Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng về cạnh tranh trên thị trường BIA tại Miền Bắc và một số giải pháp trong cạnh tranh của công ty Bia Hà Nội (Trang 25 - 27)

Mặc dù có thị trường tương đối lớn, nhưng sản phẩm của Công ty mới chỉ xuất hiện ở miền Bắc, còn ở thị trường miền Trung và miền Nam hầu như chưa có và Công ty chưa có sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.

Là Công ty có lợi thế về mặt thời gian nhờ xâm nhập thị trường sớm nhất - thời gian mà thị trường bia phía Bắc còn bỏ ngỏ - đáng lẽ những lợi thế về giá, chất lượng và sự nỗ lực lớn, Công ty bia Hà Nội có khả năng dành được một thị phần lớn hơn và doanh số bán lớn hơn.

Nhưng việc bán hàng quá dễ dàng làm cho nhân viên của Công ty chủ quan, không chịu mở rộng thị trường, tạo ra nhiều khoảng trống trên thị trường. Vì vậy, khi xuất hiện các Công ty liên doanh đặc biệt là Đông Nam á đã tấn công vào các khoảng trống này và dần dần chiếm lĩnh thị phần của Công ty, làm cho thị phần của Công ty giảm đi qua các năm, thị trường theo khu vực địa lý của Công ty chủ yếu ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, hệ thống kênh phân phối của Công ty hoạt động chưa đủ mạnh, chưa tạo được lợi thế tiêu thụ so với các Công ty bia khác. Hiện tại Công ty chỉ tổ chức bán hàng chủ yếu cho các đại lý (kể cả bia hơi) mà chưa có kênh trực tiếp tới người tiêu dùng. Điều này khiến Công ty không thể kiểm soát được hết hoạt động của các đại lý gây ảnh hưởng đến việc mua hàng của khách, làm giảm uy tín của Công ty dẫn đến việc mở rộng thị trường và tăng khả năng tiêu thụ bị hạn chế.

Công ty cũng chưa thực sự tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa Công ty và giữa các thành viên kênh với nhau. Công ty vẫn chưa đưa được những lợi ích thiết thực ràng buộc các thành viên dẫn đến một số thành viên kênh đã

chuyển sang cho các Công ty bia khác. Việc thay thế các thành viên này thường bị động, làm cho các đối thủ dễ dàng xâm nhập vào kênh và phá huỷ kênh đó. Việc thăm hỏi, động viên và tìm hiểu những thành viên kênh gặp khó khăn còn chưa được Công ty quan tâm nhiều.

Một mặt hạn chế nữa là hoạt động tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm và Công ty chưa được thể hiện nhiều, chưa đạt được hiệu quả cao như mong muốn. Lý do chính là cường độ, tần suất quảng cáo của Công ty còn chưa cao, có thể gọi là quá thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Nội dung quảng cáo của bia chỉ mang tính chất thông tin chứ chưa gây được ấn tượng, chưa có tính thuyết phục. Các hoạt động kích thích tiêu thụ như thưởng cho khách, thi sổ xố, trò chơi... chưa được sử dụng hết hoặc có nhưng không lôi kéo được quần chúng.

PHẦN III

KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP TRONG CẠNH TRANH CHO HABECO TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC

- Củng cố thị trường hiện có bằng cách cơ cấu, sắp xếp lại hệ thống mạng lưới phân phối, xác lập các phương thức bán hàng, phương thức quảng cáo thích hợp nhằm mục đích tăng lượng bán cho các khách hàng hiện có .

- Mở rộng thị trường trên cơ sở chủ yếu nhằm vào khách hàng bình dân nhưng cũng đồng thời gia tăng số lượng khách hàng sang trọng, cao cấp . Trên quan điểm đó nên em xin nêu ra một số giải pháp sau :

Một phần của tài liệu Thực trạng về cạnh tranh trên thị trường BIA tại Miền Bắc và một số giải pháp trong cạnh tranh của công ty Bia Hà Nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w