạn bè, kết quả học các môn còn lại, …

Câu hỏi 4: Giáo viên cần đầu tƣ nhiều công sức để lĩnh hội kiến thức mới nhằm truyền đạt tốt cho học sinh. Dạy học theo hƣớng lấy học sinh làm trung tâm, tạo môi trƣờng thân thiện phát huy tính tích cực của học sinh.

Câu hỏi 5: Học sinh cần tăng cƣờng công tác tự học tự bồi dƣỡng để đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi cả tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, cách thức tổ chức và chấm thi phải thay đổi một cách khoa học, chính xác, không để xảy ra tiêu cực, gian lận.

GV2: Cô giáo NMN, Trƣờng THPT DTNT Tỉnh

Câu hỏi 1: Chƣa phản ánh đƣợc một cách toàn diện năng lực học tập của học sinh.

Câu hỏi 3: Năng lực của học sinh còn đƣợc thể hiện qua nỗ lực học tập của học sinh trong quá trình học, cách thức chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng học tập.

Câu hỏi 4: Cần đổi mới sách giáo khoa theo hƣớng đơn giản hơn nhằm giảm bớt kiến thức không cần thiết.

Câu hỏi 5: Không đƣa nhiều lý thuyết hàn lâm vào nội dung các môn học, chỉ cần học các kiến thức chung cần thiết và phù hợp với thực tế xã hội.

GV3: Thầy giáo ĐTM, Trƣờng THPT Bế Văn Đàn

Câu hỏi 1: Có thể đánh giá một phần năng lực của học sinh.

Câu hỏi 2: Cần có thêm một số điều kiện kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT thì đảm bảo chất lƣợng hơn.

Câu hỏi 3: Năng lực của học sinh còn thể hiện ở các môn học khác.

Câu hỏi 4: Tăng cƣờng nhiều hơn các giờ thực hành để học sinh hiểu rõ hơn kiến thức đã đƣợc học.

Câu hỏi 5: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT chất lƣợng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

GV4: Cô giáo LNA, Trƣờng THPT Phục Hòa

Câu hỏi 1: Kết quả này chỉ ghi nhận đƣợc năng lực của học sinh tại thời điểm dự thi, do các em có chuẩn bị ôn thi thậm chí đầu tƣ hầu hết thời gian cho kỳ thi này.

Câu hỏi 2: Có thể dùng làm điều kiện tuyển sơ bộ. Nghĩa là dùng điểm thi này làm căn cứ sơ loại, học sinh nào không đủ điều kiện về điểm thi thì không đƣợc nộp hồ sơ dự thi đại học, cao đẳng.

Câu hỏi 3: Năng lực của học sinh không chỉ về kết quả học tập mà còn thể hiện ở văn hóa tại trƣờng lớp, xã hội, …

Câu hỏi 4: Cần phải đổi mới sách giáo khoa cho phù hợp với tri thức trong thời đại mới.

Câu hỏi 5: Để đánh giá toàn diện học sinh các nhà quản lí giáo dục cần nghiên cứu các mô hình, nội dung chƣơng trình học của các nƣớc phát triển về giáo dục để áp dụng phù hợp với Việt Nam. Cần có thêm các môn học hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng thực hành, kỹ năng sống, kiến thức áp dụng vào thực tế đời sống.

GV5: Cô giáo LTL, Trƣờng THPT Thạch An

Câu hỏi 1: Có thể sử dụng kết quả này để đánh giá năng lực học tập của học sinh.

Câu hỏi 2: Nếu kết quả là thực chất thì cũng nên sử dụng.

Câu hỏi 3: Có thể đánh giá thêm qua cách tƣ duy trong các lĩnh vực khác.

Câu hỏi 4: Chƣơng trình cần cải tiến theo mô hình các nƣớc tiến tiến, phát triển về giáo dục.

Câu hỏi 5: Thay đổi cách dạy, học và thi cử hàng năm để nâng cao chất lƣợng.

GV6: Thầy giáo NMH, Trƣờng THPT Trùng Khánh Câu hỏi 1: Chƣa đánh giá đƣợc.

Câu hỏi 2: Không nên sử dụng.

Câu hỏi 3: Thể hiện qua năng lực tự học.

Câu hỏi 5: Đổi mới chƣơng trình dạy và học, đƣa nhiều kiến thức thực tế vào nội dung các bài học.

GV7: Thầy giáo TMK, Trƣờng THPT Lục Khu Câu hỏi 1: Phản ánh gần đầy đủ

Câu hỏi 2: Trƣớc mắt nên thí điểm tại một số trƣờng cao đẳng, trung cấp tại địa phƣơng của học sinh.

Câu hỏi 3: Thể hiện trong quá trình học tập của học sinh.

Câu hỏi 4: Cần đƣa nhiều kiến thức thực hành để áp dụng thực tiễn.

Câu hỏi 5: Phải chống triệt để bệnh thành tích trong giáo dục và tâm lí chuộng bằng cấp để nâng cao chất lƣợng dạy và học.

GV8: Thầy giáo PMH, Trƣờng THPT Nguyên Bình

Câu hỏi 1: Nếu dùng kết quả này để đánh giá năng lực của học sinh cũng có thể chấp nhận đƣợc.

Câu hỏi 2: Vẫn nên tổ chức thi tuyển sinh cao đẳng, đại học.

Câu hỏi 3: Có thể đánh giá qua hoạt động của học sinh trong công tác đoàn thanh niên hoặc trong các dịp sinh hoạt tập thể khác.

Câu hỏi 4: Chƣơng trình học phải giúp giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo trong việc học và giảng dạy.

Câu hỏi 5: Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT để học sinh tập trung vào kỳ thi Đại học, cao đẳng. Vì việc chọn môn thi tốt nghiệp THPT trong thời gian rất ngắn và thí sinh phải “chúi mũi” vào để ôn những môn đó. Thi xong chỉ trong một thời gian ngắn, thí sinh lại phải lao vào ôn thi mấy môn thi Đại học, cho nên việc học tập hết sức vất vả. Cha mẹ học sinh cũng vất vả. Nhƣng không thể bỏ đƣợc kỳ thi Đại học, bởi đây là kỳ thi cạnh tranh.

GV9: Cô giáo NTH, Trƣờng THPT Thông Nông

Câu hỏi 1: Trong quá trình thi các em còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ tâm lí, môi trƣờng, thời tiết, … nên kết quả này không thể dùng đánh giá cả quá trình học tập của học sinh đƣợc.

Câu hỏi 2: Không nên.

Câu hỏi 3: Khả năng của học sinh không chỉ trong những giờ lên lớp nó còn đƣợc thể hiện qua các hoạt động hằng ngày nhƣ các giờ ngoại khóa, trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, …

Câu hỏi 4: Chƣơng trình học hiện tại quá nặng, nhiều kiến thức lý thuyết hàn lâm mà lại thiếu kỹ năng áp dụng thực tiễn do vậy cần đổi mới phƣơng pháp và cách học để học sinh nắm vững kiến thức hơn.

Câu hỏi 5: Còn hoài nghi về sự trung thực và tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bởi vì điều kiện giảng dạy và học tập ở một tỉnh khó khăn nhƣ Cao Bằng không thể bằng so với Hà Nội, TP HCM. Nếu một kỳ thi quốc gia mà tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhƣ nhau, không có em nào trƣợt là không phản ánh đúng thực chất giáo dục. Ngành giáo dục có thể giao quyền và trách nhiệm quản lý việc học tập của học sinh cho nhà trƣờng. Theo đó, trong quá trình học, học sinh phải thực hiện đúng quy định giờ lên lớp, đảm bảo học tập tốt tất cả các môn với số điểm tổng kết theo quy chuẩn đặt ra thì mới có thể đƣợc nhà trƣờng cấp chứng chỉ tốt nghiệp THPT. Còn học sinh nào không đảm bảo các yêu cầu đặt ra thì phải học lại đến khi nào đủ điều kiện thì mới đƣợc nhà trƣờng cấp chứng chỉ.

GV10: Cô giáo BHN, Trƣờng THPT Hòa An

Câu hỏi 1: Nhiều học sinh không thực sự học tốt nhƣng trong quá trình làm bài có thể đã chép bài hoặc sử dụng tài liệu nên kết quả tốt. Do đó kết quả này không thể đánh giá thực chất năng lực của học sinh.

Câu hỏi 2: Không thể dùng đƣợc, nhƣ vậy nhiều học sinh sẽ bị thiệt thòi và có học sinh đƣợc hƣởng lợi.

Câu hỏi 3: Năng lực của học sinh còn đƣợc thể hiện qua quá trình học tập, học sinh thể hiện qua kỹ năng sống, cách thức học tập, sáng tạo trong tƣ duy.

Câu hỏi 4: Chƣơng trình phải nâng cao năng lực tự học, tự bồi dƣỡng của học sinh. Hạn chế đến mức tối đã tình trạng đọc chép vẫn đang diễn ra mà phải phát huy, khơi dậy tƣ duy sáng tạo của học sinh.

Câu hỏi 5: Chƣơng trình học cần có sự phù hợp với thực tiễn chung của xã hội, tiếp cận các nƣớc tiên tiến. Đề thi phù hợp với đối tƣợng tại các vùng miền khác nhau, vì nhƣ học sinh dân tộc tại các vùng khó khăn chủ yếu dùng tiếng dân tộc nay theo học tiếng Kinh đã khó hơn học sinh nơi khác, cùng với điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Phân tích mối tương quan giữa điểm thi tuyển sinh đầu vào và điểm thi tốt nghiệp THPT hai môn Toán và Ngữ văn của học sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)