chiến lược với Pháp vì : Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập, quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế.
Quân dân ta tích cực chuẩn bị với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng địch ở Điện Biên Phủ”.Hàng vạn dân công, công binh ngày đêm bạt núi xuyên rừng, đào đắp hàng trăm km đường và bằng mọi phương tiện sẵn có vận chuyển hàng vạn tấn lương thực, vũ khí … ra mặt trận, 55000 quân ta từ các nơi gấp rút hành quân về thắt chặt vòng vây Điện Biên Phủ. Ngày 06/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, cử Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. Với phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Ngày 15-3-1954, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi động viên cán bộ, ciến sĩ mặt trận. Bức điện nhấn mạnh: “chiến dịch này là một chiến dịch lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân sự và chính trị quan trọng”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 3 đợt :
Đợt 1 (13/3/1954 – 17/3/1954): ta tiêu diệt Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, diệt 2000 tên địch và phá hủy 26 máy bay. Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954): ta tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt trên các đồi A1, C1. Đồng thời ta khép chặt vòng vây khu trung tâm bằng hệ thống giao thông hào, khống chế sân bay, cắt đường tiếp tế duy nhất của địch. Pháp lâm vào tình thế vô cùng nguy khốn. Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954): tiêu diệt khu trung tâm Mường Thanh, Hồng Cúm. 17h30 ngày 7/5/1954, bắt sống De Castrie và toàn bộ Ban Tham mưu địch. . Trong khi bộ đội tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân cả nước đã phối hợp nhịp nhàng, tiến công địch khắp nơi. Những thắng lợi từ mặt trận chính dội về đã thúc đẩy cuộc chiến đấu ở các địa phương phát triển. Ngược lại, cuộc chiến đấu và chiến thắng của chiến trường cả nước càng làm cho quân viễn chinh Pháp, ở Điện Biên Phủ thêm cô lập, tuyệt vọng.
Tập đoàn cứ điểm Điên Biên Phủ - một “pháo đài khổng lồ không thể công phá “của quân đội thực dân Pháp, đã bị tiêu diệt. Lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã tung bay trên nóc hầm chỉ huy địch. Ở các cứ điểm còn lại xung quanh, binh lính và sĩ quan của địch lũ lượt giương cờ trắng ra hàng.Trận quyết chiến chiến lược Điên Biên Phủ đã toàn thắng.
Sau 3 đợt tiến công đến ngày 7-5-1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch hoàn toàn bị tiêu diệt, 16.200 tên, kể cả bộ chỉ huy mặt trận của địch bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống. Toàn bộ kho tàng, vũ khí của địch bị thu hoặc bị phá hủy, 57 máy bay địch bị bắn rơi. Đây là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử kháng chiến Chống thực dân Pháp của quân và dân cả nước: Lực lượng bộ đội được huy động đông nhất, với trang bị hiện đại nhất lúc đó; tiến hành chiến dịch liên tục, dài ngày, bao gồm một loạt trận đánh công kiên; kết hợp cường tập, mật tập, vây lấn; ưu thế binh lực trong từng trận đánh nói riêng và toàn bộ chiến dịch nói chung, ta mạnh hơn địch nhiều lần. tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là kết quả trực tiếp, cao nhất của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và là đỉnh cao của 9 năm kháng chiến thần thánh của dân tộc ta, đã kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 -1954 của quân và dân Việt Nam, đánh bại kế hoạch quân sự Nava, làm sụp đổ niềm hi vọng của các giới quân sự và chính trị ở Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao thắng lợi ở Giơnevơ .
d. Trên mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao, ngày 26/11/1953, trả lời báo Expressen (Thụy Điển), Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”. Lời tuyên bố đầy thiện chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có tiếng vang trên thế giới.
Ngày 26/4/1954, Hội Nghị quốc tế về Triều Tiên đã khai mạc với sự có mặt của “ngũ cường” và các nước liên quan tại Giơnevơ (Thụy Sỹ). Do sự phá hoại của Mỹ và các thế lực phản động quốc tế, Hội nghị bế tắc. Ngày 08/5/1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương khai mạc. Đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng dẫn đầu. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 24 phiên họp hẹp, ngày 21/7/1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam – Lào – Campuchia lần lượt ký kết.
Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh họp ở Giơnevơ đã bắt đầu bàn về vấn đề Đông Dương. Hội nghị có đại diện của 9 nước Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh, Campuchia, Lào, đại diện của chính quyền Bảo Đại và đoàn đại biểu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do Phạm Văn Đồng dẫn đầu.
Đại diện của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tuyên bố lập trường trước sau như một của nhân dân Việt Nam là lập lại hoà bình ở Đông Dương phải là một giải pháp toàn bộ về chính trì và quân sự cho cả 3 nước Đông Dương, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.
Do tương quan so sánh lực lượng trên phạm vi thế giới và khu vực, do so sánh lực lượng trực tiếp giữa ta và địch trên chiến trường, do lợi ích của các nước khi tham gia hội nghị, nên cuộc đấu tranh tại bàn đàm phán diễn ra rất gay go, phứt tạp. Cuối cùng, ngày 21-7-1954, các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được ký kết. Bản tuyên bố cuối cùng về lập lại hoà bình ở Đông Dương được các nước tham dự hội nghị cam kết chính thức chấp nhận. Đại diện chính phủ Mỹ ra tuyên bố riêng thừa nhận Hiệp định.
Với giải pháp Giơnevơ, nhân dân Việt Nam đã đi được một nửa chặng đường trong sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Tổ quốc, biểu hiện sinh động rằng trước khi
giành thắng lợi hoàn toàn. vì một quốc gia nhỏ như Việt Nam phải đương đầu với thế lực xâm lược lớn. trong bối cảnh quan hệ quốc tế lúc đó, thì cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân ta sẽ diễn ra phức tạp, lâu dài, gian khổ.
Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”. Người khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.
Cùng với thắng lợi trên mọi mặt trận quân sự mà tiêu biểu là Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơnevơ là thắng lợi ngoại giao đã góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất của Hiệp định Giơnevơ đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc đàm phán ở Pari chính là luôn kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với ngoại giao, lấy kết quả tác chiến trên chiến trường làm cơ sở, làm chỗ dựa để tiến công đối phương trên bàn đàm phán; phải luôn hiểu và nắm rõ âm mưu và hành động của kẻ thù, không được ảo tưởng vào “thiện chí” của kẻ thù; luôn kiên định mục tiêu, nguyên tắc cao nhất trong đàm phán nhưng mềm dẻo về sách lược trong những tình huống cụ thể để đạt kết quả cuối cùng.