Tổ chức không gian sống

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Vạn Phúc (Trang 29)

2.1.1.1 Cấu trúc thôn, ngõ, xóm

Xưa kia Vạn Phúc có 5 xóm: Xóm Trong, xóm Ngoài, xóm Giữa, xóm Quán, xóm Lẻ 10. Tên gọi của các xóm thể hiện vị trí các xóm và cấu trúc của làng.

Vạn Phúc là cái nôi của cách mạng, là cơ sở của Đảng bộ Hà Đông, sau năm 1975 hòa bình lập lại, có sự thay đổi về cấu trúc và tên gọi các xóm. Xóm Ngoài tách làm hai, thành lập xóm Đoàn Kết và Quyết Tiến; xóm Giữa đổi tên thành xóm Chiến Thắng, một phần xóm Trong và một phần xóm Giữa gộp lại thành xóm Độc Lập, phần còn lại của xóm Trong lập thành xóm Hồng Phong, một phần xóm Quán và xóm Lẻ gộp thành xóm Bạch Đằng, phần còn lại của xóm Quán đổi tên thành xóm Hạnh Phúc. Sau hòa bình, tên các xóm cũng được thay đổi mang ý nghĩa của chiến công vang lừng chói lọi - Bạch Đằng; mang tên của vị lãnh đạo hoạt động cách mạng - Hồng Phong và hơn hết là thể hiện tinh thần đoàn kết, đấu tranh cách mạng - Quyết Tiến, Đoàn Kết, Chiến Thắng. Xóm Độc Lập, Hạnh Phúc thể hiện ước mơ, nguyện vọng chân chính của nhân dân khi đã trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Làng Vạn Phúc lúc này có cấu trúc theo mô hình ô bàn cờ, theo trục đường chính của làng các xóm được tỏa đi hai bên.

Năm 2005, Vạn Phúc sát nhập thêm 5 khối, trước thuộc phường Yết Kiêu quản lý, đó là các khối: khối 6, khối 7, khối 8, khối 9 và khối 10. Sự thay đổi về không gian hành chính dẫn đến thay đổi về cấu trúc làng, cấu trúc

10

Ban chấp hành Đảng bộ xã Vạn Phúc, 1986, Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vạn Phúc, tập 1, tr 11.

làng lúc này theo mô hình cụm phân tán. Ngày nay Vạn Phúc có 12 tổ dân phố, trên cơ sở của 7 xóm cũ của Vạn Phúc và 5 khối mới sát nhập.

Các tổ dân phố được phân bố như sau:

- Lấy trục đường Vạn Phúc (trước là đường 430) làm trục phân cách, thì có 4 tổ bên kia đường: tổ 6, tổ 7, tổ 8, tổ 10, đây là các tổ thuộc phường Yết Kiêu cũ, nay nhập vào phường Vạn Phúc. Dân cư ở đây chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức của nhà máy Len Nhuộm Hà Đông, nhà máy Cánh Kiến, nhà máy dệt Hà Đông, nhà máy thuốc lá Thăng Long sinh sống.

- Bên này đường có 8 tổ: tổ 9 và 7 xóm (cũ) của Vạn Phúc. Về cấu trúc ngõ, xóm: được phân thành hai trục

- Trục lấy từ cầu Am đến dọc bờ sông được gọi là tuyến phố cầu Am. Địa giới tính từ cầu Am đến cồng làng cạnh chùa Vạn Phúc có các tổ: tổ 9; tổ Đoàn Kết; tổ Quyết Tiến; tổ Độc Lập; tổ Chiến Thắng.

- Trục từ cổng chùa Vạn Phúc đi đến Miếu gọi là tuyến lụa Vạn Phúc. Địa giới tính từ tuyền lụa Vạn Phúc ra đường Lê Văn Lương kéo dài có 3 tổ: Bạch Đằng, Hạnh Phúc, Hồng Phong.

Các tổ dân phố nằm liền kề nhau, phân cách bởi đường đi trong làng. Các tổ dân phố, các ngõ dù chỉ là những phân thể của làng về mặt cư trú, lại có cuộc sống riêng của chúng, cuộc sống của xóm, cuộc sống của ngõ: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, những ứng xử tập thể ấy mà tiếng nói dân gian đã mô thức hóa thành khẩu ngữ, quy chiếu vào thành quan hệ giữa người với người trong phạm vi xóm và ngõ, hơn là trong phạm vi cả làng.

Sự thay đổi về tên gọi và không gian sống dẫn đến sự thay đổi về văn hóa, về lối sống của làng Vạn Phúc. Các tên gọi xưa: Xóm Trong, xóm Ngoài, xóm Giữa, xóm Quán, xóm Lẻ, thể hiện vị trí của các xóm trong cấu trúc làng, đọc tên các xóm ta thấy sự bình dị, đơn giản trong nghĩa từ. Các tên gọi mới: Hạnh Phúc, Bạch Đằng, Quyết Tiến, Chiến Thắng…nghĩa của từ đã

phức tạp hơn, con người hướng tới cái ý nghĩa, cái đẹp trong địa danh cho xóm mình. Không chỉ là cách xưng gọi, tên các xóm là ước vọng, mong muốn hạnh phúc và sự quyết tâm chiến thắng trong cuộc sống. Không gian văn hóa làng Vạn Phúc hòa trộn vào không gian văn hóa tập thể, hình thành nên không gian văn hóa mới: không gian văn hóa phường Vạn Phúc. Con người Vạn Phúc cũng vậy, cư dân nông dân, thợ thủ công đã kết hợp với công nhân tạo thành sự kết hợp văn hóa của nông thôn, văn hóa thủ công nghiệp và văn hóa công nghiệp ở một mức độ nào đó. Bức tranh không văn gian văn hóa phường Vạn Phúc đã muôn màu muôn sắc là vì thế.

2.1.1.2 Bố trí nơi sản xuất và bán hàng

* Bố trí nơi sản xuất

Có hai hình thức sản xuất tồn tại ở Vạn Phúc đó là: sản xuất tập trung và hình thức sản xuất tại các hộ gia đình.

- Sản xuất tập trung: Sau năm 1945, nghề dệt dường như chững lại và trong một thời gian ngắn vẫn tồn tại dưới hình thức sản xuất tư nhân, cá lẻ. Năm 1955, bảy hợp tác xã nhỏ vừa sản xuất nông nghiệp, vừa làm nghề dệt. Tình hình này đã cản trở bước phát triển mới của nghề dệt. Trước nhu cầu đó, năm 1959, bảy hợp tác xã này tách thành hai hợp tác xã lớn: Hợp tác xã nông nghiệp và Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc. Đây là bước chuyển lớn lao trong sự phát triển của nghề dệt. Từ đó trở đi nghề dệt được chú ý đầu tư và có điều kiện phát triển. Đến cuối năm 1989, Hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc chuyển lên thành Xí nghiệp dệt lụa Vạn Phúc. Xí nghiệp có 5 phân xưởng sản xuất tơ lụa và 2 phân xưởng sản xuất đay. Hàng hóa sản xuất chủ yếu gia công cho nhà nước. Với số lượng 1.200 công nhân và 115 khung dệt chạy điện, tổng sản lượng sản xuất ra trong những năm 1980 – 1987 là 300.000 – 350.000 mét vải/năm bao gồm hàng chục mặt hàng xuất khẩu: lụa trơn, lụa hoa, sa tanh, băng, quế, đũi, tít so…

Hiện nay, cũng tồn tại một địa điểm sản xuất tập trung đó là cơ sở sản xuất của hợp tác xã dệt lụa Vạn Phúc, nằm ở khối Bạch Đẳng. Cơ sở này có diện tích khoảng 7000 m2. Ngoài việc dệt, cơ sở này chủ yếu phát triển các hình thức dịch vụ phục vụ cho nghề dệt của các hộ trong làng như: chuội, nhuộm, se tơ, cơ khí, đồ mộc…

- Sản xuất tại các hộ gia đình: Cả làng Vạn Phúc có khoảng trên 700 hộ, được phân bố rải rác, chủ yếu ở 7 tổ dân phố cũ trong làng. Mỗi hộ ít nhất là một máy, nhiều đến 20 máy. Thu nhập tùy thuộc vào số máy của gia đình.

Các hộ có nhiều máy dệt như: gia đình ông Thiện (tổ Độc Lập), gia đình ông Đặng Văn Cường (tổ Chiến Thắng), gia đình nghệ nhân Triệu Văn Mão (tổ Quyết Tiến) có trên 10 máy dệt và có cửa hàng kinh doanh trực tiếp bán sản phẩm. Những gia đình có 5 máy còn nhiều: nhà ông Nguyễn Hữu Chỉnh (tổ Chiến Thắng – nguyên Chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc); gia đình anh Ca (tổ Hạnh Phúc); gia đình anh Hà (tổ Hồng Phong)…

Thành phần tham gia lao động: ngoài các thành viên trong các hộ gia đình xã viên dệt lụa, các hộ nào nhiều máy còn thuê thêm lao động từ các tỉnh khác đến: Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa…Tùy thuộc từng thời điểm mà họ thuê lao động, trung bình thuê 300 – 500 người/năm. Thu nhập lao động bình quân 1,5 triệu đồng/tháng.

* Bố trí nơi bán hàng

Hàng dệt của Vạn Phúc một phần để may mặc, còn phần lớn đem bán trao đổi. Từ thời xa xưa, tơ lụa được đem bán tại chợ Đình. Trao đổi ngày càng phát triển, tơ lụa được đem bán tại chợ Đơ (Hà Đông) – chợ mang tính chất khu vực. Đến thời Pháp thuộc, những yếu tố thương mại tư bản đã thâm nhập vào từng bước phá vỡ những phạm vi trao đổi hẹp có tính chất khu vực. Từ đó hàng hóa được bán tại Hàng Ngang, Hàng Đào (Hà Nội).

Bảng 2.1: Lịch phiên chợ của người dân nơi đây như sau:

Phiên chợ Ngày

họp

Tên gọi của nhân dân địa phương

Sản phẩm

Hàng Ngang

Hàng Đào 1- 6

Phiên hang Tơ, lụa

Chợ Đơ 5 – 10 1-6 - phiên chợ - phiên hàng -các sản phẩm (trừ tơ lụa) - tơ, lụa

Chợ Đình (Vạn Phúc) 2 – 7 Phiên tiền Lương thực, thực phẩm

Nguồn: Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc

Chu kì thời gian sản xuất và trao đổi được khép kín, trong 5 ngày. Hết 5 ngày, công việc bắt đầu lặp lại từ đầu: dệt hàng – đi bán, mua nguyên liệu (tơ tằm) – mua hàng tiêu dùng.

Bên cạnh hình thức đi bán theo từng gia đình là phổ biến còn có hình thức một vài gia đình liên kết với nhau cùng đi bán hàng. Hình thức này xuất hiện vào những năm 30 của thế kỉ XX do những yếu tố hàng hóa tư bản phát triển mạnh tạo ra một số tiểu chủ ở làng Vạn Phúc có nhiều vốn, khối lượng hàng dệt khá lớn (từ 1500 – 200 mét trong mỗi lần đi chợ), họ cùng nhau đi bán hàng, bước đầu đặt cơ sở cho sự ra đời của “cửa hiệu Phúc Hợp” và công ty Long Vân. Mười hộ gia đình ở làng Vạn Phúc có nhiều khung dệt (5 – 7 khung) liên kết với nhau đi bán hàng ở Hà Nội. Với số lượng hàng nhiều, mặt hàng phong phú đa dạng: vân, băng, quế, lụa…nên hàng của họ dễ bán và đắt hơn những người đi bán lẻ. Lúc này, họ không ra Hà Nội nữa, khách hàng ở khắp nơi: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn…đã về tận Vạn Phúc để mua. Để tiện việc mua bán họ mở ở Vạn Phúc một cửa hiệu ngay tại làng có tên là cửa hiệu Phúc Hợp. Đã có những khách hàng ở tận Sài Gòn yêu cầu “Phúc Hợp” vận

chuyển hàng vào. Trên cơ sở đó, một trung tâm giao dịch mới có tên công ty Long Vân (chi nhánh của cửa hiệu Phúc Hợp) ra đời tại Sài Gòn.

Khi Nhật đảo chính Pháp, toàn bộ nhân viên của Long Vân rút ra Bắc. Trong tình hình đó, cửa hiệu Phúc Hợp được chuyển từ Vạn Phúc ra trung tâm thị xã Hà Đông, số nhà 88 – 90 Lê Lợi ngày nay. Tại đây vẫn kinh doanh các mặt hàng tơ lụa. Đến tháng 8- 1945, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cửa hàng Phúc Hợp chấm dứt các hoạt động của mình. Hiện nay, có khoảng 150 cửa hàng bán trực tiếp hàng tại làng Vạn Phúc. Các cửa hàng được phân bố ở tuyến đường cầu Am chiếm 1/3; và tuyến phố lụa Vạn Phúc chiếm 2/3 số gian hàng. Các cửa hàng được đầu tư xây dựng khá khang trang và đẹp mắt, thu hút rất nhiều khách từ các nơi đến mua, trong đó có cả khách nước ngoài, hàng năm có khoảng 15.000 – 20.000 khách nước ngoài đến thăm quan và mua sản phẩm. Doanh thu của các hộ ngành dệt lụa trong làng đạt 50 tỷ/năm; sản lượng dệt mỗi năm được 2 triệu mét lụa.

Chợ cũng là nơi lưu giữ tổng thể những nét văn hóa cũng như tục lệ của người dân Việt. Bên cạnh việc trao đổi mua bán thông thường, chợ xưa còn là nơi giao lưu tình cảm anh em, bạn bè, là nơi trao đổi thông tin về tình hình gia đình, chòm xóm. Vì vậy, chợ làng Vạn Phúc chính là một nét văn hóa kinh

doanh truyền thống - văn hóa kẻ chợ, mang trong mình biểu trưng của sự hội

tụ và chắt lọc vừa cũ xưa, dung dị và hồn hậu, vừa tươi mới bởi sự sôi động, ồn ào. Sự giao tiếp giữa người mua và người bán, nghệ thuật chào mời khách mua hàng, cách rao hàng để thu hút sự chú ý... tất cả đều là những biểu hiện sinh động của văn hóa kinh doanh.

Trong hoạt động sản xuất, nhiều làng nghề thủ công của Việt Nam cũng có những quy định nghiêm ngặt về đạo đức nghề nghiệp, về chữ tín đối với khách. Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là những người thợ chạm bạc của Đồng Xâm, Thái Bình. Từ xưa đến nay, thợ bạc Đồng Xâm luôn lấy chữ tín,

chữ tài làm trọng. Họ giữ phẩm chất, lương tâm người thợ và tinh hoa kỹ thuật nghề nghiệp của quê hương. Hương ước của làng quy định chặt chẽ rằng, những người nào làm đồ giả để lừa người khác, gây bất tín thì sẽ bị phạt thật nặng, bị đánh đòn trước nhà thờ Tổ hoặc bị xóa tên trong phường.

Trên thực tế, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, như trọng chữ tín, yêu chuộng sự chân thật, thái độ hòa nhã, sự mềm dẻo, linh hoạt…đã được người Việt xưa vận dụng trong các hoạt động kinh doanh. Thêm nữa, thái độ kỳ thị nghề kinh doanh, sự bài xích những kẻ lừa đảo, làm ăn gian dối…cũng là biểu hiện của văn hóa kinh doanh. Không nằm ngoài quy luật ấy, nghề kinh doanh lụa Vạn Phúc cũng kế thừa những nét văn hóa kinh doanh của dân tộc, tạo nên văn hóa buôn bán của địa phương là trọng chữ tín, chân thật, thái độ hòa nhã, cởi mở với khách hàng, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp, không co kéo khách hàng của nhau, một số mặt hàng niêm yết giá.

Trước nền kinh tế thị trường, yếu tố phường hội không còn ảnh hưởng đến nghề dệt như trước nữa, mà trong sản xuất cũng như buôn bán, các gia đình chủ động trong sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt lụa.6)

2.1.2 Tổ chức không gian sinh hoạt đời sống tâm linh: Truyền thống và hiện đại

2.1.2.1. Đình làng trong không gian văn hóa làng Vạn Phúc xưa và đình làng trong không gian văn hóa phường Vạn Phúc nay

Đình Vạn Phúc là một ngôi đình khá đẹp, kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc đình thời Nguyễn. Căn cứ vào cuốn thần phả và các đạo sắc phong hiện còn lưu giữ được tại đình, thì vị thần được thờ ở đình Vạn Phúc là Ả Lã Đê – dòng dõi vua Hùng – người đã có công dạy nghề dệt cho dân làng Vạn Phúc.

Ảnh chụp 3: Phương đình làng Vạn Phúc

* Khảo tả di tích:

- Cấu trúc đình: Đình Vạn Phúc tọa lạc trên một địa thế cao giữa làng nhìn về hướng Tây, được xây dựng theo hình chữ “quốc” nên rất bề thế. Đình Vạn Phúc không giống như những ngôi đình truyền thống khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khi nói đến ngôi đình làng người ta thường liên tưởng đến một ngôi đình lớn với nhiều cột gỗ lớn, cấu trúc đình theo hình chữ “nhất” hoặc chữ “đinh”, mặt đình chạy dài từ 3 – 5 gian với 4 mái cong. Nhưng ở đây đình Vạn Phúc có một bố cục tương đối đặc biệt. Ngôi đình Vạn Phúc chạy dọc theo chiều sâu, từ ngoài cổng vào ta thấy trước mặt là hồ nước hình chữ nhật chia lối vào đình thành hai cánh cung.

Kiến trúc và điêu khắc: Hạng mục kiến trúc đầu tiên là Ao đình. Tiếp đến là bức bình phong được xây theo kiểu cuốn thư. Kế theo là Nghi môn, Nghi môn đình Vạn Phúc được xây dựng theo hình thức trụ biểu với 3 lối đi. Tiếp nữa là mặt sập hổ phù, xuống dưới là ô lồng đèn, bên trong có đắp nổi

các hình tứ linh: Long, ly, quy, phượng. Thân trụ biểu được đắp nổi đôi câu đối bằng chữ Hán ca ngợi công trạng của thành hoàng làng và cảnh đẹp của đình. Từ cổng vào một khoảng sân rộng lát gạch bát cổ, ta gặp Phương đình. Phương đình Vạn Phúc là không gian rộng nhất và là “hồn” của ngôi đình.

Vào bên trong các vì nóc của bộ vì “có kết cấu kiểu chồng rường, từ thân 4 cột cái là các xà nách ăn mộng vào và nối ra đầu các cột quân, trên lưng xà nách là các con rường chồng lên nhau, một đầu ăn mộng vào thân cột cái, đầu kia vươn ra đỡ các hoành mái hạ”11. Đặc biệt toàn bộ hệ thống kết cấu gỗ tòa phương đình được sơn son thếp vàng và dát bạc.

Nối giữa Phương đình và Hậu cung là Trung cung. Trung cung với ý nghĩa tạo không gian kín cho ngôi đình để tiện việc hành lễ, chiêm bái, tránh

Một phần của tài liệu Không gian văn hóa làng Vạn Phúc (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)