Thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT là vấn đề lớn của xã hội, từ các kết quả phân tích của đề tài tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhƣ sau:
i. Học sinh cần tăng cƣờng công tác tự học tự bồi dƣỡng để đạt kết quả cao hơn trong các kỳ thi cả tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT.
ii. Dựa vào mối tƣơng quan thuận giữa điểm thi đầu vào và điểm thi đầu ra đã phân tích trong luận văn chúng ta có thể dự đoán đƣợc kết quả thi tốt nghiệp của học sinh thông qua điểm thi tuyển sinh. Từ đó đƣa ra đƣợc mô hình dự đoán để làm căn cứ cho các khóa học tiếp theo.
iii. Hiện này dƣ luận xã hội cũng nhƣ có nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì nhiều ý kiến trong đó có ý kiến cho rằng do tỉ lệ đỗ tốt nghiệp và điểm thi tốt nghiệp của toàn quốc rất cao do vậy tổ chức kỳ thi này là không cần thiết và gây lãng phí về kinh tế, gây áp lực cho xã hội. Ý kiến của tôi không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT vì đây là khâu cuối cùng để đánh giá đƣợc quá trình học tập của học sinh, đánh giá đƣợc kết quả học tập. Tuy nhiên, chúng ta phải đổi mới phƣơng pháp học
tập, kiểm tra đánh giá để không tạo áp lực cho xã hội, cho học sinh. Có thể chọn hình thức tất cả các học sinh sau khi học xong chƣơng trình THPT coi nhƣ đã tốt nghiệp và đƣợc cấp chứng chỉ hoàn thành chƣơng trình, nhƣng nếu muốn tiếp tục học tiếp cao đẳng, đại học hoặc muốn có bằng tốt nghiệp phải tham dự kỳ thi để đánh giá, xếp loại học sinh.
iv. Từ mô hình dự đoán kết quả tốt nghiệp THPT thông qua kết quả đầu vào có thể xây dựng mô hình riêng để áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh cao đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc. Điều này có nghĩa, khi đó không cần tổ chức kỳ thi chung cho tất cả các trƣờng nhƣ hiện nay nữa, thay vào đó Bộ GD&ĐT ủy quyền cho 1 đơn vị hoặc tổ chức độc lập đứng ra tổ chức đánh giá năng lực của ngƣời học. Từ đây các trƣờng có căn cứ để tuyển sinh đầu vào cho trƣờng mình, tất nhiên có thể có thêm một số điều kiện riêng biệt của từng trƣờng đề ra.