Phương hướng bảo tồn giá trị

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Vạn Phúc (Trang 106)

Làng Vạn Phúc là địa phương nhất xã nhất thôn, quê hương đã có trên một ngàn năm lịch sử, có nghề dệt lụa nổi tiếng từ lâu đời, lại có truyền thống cách mạng. Đoàn kết, cương trực, tự trọng và những phong tục tập quán tốt đẹp được toàn dân tôn trọng phát huy.

Trong thời kỳ đổi mới, sản xuất từ tập trung đã chuyển về gia đình tự chủ sản xuất, kinh doanh, tình hình văn hóa xã hội, công trình xây dựng như nhà ở, đường xá, điện nước, phương tiện đi lại ngày một mở mang. Bên cạnh đó, dân số không ngừng tăng lên, đất đai chật hẹp, lại là địa phương ven đô, mối quan hệ giao lưu xã hội và từng gia đình có những nét mới, nhu cầu ngày

càng cao. Trong luận văn của mình, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những tiêu

chuẩn và phương hướng để xây dựng làng văn hóa trong thời đại mới: Về phát triển kinh tế:

Nghề dệt lụa là nguồn sống chính của địa phương. Xí nghiệp và các gia đình dệt lụa, cùng toàn dân chăm lo xây dựng, bảo vệ và giữ gìn nghề dệt truyền thống ngày càng tinh xảo, uy tín, phát triển xứng đáng là “Vạn Phúc quê lụa”.

Về nông nghiệp: Sử dụng đất canh tác đúng mục đích. Phát triển sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường chung.

Các hộ sản xuất kinh doanh mặt hàng nào phải bảo vệ chất lượng mặt hàng đó, không làm hàng giả hàng dối và chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật Nhà nước, quy ước địa phương đề ra.

Về xây dựng gia đình văn hóa – nếp sống mới:

Xây dựng gia đình văn hóa đạt 5 tiêu chuẩn: Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; Đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú; Môi trường cảnh quan sạch đẹp; Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

Về xây dựng nếp sống trật tự, kỷ cương, đoàn kết thôn xóm:

Tất cả mọi người trong làng đều phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế và các nghĩa vụ công dân khác.

Thực hiện tốt nếp sống văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử trong gia đình và xã hội. Cấm việc gây mâu thuẫn làm chia rẽ các gia đình, dòng họ, làng này với làng khác, khu dân cư này với khu dân cư khác.

Mọi người dân tích cực tham gia các hoạt động tình nghĩa, ủng hộ, giúp đỡ gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Nghiêm cấm việc trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng ma túy và chất gây nghiện; mua bán dâm…

Việc cưới thực hiện theo đúng luật hôn nhân và gia đình, cấm tảo hôn, cấm cưỡng ép hôn nhân, cấm thách cưới mang tính chất gả bán. Việc tổ chức đám cưới phải vui tươi, lành mạnh, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình, không xa hoa lãng phí.

Việc tang: Điều cốt yếu việc tang là bày tỏ được lòng tưởng nhớ của người sống với người đã mất. Việc tổ chức tang lễ cần nghiêm trang, tiết kiệm, đảm bảo vệ sinh theo đúng quy định của ngành y tế, tránh các nghi lễ, tập tục lạc hậu trong đám tang.

Việc tổ chức lễ hội phải được sự nhất trí của toàn dân và được phép của các cấp có thẩm quyền. Không nhất thiết năm nào cũng mở hội. Từ 3 – 5 năm tổ chức lễ hội một lần. Cấm những người lợi dụng ngày hội để kinh doanh trái phép và hoạt động mê tín dị đoan.

Thực hiện tốt phong tục tập quán, mọi người dân có trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện bài trừ các thủ tục lỗi thời, giữ gìn thuần phong mỹ tục cổ truyền, xây dựng những phong tục mới (truyền thống hiếu học, lễ phép, lịch sự) và các hoạt động trồng cây, thi thể thao – văn nghệ.

Về quản lý đất đai: Khi xây nhà các hộ phải xin phép và làm đúng mốc

giới. Cấm lấn chiếm đất như: Cạp lấy ao hồ, bờ đê, bờ mương, hoặc xây lấn nhà vào đất công cộng hoặc đường đi, hệ thống rãnh thoát nước.

Về an toàn giao thông: Giữ gìn đường làng, các loại xe tải không được

vào đường làng, xe lam, xe công nông, xe ngựa…chỉ được đi ở trục đường

chính trong làng, không được vào đường nhánh ngõ xóm.

Về phòng hỏa hoạn: Cơ sở tập thể và các gia đình có phương án phòng

hỏa hoạn, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng trong sản xuất, sinh hoạt.

Về vệ sinh môi trường: Các gia đình sản xuất, kinh doanh chỉ làm trên

chế thấp nhất ô nhiễm môi trường. Không được họp chợ ra đường, hoặc bày biện hàng hóa, cản trở đi lại và cảnh quan chung.

Về sử dụng hội trường và tài sản của hội trường: Hội trường là nơi

sinh hoạt của tổ dân phố do tổ trưởng tổ dân phố quản lý. Các tổ chức, đoàn thể trong tổ dân phố được mượn hội trường để tổ chức sinh hoạt, không phải

trả tiền thuê.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự tác động của nền kinh tế thị trường và sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, nghề lụa Vạn Phúc có những điều kiện thuận lợi để phát triển do nhu cầu sử dụng các loại vải cao cấp ngày càng tăng.

Mặc dù có những điều kiện phát triển nhưng những năm gần đây nghề dệt ở Vạn Phúc vẫn còn những hạn chế gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển làng nghề, đó là: Công nghệ tương đối lạc hậu; Quy mô sản xuất nhỏ; Chất lượng chưa cao và mẫu mã sản phẩm nghèo nàn, thiếu những mẫu mã mang tính hiện đại; Thị trường hạn hẹp; Mặt bằng sản xuất chật chội, ô nhiễm môi trường cao; Chưa khai thác hết các thế mạnh về du lịch; Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp chưa có. Rác thải: chưa có điểm xử lý rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết những vấn đề hạn chế còn tồn tại và để đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển làng nghề Vạn Phúc, có thể đưa ra những giải pháp bảo tồn cơ bản sau:

- Định hướng thị trường: Thị trường của sản phẩm làng nghề dệt Vạn Phúc tập trung vào hai thị trường chính:

+ Thị trường nội địa: Thị trường nội địa sẽ là thị trường chủ đạo, nền tảng cho sự phát triển của làng nghề. Các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh…Đây là các thị trường truyền thống nơi lụa Vạn Phúc đã có chỗ đứng. Các thành phố, đô thị mới:

đây là các thị trường mới, có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đời sống của cư dân được nâng cao và cùng với nó nhu cầu về may mặc cũng sẽ tăng.

Phương hướng khai thác thị trường nội địa:

Tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm làng nghề tại các thị trường mục tiêu thông qua các loại hình đa dạng như tập gấp, chương trình quảng cáo.

Xúc tiến các chương trình liên kết phổ biến nghề; tham gia các triển lãm giới thiệu hàng hóa. Khuyến khích người dân mở các cửa hàng, đại lý tại thị trường mục tiêu.

+ Thị trường nước ngoài: Thị trường nước ngoài cần được xác định là thị trường mục tiêu nhằm nâng tầm của làng nghề Vạn Phúc. Các thị trường nước ngoài là các thị trường có nhu cầu lớn, khả năng thanh toán cao song đòi hỏi phải có những nỗ lực quảng cáo: Thị trường Châu Âu, Đông Âu, Mỹ…

Phương hướng khai thác:

Thông qua các hội chợ triển lãm quốc tế để giới thiệu sản phẩm.

Thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến như Internet, truyền hình để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm lụa Vạn Phúc.

Kêu gọi, thu hút đầu tư từ Việt kiều tại các thị trường trên để phát triển các kênh phân phối sản phẩm.

Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại thị trường nước ngoài và các cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

- Định hướng sản phẩm:

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Sản phẩm dệt của Vạn Phúc phải đảm bảo chất lượng cả hình thức, độ bền, yếu tố sức khỏe người tiêu dùng.

+ Đa dạng hóa sản phẩm: Các sản phẩm của dệt lụa Vạn Phúc cần tập trung theo các hướng:

* Nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển và đa dạng hóa sản phẩm truyền thống.

* Nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm mới phù hợp với xu thế của thời đại.

* Phát triển các sản phẩm ở giai đoạn sau của nghề dệt như các sản phẩm may mặc, đồ thủ công mỹ nghệ từ lụa và các sản phẩm dệt lụa.

- Định hướng phát triển nguồn nguyên liệu:

Hiện nguồn nguyên liệu cho sản phẩm may mặc của làng nghề chủ yếu là nhập khẩu. Để chủ động trong sản xuất kinh doanh, cần phải có tổ chức chuyên trách hoặc bộ phận chức năng trong Hợp tác xã hoặc Hội nghề nghiệp của làng đảm nhiệm mọi công đoạn của quá trình cung ứng bao gồm: nguồn hàng, chất lượng, chủng loại, vận chuyển, giá cả, thời gian nhằm duy trì được sự liên tục, ổn định về nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Công tác quy hoạch gồm có:

+ Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, các đơn vị sản xuất trong làng, các số liệu của Hiệp hội làng nghề…chiến lược phát triển của ngành, của quốc gia. Trên cơ sở phân tích tổng hợp số liệu, xu thế diễn biến của thị trường để hoạch định nguyên liệu sản xuất về các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn giao hàng.

+ Tiến hành tìm kiếm và thu thập thông tin về các nhà cung ứng, các vùng nguyên liệu.

+ Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực, công nghệ bảo quản, quản lý nguyên liệu…

+ Tiến hành nghiên cứu, điều tra hiện trạng lao động trong làng nghề, trên cơ sở hiện trạng lao động tiến hành đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất nghề truyền thống.

+ Lựa chọn các hạt nhân để đào tạo phát triển thành các nghệ nhân nghề truyền thống để nâng cao chất lượng sản phẩm nghề thủ công truyền thống.

- Định hướng tổ chức kinh doanh:

+ Nghiên cứu, đổi mới hoạt động của mô hình hợp tác xã nghề thủ công phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

+ Khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ sản xuất chuyển đổi thành các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

+ Xây dựng khu sản xuất làng nghề tập trung theo mô hình các khu công nghiệp.

+ Xây dựng mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển mẫu mã và thời trang nhằm đưa Vạn Phúc trở thành một điểm tham quan và mua sắm thời trang hấp dẫn.

- Xây dựng, phát triển mô hình làng nghề thủ công truyền thống trở thành điểm du lịch hấp dẫn:

+ Xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề bao gồm: một nhà để lưu giữ và giới thiệu với khách những công cụ sản xuất, sản phẩm thủ công của làng nghề và các khu bán hàng lưu niệm ngay trong làng nghề.

+ Xây dựng điểm tham quan sản xuất theo phương thức truyền thống và có kết hợp với công nghệ hiện đại, hình thành cho khách những khu vực tự tham gia làm sản phẩm lưu niệm cho mình.

+ Tổ chức khôi phục, phát triển lễ hội, hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống ở làng.

+ Đối với không gian làng nghề truyền thống: Không gian làng nghề truyền thống được quy hoạch trên cơ sở bảo tôn tạo thành không gian thăm quan cho khách du lịch.

* Bảo tồn, tu bổ các công trình kiến trúc cổ, các di tích lịch sử đã xuống cấp. Công tác bảo tồn phải gắn với sự phát triển, trên cơ sở tôn tạo, tu bổ để giữ gìn bản sắc.

* Đưa các hoạt động sản xuất nghề thủ công có quy mô lớn ra khu sản xuất tập trung.

* Đưa không gian làng nghề truyền thống hiện tại thành không gian tham quan và tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất theo mô hình trải nghiệm.

* Điều chỉnh, nắn tuyến hệ thống giao thông trong không gian làng nghề cổ để đảm bảo các yêu cầu về an toàn chữa cháy và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của dân cư và khách du lịch tham quan.

* Hình thành các khu kết hợp tái định cư và dãn dân tại khu ruộng hiện tại ở phía Bắc xã, giáp với dự án đường Lê Văn Lương kéo dài với mục đích vừa tái định cư dân phục vụ giải phóng mặt bằng cho các dự án chỉnh trang hệ thống giao thông, vừa đáp ứng nhu cầu dãn dân tại khu làng nghề cổ.

+ Đối với không gian dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống: Quy hoạch, xác định vị trí xây dựng đảm bảo hạn chế tác động đến không gian làng nghề truyền thống đồng thời đảm bảo mối liên hệ giữa không gian dịch vụ với không gian làng nghề truyền thống.

+ Đối với không gian tổ chức sản xuất tập trung: Quy hoạch khu sản xuất tập trung đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các đơn vị sản xuất đồng thời tách hoạt động sản xuất quy mô lớn khỏi không gian làng nghề cổ để hạn chế tác động đến môi trường sống và xây dựng định hướng phát triển bền vững ngành nghề.

Tiểu kết chương 3

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế, cùng với xu hướng đô thị hóa của thành phố Hà Đông cũng như của làng Vạn Phúc, đã có tác động 2 mặt: tích cực và tiêu cực đối với không gian văn hóa làng. Sự tác động ấy diễn ra trên tất cả các bình diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội…của làng.

Về kinh tế của làng phát triển theo xu hướng của thời mở cửa. Nông nghiệp giảm trong khi thương mại dịch vụ tăng nhanh, nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời. Thu nhập của người dân nâng cao, đời sống ngày được cải thiện, con người dần quen với những dịch vụ mới, lối sống mới. Tuy nhiên kinh tế làng nghề càng phát triển thì mặt trái của làng nghề - vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gay gắt và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của người dân. Ở Vạn Phúc, hiện nay phát triển hình thức kinh doanh cho thuê nhà trọ, những người ở nơi khác đến với những phong tục, lối sống và cách thức sinh hoạt của địa phương mình đã ảnh hưởng không nhỏ tới con người nơi đây, làm xáo trộn ít nhiều đến lối sống của người Vạn Phúc.

Bên cạnh sự phát triển của kinh tế, dẫn đến những biến đổi về văn hóa. Làng Vạn Phúc có sự biến đổi không gian truyền thống - Không gian kiến trúc mới hình thành. Nhiểu yếu tố cổ đã bị mai một, thậm chí mất đi và thay vào đó là kiểu kiến trúc mới – kiến trúc đô thị. Không gian sống của làng trong quá trình biến đổi chứa đựng cả ba nhân tố: truyền thống, sự đan xen, sự đổi mới.

Quá trình đô thị hóa tác động tới những phong tục, tập quán của người dân, con người bị ảnh hưởng của lối sống mới trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các dịp lễ tiết trong năm ở Vạn Phúc đang có xu hướng đơn giản hóa. Bên cạnh đó sự chuyển đổi về lối sống của người Vạn Phúc cũng

đang diễn ra mạnh mẽ. Quan hệ của các thành viên trong gia đình cũng như

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Vạn Phúc (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)