Chiến cuộc Đông Xuân 1953

Một phần của tài liệu Vai tro cua Dang gd 46-54 (Trang 26)

Trải qua 8 năm chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp thiệt hại ngày càng lớn: Năm 1953 bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phrăng, bị đẩy vào thế phòng ngự bị động, vì thế Pháp đã sa lầy trong chiến tranh Đông Dương. Sự sa lầy của Pháp ở Đông Dương càng tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp sâu và tìm cách gạt Pháp. Tuy nhiên, cả hai tên thực dân đều muốn tìm giải pháp mới hòng đảo ngược tình thế trên chiến trường. Tướng Nava (Navarre) được điều sang Đông Dương để thực hiện mưu đồ đó. . với hy vọng có thể cứu vớt được danh dự cho người Pháp. H. Nava lập ra kế hoạch chiến tranh: trong hai năm 1953-1954, phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tiến công chiến lược ở miền Nam, đặc biệt là tấn công vùng tự do Liên khu V. Khi nắm được ưu thế về lực lượng cơ động, từ mùa thu năm 1954 sẽ tập trung tiến công trên chiến trường Bắc Bộ, tạo nên một cục diện chiến tranh có lợi thế cho nước Pháp. Điểm chính của kế hoạch Nava là tập trung binh lực xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh, để giành thắng lợi quân sự quyết định, chuyển bại thành thắng.

Muốn thực hiện ý đồ đó, điều quan trọng nhất là phải tập trung khối cơ động mạnh mới có thể giành thắng lợi với ta trong trận quyết chiến chiến lược. Kế hoạch quân sự của Nava là sự nỗ lực tối đa của quân Pháp ở Việt Nam. Chính phủ Pháp hy vọng từ đó sẽ giành thắng lợi quyết định trong cuộc chiến tranh vốn quá lâu dài, đang bị dư luận ở Pháp và quốc tế lên án là cuộc chiến tranh bẩn thỉu'. Mỹ đã kiểm tra, ủng hộ và viện trợ cho kế hoạch Nava. Từ mùa hè năm 1953, Nava bắt đầu thực hiện bước thứ nhất. Địch mở liên tiếp nhiều cuộc hành quân trên các chiến trường và ra sức tập trung lực lượng cơ động. Cuối năm 1953, Nava đã tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn.

Chủ trương (kế hoạch) của ta: 9/1953 Bộ chính trị BCHTW Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953-1954: Tập trung lực lượng tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu, buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những địa điểm xung yếu mà địch không thể bỏ qua. Phương châm của ta: tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt, đánh ăn chắc, tiến ăn chắc.

- Pháp tập trung nhiều tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ tiến hành càn quét, cho quân nhảy dù tập kích Lạng Sơn…Ta chủ động mở một loạt các chiến dịch để phân tán lực lượng địch.

+ Chiến dịch Tây Bắc ngày 10/12/1953 Chủ lực ta tiến lên thị xã Lai Châu, giải phóng được lai Châu và bao vây Điện Biên Phủ, Pháp vội điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

+ Chiến dịch Trung Lào tháng 12/ 1953: ta phối hợp với quân giải phóng Pa Thet Lào ta giải phóng Thà Khẹt, bao vây Xavanakhet và căn cứ Sênô, buộc địch phải tăng cường cho Sênô. Sênô thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.

+ Chiến dịch Thượng Lào: Lực lượng Lào Việt giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phong Sa lì. Pháp phải tăng cường cho Luông Pha Băng và Mường Sài, biến hai địa điểm này thành nơi tập quân thứ tư của Pháp.

+ Chiến dịch Tây Nguyên: Đầu năm 1954 ta tấn công Tây Nguyên, giải phóng thị xã KomTum và vây Pleiku, Pháp phải tăng cường lực lượng cho Pleiku. Pleiku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

Phối hợp với mặt trận chính, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch, làm cho địch phải phân tán lực lượng để chống đỡ.

⇒ Như vậy, cuộc Tiến công chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953-1954 làm cho địch bị động và phân tán lực lượng, kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản. Tạo điều kiện cho ta tiến lên mở trận quyết chiến chiến lược ở ĐBP. Như vậy, trước khi trận quyết chiến lược Điện Biên Phủ mở màn, qua mấy tháng đấu trí, đấu lực ở giai đoạn đầu của chiến cuộc đông xuân 1953-1954, địch đã hoàn toàn bị động chiến lược. Trong khi đó, thế trận chiến tranh nhân dân của ta đã phát triển và lớn mạnh chưa từng có.

Một phần của tài liệu Vai tro cua Dang gd 46-54 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w