Khái quát tình hình viễn thông của Thành Phố Huế giai đoạn 2011-2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần của nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mạng vinaphone đối với nhóm khách hàng sinh viên đại học Huế (Trang 27)

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.2 Khái quát tình hình viễn thông của Thành Phố Huế giai đoạn 2011-2012

Cùng với sự phát triển chung của ngành viễn thông Việt Nam, ngành Viễn thông ở Thừa Thiên Huế cũng có sự phát triển mạnh mẽ không kém. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều doanh nghiêp kinh doanh dịch vụ viễn thông, tuy nhiên trong đó VNPT và Viettel vẫn đóng vai trò chủ đạo.

Cơ sở hạ tầng và tốc độ trạm phát sóng điện thoại di động (BTS) tăng nhanh

Tổng số các trạm điện thoại di động tăng thêm trên địa bàn tính đến hết năm 2012 là: 859/764 trạm BTS (có 95 trạm BTS dùng chung). Trong đó Vinaphone: 150 trạm; MobiFone: 255; Viettel: 283, EVN Telecom: 52, Sfone: 15, VietnamMobile: 60 trạm, Gtel: 44 trạm. Các trạm BTS này được phân chia theo khu vực: Huyện A Lưới: 52 trạm; Huyện Nam Đông: 30 trạm; Huyện Hương Trà:87 trạm; Huyện Phong Điền: 100 trạm; Huyện Phú Lộc: 103 trạm; Huyện Phú Vang: 104 trạm; Huyện Quảng Điền: 48 trạm; Thị xã Hương Thủy: 80 trạm; Thành phố Huế: 258/240 trạm BTS ( 18 trạm BTS dùng chung).

0 50 100 150 200 250 300 255 283 52 15 60 44 150 Mobifone Viettel EVN Sfone Vietnam Mobile Gtel Vinaphone

Biểu đồ 1.2: Số Trạm BTS tăng thêm của các nhà Mạng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2011 - 2012

Số lượng các trạm BTS tăng nhanh là một dấu hiệu tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ tốt hơn. Tuy nhiên nếu lắp đặt nhiều trạm BTS nhưng không tối ưu hóa và nâng cấp mạng lưới thì sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sóng di động không ổn định, làm giảm chất lượng cuộc gọi của các Mạng.

Thị phần trên thị trường viễn thông Thừa Thiên Huế có sự thay đổi

Trong nhiều năm qua thì ngành viễn thông di động Thừa Thiên Huế luôn bị khống chế bởi ba nhà mạng lớn là Mobifone,Vinaphone,Viettel. Tính tới thời điểm đầu năm 2011 thì thị phần của 3 nhà Mạng này tại thị trường Huế vẫn chiếm thị phần lớn.

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế, thị trường viễn thông di động đã có những bước phát triển vượt bậc. Mặc dù chưa thật sự gây tiếng vang, nhưng đã đóng góp không nhỏ cho ngành viễn thông của nước nhà.

42.4 35.61 21.99 Mobifone Viettel Vinaphone

Biểu đồ 1.3: Thị phần viễn thông di động ThừaThiên Huế năm 2011

(Nguồn: Trích từ số liệu Thị phần năm 2011 của phòng Tổ chức – Lao động VNPT TT- Huế ). Dựa vào biểu đồ ở trên cho thấy, trong năm 2011, viễn thông di động Thừa Thiên Huế chỉ bao gồm 3 nhà mạng chính là Mobifone, Viettel và Vinaphone. Trong đó, thị phần của Mobifone lớn nhất chiếm 42,4%, Viettel chiếm 35,61% và Vinaphone chiếm 21,99% còn lại. Điều này khá hợp lý vì mạng Vinaphone chỉ phổ biến ở những người đã đi làm, vì những lý do như giá cước cao, thông tin về nhà mạng chưa phổ biến rộng rãi trong sinh viên và Vinaphone chưa đầu tư mạnh vào nhóm khách hàng này nên số lượng sinh viên sử dụng mạng Vinaphone chưa cao.

Đến năm 2012, thị phần của Vinaphone ở tỉnh Thừa Thiên Huế có tăng lên nhưng không nhiều, hiện tại, thị phần của Vinaphone ở Thừa Thiên Huế vẫn đứng thứ 3 sau 2 nhà mạng Mobifone và Viettel. Theo số liệu về Thị phần viễn thông di động Thừa Thiên Huế năm 2012 như sau:

Biểu đồ 1.4: Thị phần viễn thông di động Thừa Thiên Huế năm 2012

(Nguồn: Trích từ số liệu Thị phần năm 2012 của phòng Tổ chức – Lao động VNPT TT- Huế ). Tuy thị phần của Vinaphone trong năm 2012 có sự thay đổi nhưng tăng không nhiều. Thị phần của Vinaphone chiếm 22.20%, sau Mobifone và Viettel với lần lượt là 40.85% và 36,95%. Sự thay đổi này là do Vinaphone đã tích cực hơn trong công tác xây dựng và nâng cấp các trạm phát sóng, mở rộng vùng phủ sóng mạng ra các vùng ven, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, do Mobifone và Vinaphone là 2 nhà mạng có cùng nhà quản lý cấp cao nên đối thủ cạnh tranh của Vinaphone trong thị trường Viễn thông Thừa Thiên Huế chỉ là Viettel. Tiếp tục mở rộng vùng phủ sóng mạng, nâng cao chất lượng mạng sẽ giúp Vinaphone có thêm khách hàng và tăng trưởng thị phần.

Chƣơng 2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN CỦA NHÓM KHÁCH HÀNG LÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ ĐỐI VỚI NHÀ CUNG CẤP THÔNG TIN VIỄN

THÔNG DI ĐỘNG VINAPHONE

2.1 Tổng quan về tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam và VNPT Thừa Thiên Huế 2.1.1 Giới thiệu về tập đoàn bƣu chính viễn thông Việt Nam

Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and telecommunications Group (VNPT)

Trụ sở chính: Toà nhà VNPT, số 57 Huỳnh Thúc Khàng, Phường Láng Hạ, Quận

Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3.5775104 Email: vanphong@vnpt.com.vn

Ngày 9/1/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 06/2006/QĐ - TT về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Tập đoàn được hình thành trên cơ sở tổ chức lại cơ quan Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông (Văn phòng và các bộ phận giúp việc), Công ty Viễn thông liên tỉnh, Công ty Viễn thông quốc tế và một bộ phận của Công ty Tài chính Bưu điện.

Ngày 24/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 955/QĐ - TT về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.

VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực Bưu chính và viễn thông tại Việt Nam

Lĩnh vực kinh doanh:

+ Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin; + Dịch vụ và sản phẩm truyền thông

+ Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Dịch vụ tài chính, tín dụng, ngân hàng; + Dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện;

2.1.2 Giới thiệu về VNPT Thừa Thiên Huế

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của VNPT Thừa Thiên Huế

Cùng với cả nước những năm gần đây, TT-Huế đã có những phát triển mạnh mẽ, đổi thay trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội. Một trong những đổi thay nhanh chóng vững chắc ấy là lĩnh vực Viễn thông trên địa bàn của tỉnh nhà.

Thời kỳ 1930 – 1975

Cơ sở Bưu điện Huế của Thực dân Pháp được Việt Minh tiếp quản đưa vào hoạt động, phục vụ cho chính quyền cách mạng. Thời đó, ông Trịnh Thống - Chủ sự Bưu điện Huế được cử làm Giám đốc Bưu điện Trung Bộ, ông Nguyễn Quốc Kinh làm Giám đốc Bưu điện Huế.

Bưu điện Thừa Thiên Huế đã tái lập đài vô tuyến điện vào cuối năm 1959 đầu năm 1960. Tăng khả năng thông tin liên lạc, phối hợp công tác chỉ đạo kháng chiến giữa Tỉnh uỷ với Khu 5, với Trung ương Cục miền Nam và Trung ương Đảng ở Hà Nội.

Giai đoạn sau 1975

Bưu điện Bình Trị Thiên ra đời theo quyết định số 136-QĐ của Tổng cục Bưu điện Việt Nam ngày 21/01/1976.

Bước vào thời kỳ đổi mới, trong chiến lược tăng tốc giai đoạn I (1992 - 1995), Bưu điện Thừa Thiên Huế đã tập trung vào đổi mới trang thiết bị tổng đài điện tử ở trung tâm Huế, thành phố, tiếp đến là các bưu điện huyện trong toàn tỉnh. Bước vào giai đoạn tăng tốc phát triển giai đoạn 2 (1996-2000), Bưu điện TT-Huế tiếp tục hiện đại hoá mạng cáp thành phố và mạng cáp nội hạt tại các huyện.

Năm 2008, VNPT TT-Huế hoạt động theo mô hình tổ chức mới của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam với chức năng quản lý mạng viễn thông nội tỉnh và kinh doanh các dịch vụ viễn thông - công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh TT-Huế.

Đến nay VNPT TT-Huế đã triển khai mạng lnternet tại 100% thôn xã. 100% trạm y tế, bệnh viện và trường học trên toàn tỉnh TT-Huế cũng đã được kết nối mạng Internet. Mật độ thuê bao sử dụng dịch vụ Internet của VNPT TT-Huế đạt mức 10,5 thuê bao/100 dân.

Hiện tại, VNPT TT Huế chiếm hơn 85% thị phần các dịch vụ viễn thông, với một số lượng khách hàng rất lớn trên địa bàn tỉnh sử dụng dịch vụ. Cùng với kết quả khả

quan trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, hệ thống hạ tầng viễn thông không ngừng được đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ. Tập trung khai thác hiệu quả các dịch vụ giá trị gia tăng mới, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc khách hàng.

Những tháng cuối năm 2009, VNPT TT Huế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, giữ vững và phát triển thị phần, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thông tin di động, chuyên nghiệp hoá xây dựng hạ tầng viễn thông. Triển khai nhanh các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ 3G đến khách hàng. Liên kết và chủ động phát triển các dịch vụ có chất lượng và dịch vụ mới như: IPTV, Megafun, Educare…

Với “Năng lực vượt trội - Chất lượng bền vững”, VNPT TT-Huế mãi mãi là người bạn tận tụy và tin cậy đồng hành cùng khách hàng, nối liền mọi khoảng cách và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thông tin liên lạc, góp phần thúc đầy phát triển đời sống, kinh tế, văn hoá, xã hội của quê hương - đất nước trong tiến trình hội nhập và phát triển.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1 : Mô hình tổ chức viễn thông Thừa Thiên Huế

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban giám đốc:

 Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý con người, tài sản và điều hành mọi hoạt động

của chi nhánh cũng như các công tác đối ngoại với các cấp chính quyền.

 Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển chi nhánh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu

phát triển sản xuất kinh doanh của chi nhánh.

 Phối hợp các phòng, đài, ban quản lý dự án của công ty, trung tâm thực hiện các

công việc liên quan đến lĩnh vực đầu tư phát triển, kỹ thuật mạng, các công việc chuyên môn khác.

 Trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt động của các bộ phận: Kế toán-tài chính, Kế hoạch-bán hàng và Marketing, thanh toán cước phí và chăm sóc khách hàng.

Bộ phận kế toán- hành chính:

 Chịu trách nhiệm quản lý chung trong toàn bộ hoạt động tại các bộ phận của công ty.

 Quản lý nhân sự trong tổ chức, thực hiện các cuộc tuyển nhân sự đảm bảo thực

hiện tốt các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Bộ phận tài chính-kế toán:

 Quản lý tiền, hàng hóa, tài sản… thuộc phạm vi chi nhánh quản lý.

 Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kế toán tài chính đúng quy định để theo dõi các

nghiệp vụ kế toán phát sinh và tình hình tài chính tại đơn vị của chi nhánh.

 Thực hiện đối chiếu công nợ định kỳ với các đơn vị của chi nhánh và các đại lý,

đối tác thu cước trên địa bàn quản lý.

 Xây dựng kế hoạch chi phí hàng tháng trình lãnh đạo trung tâm phê duyệt.

 Làm việc với cục thuế địa phương để thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định.

 Thực hiện đúng quy định của nhà nước, công ty trong công tác quản lý kế toán,

tài chính.

 Quản lý lao động tại các đơn vị do chi nhánh quản lý.

 Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở, BTS thuộc phạm vi chi nhánh quản lý.

 Triển khai thực hiện và hướng dẫn người lao động ứng dụng các chương trình tin học phục vụ công tác sản xuất kịnh doanh trên địa bàn chi nhánh.

 Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan đến công tác ký kết và chấm dứt hợp đồng lao

động trên cơ sở đề xuất các đơn vị thuộc chi nhánh đã được giám đốc chi nhánh thông qua.

 Quản lý và theo dõi hoạt động xe công phục vụ các hoạt động tại chi nhánh.

 Thực hiện tổng hợp công tác kế hoạch và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh

của các trung tâm giao dịch bộ phận thuộc chi nhánh.

 Công tác an ninh, bảo vệ tại các đơn vị thuộc chi nhánh.

Bộ phận kế hoạch- bán hàng và Marketing

 Tham mưu giám đốc chi nhánh về kế hoạch phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới kinh phân phối phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Phối hợp triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật.

 Đánh giá, dự báo nhu cầu thị trường, đặc tính tiêu dùng của từng khu vực, huyện, tỉnh và đề xuất phương án, giải pháp để phát triển thị trường phù hợp cho từng địa phương.

 Xây dựng kế hoạch tăng lưu lượng, phát triển thuê bao hàng tháng, quý, năm và

các giải pháp thực hiện.

 Thực hiện các chương trình khuyến mại, quảng bá… của công ty, trung tâm , chi

nhánh và đánh giá kết quả thực hiện các chương trình.

 Thực hiện công tác hỗ trợ đại lý, điểm bán hàng về công tác trang bị, ấn phẩm

quảng cáo, cung cấp thông tin, nghiệp vụ bán hàng.

 Phối hợp với bộ phận kế toán-tài chính hỗ trợ thanh toán hoa hồng cho các đại lý,

điểm bán hàng.

Bộ phận thanh toán cước và chăm sóc khách hàng

 Tổ chức thực hiện công tác thu cước, xử lý nợ đọng và các nghiệp vụ thanh toán

cước phí khác trên địa bàn theo quy định.

 Phối hợp, đôn đốc và hỗ trợ thanh toán cước tại Quảng Bình, Quảng Trị trong công tác thanh toán cước.

 Hoàn thiện hồ sơ thuê bao nợ cước không có khả năng thu hồi và xử lý xóa nợ

theo quy định.

 Thực hiện công tác chăm sóc khách hàng theo định kỳ và thường xuyên của công

 Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thông tin thuê bao trả trước trên địa bàn chi nhánh.

 Giải quyết khiếu nại của khách hàng.

2.1.2.3 Đặc điểm về nhân lực của VNPT Thừa Thiên Huế

Bất cứ doanh nghiệp nào dù kinh doanh trong lĩnh vực trực tiếp sản xuất sản phẩm vật chất hay cung ứng dịch vụ, thì nguồn nhân lực luôn được coi là một yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công cho công ty. Ý thức được tầm quan trọng đó, VNPT Thừa Thiên Huế đã thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này được thể hiện rõ qua việc ban hành các quy chế miễn nhiệm, bãi nhiệm, đề bạt, văn bản pháp lý trong lĩnh vực đào tạo phát triển… nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực của mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, góp phần giữ vững vị thế là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực viễn thông.

Tính đến nay số lao động của công ty có trên 600 người, thể hiện rõ qua bảng cơ cấu lao động sau:

Bảng 2.1: Tình hình lao động của VNPT Thừa Thiên Huế

( Đơn vị: Lao động)

Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số 626 100

Phân tích theo giới tính

Nam 474 75.72

Nữ 152 24.28

Phân tích theo loại hợp đồng

Biên Chế 496 79.23 Thời vụ 130 20.77 Phân tích theo trình độ Cao đẳng, Đại học 295 47.12 Trung cấp 65 10.38 Sơ Cấp 266 42.50

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể đưa ra một vài nhận xét sau:

Về số lượng: công ty có số lượng lao động khá lớn, nếu so sánh với mặt bằng chung.

Tuy nhiên với vị thế là một công ty lớn, lại hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thì VNPT rõ ràng cần một số lượng lao động tương đối lớn để đáp ứng nhu cầu công việc.

Về cơ cấu theo giới tính: có thể nhận thấy rõ là sự chênh lệch giới tính là rất lớn, số lượng lao động nam gấp hơn 3 lần số lượng lao động nữ, chiếm đến 75.72%. Tuy nhiên với đặc thù là công ty cung cấp các dịch vụ mà yêu cầu tính kỹ thuật cao như dịch vụ viễn thông đường trục, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, dịch vụ truyền thông, khảo sát, tư vấn,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thị phần của nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động mạng vinaphone đối với nhóm khách hàng sinh viên đại học Huế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)