Xử lý nghẽn mạch

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật xử lý ảnh tăng cường tính năng cho camera giám sát (Trang 60)

Hầu hết các phương pháp phát hiện đối tượng đều có thể phát hiện các trường hợp bị che khuất giữa các đối tượng với nhau. Vì vậy, cần phải có những kĩ thuật đặc biệt để lần vết đối tượng ngay cảc trong các trường hợp bị che khuất. Hệ thống lần vết này sử dụng phương pháp “thử nghiệm để tìm ra giải pháp và rút tỉa kinh nghiệm” đơn giản để phát hiện các trường hợp che khuất đối tượng và các trường hợp tách ra khỏi nhóm bị che và để phân biệt các đặc điểm nhận dạng của đối tượng (đặc điểm này là đối tượng nào?) sau khi bị che khuất. Chi tiết về 3 bước này được mô tả trong các phần tiếp theo sau đây.

a. Phát hiện việc trộn lẫn các đối tượng với nhau

Trong luận văn sử dụng một giả định đơn giản trong việc phát hiện sự che khuất đối tượng. Khi thuật toán “kết đôi” đối tượng ban đầu phát hiện được một đối tượng Op thì kiểm tra xem có một đối tượng mới Oi có khung bao quanh chồng lên khung bao quanh của đối tượng Op không, và đối tượng nào “kết đôi” với đối tượng Ot cho trước.Trong trường hợp như thế, rất có khả năng Op và Oi che khuất nhau và tạo ra một đối tượng Ot mới. Hình 3.14 cho ta thấy một trường hợp mẫu. Sau khi phát hiện ra một trường hợp như thế, chúng ta không xoá Op khỏi danh sách các đối tượng cho trước mà đánh dấu nó như là đối tượng bị che khuất. Từ đó tạo ra một nhóm che khuất từ các đối tượng bị che khuất lẫn nhau và gán cho một nhóm bị che khuất mới, ID, các đối tượng này. Trong trường hợp nếu một đối tượng đã có một nhóm che khuất ID thì sẽ trộn các nhóm bị che khuất khác nhau thành một. Các hình đồ màu sắc của đối tượng

Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 61 trước khi bị che khuất được lưu giữ để sử dụng trong quá trình nhận diện sau khi có sự tách ra.

b. Phát hiện sự tách ra của đối tượng

Việc phát hiện sự tách ra của một đối tượng bị che khuất sử dụng một phương pháp “thử nghiệm để tìm ra giải pháp và rút tỉa kinh nghiệm” tương tự như việc phát hiện sự che khuất. Khi thuật toán “kết đôi” đối tượng ban đầu phát hiện được đối tượng Oi đi vào cảnh quay thì kiểm tra xem đã có đối tượng Ot có khung bao quanh chồng lên khung bao quanh của đối tượng Oi không, và đối tượng nào có nhóm che khuất ID hợp lệ và đối tượng nào “kết đôi” với một đối tượng Ot mới khác. Trong trường hợp như thế, điều này có thể được xem là một sự tách đối tượng. Tiếp đó kiểm tra danh sách đối tượng cho trước để tìm các đối tượng có cùng nhóm che khuất ID với Ot. Giả định rằng chúng ta phát hiện được Op có cùng nhóm che khuất ID với Op, nghĩa là Op và Ot đã bị che khuất nhau trước đó. Do vậy chúng ta có 2 đối tượng lần vết TO={Op, Ot} và 2 đối tượng mới NO={Oi, Ok}. Giờ đây, chúng ta cần nhận diện đối tượng nào trong TO tương ứng với đối tượng nào trong NO.

c. “Kết đôi” dựa trên hình đồ màu sắc

Để “kết đôi” các đối tượng trong TO với các đối tượng trong NO, chúng ta sử dụng các hình đồ màu sắc trước khi bị che khuất của các đối tượng lần vết và hình đồ màu sắc của các đối tượng mới. Chúng ta tiến hành một lược đồ “kết đôi” tương tự với phương pháp “kết đôi”đối tượng đã được giải thích trước đây. Tuy nhiên, vì chúng ta không thể “kết đôi”các đối tượng dựa trên vị trí của chúng nên việc dùng khoảng cách là không khả thi trong trường hợp này. Vì vậy, để so sánh sự tương ứng của các đối tượng, chúng ta sử dụng khoảng cách hình đồ màu sắc.

Khoảng cách dab giữa 2 hình đồ màu sắc được chuẩn hóa Ha và Hb với N

bin được tính bằng cách sử dụng công thức L1như sau:

   N i b a ab H i H i d [] [ ] (2.22)

Trần Xuân Linh - K11T2 Trang 62 Bởi vì chúng ta giữ 2 hình đồ trên mỗi đối tượng, một cho phần thân trên và một cho phần thân dưới, nên chúng ta tính khoảng cách toàn bộ bằng cách tóm tắt khoảng cách giữa các hình đồ màu sắc tương ứng của đối tượng. Đó là:

gram lowerHisto gram upperHisto total d d d   (2.23)

Hình 2.15 cho ta thấy các đối tượng và hình đồ mẫu trước và sau khi bị che khuất và bảng khoảng cách của chúng. Các đối tượng có khoảng cách hình đồ màu sắc nhỏ nhất được “kết đôi” với nhau. Các xung đột lại được giải quyết bằng cách sử dụng khoảng cách hình đồ màu sắc.

Một phần của tài liệu Một số kỹ thuật xử lý ảnh tăng cường tính năng cho camera giám sát (Trang 60)