Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng sắn trên thế giới và

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng một số dòng, giống sắn tại huyện bảo yên tỉnh lào cai_Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp (Trang 42)

III. YÊU CẦU NGHIÊN CỨU

1.3.2. Tình hình nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng sắn trên thế giới và

trong nước

Trên thế giới mật độ và khoảng cách trồng sắn đã đƣợc nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu .

Theo tác giả Ociano (1980) [37] cho biết rằng khoảng cách trồng sắn thích hợp nhất đối với giống sắn có mức độ phân cành ít, thân gọn là 75cm x 75 cm/cây (17.700 cây/ha).

Theo tác giả Tongglum (1987) [38] cho biết mật độ và khoảng cách trồng có sự ảnh hƣởng khác biệt lớn đến năng suất. Khoảng cách mật độ trồng phụ thuộc vào giống: Giống Rayong 2 mật độ trồng thích hợp có thể thay đổi từ 7.000 - 27.000 cây/ha, còn giống Rayong 3 là 10.000-15.000cây/ha.

Kết quả nghiên cứu của Weite (1987) [39] cho rằng mật độ trồng sắn phụ thuộc vào loại đất và mùa vụ trồng. Thƣờng những đất có độ phì cao thì trồng sắn với mật độ thƣa còn đối với đất có thành phần dinh dƣỡng thấp thì trồng với mật độ dầy. Mật độ trồng sắn còn liên quan đến đặc tính phân cành và sự sinh trƣởng thân lá của từng giống: Giống phân cành nhiều, thân lá phát triển nhanh trồng với mật độ thƣa và ngƣợc lại.

Theo tác giả Villamayor [41] mật độ trồng sắn chịu ảnh hƣởng bởi các đặc điểm về hình thái của giống. Đối với những giống sắn ít phân nhánh có tán gọn thì năng suất ít bị ảnh hƣởng bởi khoảng cách mật độ trồng. Trái lại những giống phân cành nhiều thân lá phát triển mạnh trồng với mật độ cao năng suất sẽ giảm. Mật độ trồng sắn thích hợp có thể thay đổi từ 13.00020.000 cây/ha.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

33

Một số kết quả nghiên cứu khác của Malayxia [35] cũng cho thấy mật độ trồng sắn thích hợp với những giống sắn có thân lá phát triển mạnh và phân nhánh nhiều là từ 10.00012.000 cây/ha thì cho năng suất sắn đạt đƣợc cao nhất.

Ở Việt Nam tác giả Nguyễn Hữu Hỷ cho biết mật độ trồng sắn thích hợp với các gióng sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mƣa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha sẽ đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. [9]

Theo TS Nguyễn Viết Hƣng (2004)[6] thì mật độ thích hợp cho giống sắn KM94 và KM98-7 đƣợc trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là 15.625 cây/ha và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010)[3] tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và đƣa ra nguyên tắc chung cho trồng sắn là đất tốt trồng thƣa, đất xấu trồng dày hơn. Ở đất tốt khoảng cách 1,0m x 1,0m (tƣơng ứng mật độ 10.000 hom/ha); Ở vùng đất xấu khoảng cách trồng là 1,0m x 0,7m (mật độ 14.000 hom/ha).

Theo tác giả Trần Công Khanh thì mật độ trồng sắn thích hợp ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên là: Đối với đất tốt nên trồng với khoảng cách 1.0m x 1.0m, tƣơng đƣong với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1m x 0.9m hoặc 1m x 0.8m (tƣơng đƣơng với 11.080 cây và 14.000 cây/ha) thì cây sắn sẽ cho năng suất cao [12].

Vậy qua phân tích trong từng điều kiện sinh thái, từng nơi mà trồng với mật độ trồng sắn thích hợp để đạt năng suất cao, chất lƣợng tốt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34

Chƣơng II

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất và chất lượng một số dòng, giống sắn tại huyện bảo yên tỉnh lào cai_Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)