- Về hoạt động Marketing: Trong bối cảnh có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, NHTMCP Bắc Á Hà Nội luôn
3.2.1. Hoàn thiện công tác đánh giá và nhận định khách hàng
Phải khẳng định rằng việc tránh được rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh của Ngân hàng là rất khó. Nền kinh tế thị trường là một môi trường cạnh tranh gay gắt và qua đó các doanh nghiệp có thể sẽ tồn tại phát triển, nhưng cũng có thể lâm vào tình trạng khó khăn kéo dài đến phá sản. Vì vậy,trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng phải luôn có đủ thông tin kịp thời chính xác để có biện pháp xử lý hợp lý. Việc điều tra xem xét, bổ sung kip thời các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của các dự án được vay vốn phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình cho vay.
Việc đánh giá và nhận định khách hàng chỉ thực sự có hiệu quả khi hình thành một chuẩn mực chung, phù hơp với mỗi Ngân hàng. Mọi thông tin về khách hàng cần được cập nhật và do một hệ thống chuyên trách đảm nhiệm vì mục tiêu phục vụ kinh doanh.
Ngân hàng cần chia quy trình cho vay làm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Từ khi khách hàng đặt quan hệ cho vay đến lúc cho vay. Mọi hoạt động trong giai đoạn này nhằm tạo ra một quyêt định cuối cùng là có cho vay hay không? Ở giai đoạn này, Ngân hàng phải tìm hiểu năng lực kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. Ngân hàng không chỉ xem xét quy mô hoạt động của doanh nghiệp ( Biểu hiện qua số vốn lưu động và số vốn cố định ), mà còn phải biết được năng lực quản lý kinh doanh, sức cạnh tranh các mặt hàng của doanh nghiệp trên thị trường cũng như triển vọng của nó trong tương lai.
Muốn đạt được điều này, trước tiên Ngân hàng phải phân tích bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi sau :
- Bảng tổng kết tài sản có gần đây nhất không? Các con số có đáng tin cậy không?
- Tình trạng các loại tài sản như hàng tồn kho, tài sản cố định và thiết bi. - Nếu có bất động sản thì đã kê theo giá thị trường chưa, phải chịu thuế? - Thời hạn các khoản phải thu? Có khoản dự trữ nào và khả năng thu hồi nợ?
- Tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp có được liệt kê chính xác không? - Quan hệ giữa tổng tài sản nợ, tài sản có và vốn tự có của DN? Chủ nợ là ai và tài sản nào dùng làm bảo đảm? Món nợ nào của DN là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn?
- Số vốn tự có của DN chính xác đến đâu? Liệu có sự phóng đại về tài sản hay hạ thấp các món nợ không? Vốn tự có nằm ở đâu : đất đai, thiết bi, hàng tồn kho …
- Xu hướng của bảng tổng kết tài sản? Nợ có tăng? DN phải trả những món nợ nào khác ngoài bảng tổng kết?
- Liệu có các khoản nơ ngẫu nhiên nợ gián tiếp tiềm tàng? Những khoản nợ này có thể trở thành thực tế trong những hoàn cảnh cụ thể hay không?
Ngân hàng cần phải thăm dò tìm hiểu them qua các tổ chức kinh tế mà khách hàng có quan hệ (Như các đơn vị cung cấp vật tư, tiêu thụ hàng hóa ) Tìm hiểu quan hệ của DN với các Ngân hàng khác thể hiện ở các mức dư nợ thông thường, dư nợ quá hạn, dư nợ khó đòi …Đồng thời, NH phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đó cần quan tam đặc biệt dến khả năng thanh toán, mức đọ linh hoạt của doanh nghiệp trong việc giải quyết các khoản nợ.
Trên cơ sở phân tích những chỉ tiêu đó, Ngân hàng đưa ra nhận định về doanh nghiệp, từ đó có quyết định cho vay. Nhưng nếu khách hàng có biểu hiện không bình thường như đang trong tình trạng nợ nần, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm kém …thì Ngân hàng chưa thiết lập quan hệ cho vay mà tìm cách trao đổi tư vấn cho doanh nghiệp cách khắc phục rồi mới quyết định cho vay hay không.
Giai đoạn 2 : Giám sát việc sử dụng vốn vay để tránh nợ bình thường trở thành nợ quá hạn tiềm năng.
Giai đoạn này nếu bị bỏ qua hoặc chiếu lệ sẽ làm cho việc định lượng rủi ro không rõ ràng, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ ở giai đoạn tiếp theo. Do đó, sau khi cấp tín dụng,Ngân hàng cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Nếu thấy biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích hoặc có những sự cố khác mà người đầu tư có thể không hoàn trả được vốn vay, Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu biểu hiện của khoản vay sẽ gặp khó khăn.
Giai đoạn 3 : Thu nợ
Đến giai đoạn này, nếu NH thấy có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán nợ thì tùy theo tình hình, NH có thể thực hiện các biện pháp sau :
- Cán bộ NH tư vấn cho doanh nghiệp về các vấn đề trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ từ đối tác, tiếp tục thực hiện sản xuất kinh doanh …(Hoặc mời chuyên gia tư vấn cho DN ).
- Tăng thêm vốn cho DN bằng các biện pháp như cho vay có bảo lãnh, phát hành kỳ phiếu.
- Hợp nhất với các doanh nghiệp khác sau khi định giá tài sản.
- Giúp doanh nghiệp thanh toán hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, đặt doanh nghiệp vào vị trí có thể trả được nợ.
- Nhận thêm tài sản thế chấp để giảm nhu cầu đòi nợ của NH.
- Kêu gọi bảo lãnh cho doanh nghiệp từ các cổ đông chủ chốt, người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm.
- Sắp xếp, kết cấu lại các khoản nợ bằng cách kéo dài kỳ hạn nợ cho phù hợp với tình hình SXKD thực tế ở doanh nghiệp, rút bớt mức chi trả định kỳ trong một thời gian.