Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 97)

Ngay từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách tôn giáo đẩy mạnh sự phát triển của các tôn giáo trong sự phát triển của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay thì có những chính sách để củng cố nền hoà bình và thống nhất của dân tộc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách tôn giáo đó không phải không mắc những sai lầm, có những nơi đã mắc phải những sai lầm gây ra những hậu quả không hay đối với đồng bào tôn giáo.

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách đổi mới với những tôn giáo có mặt tại Việt Nam trong đó có Phật giáo. Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, có những chính sách tích cực trong công tác tư tưởng, tuyên truyền đối với tôn giáo. Chính điều đó làm cho công tác truyền bá và giáo lý của Phật giáo có những thay đổi đáng kể, nó góp phần củng cố thêm niềm tin của các tín đồ vào Phật giáo. Tại Hà Nội cũng như các thành phố khác trong cả nước các buổi thuyết giảng kinh Phật, cách thức tu tập, thực hiện nghi lễ của nhà Phật được diễn ra thường xuyên hơn, giúp cho các tín đồ cũng như những người có thiện cảm nắm vững hơn giáo lý của nhà Phật. Ở chùa Quán sứ còn có cả một thư viện mở cửa hàng ngày để bất cứ ai muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật có thể đến đó tìm hiểu và nghiên cứu.

\ 93

Trong những năm gần đây, Phật giáo luôn có những thay đổi chính sách của mình để phù hợp hơn với tình hình mới. Việc nhà nước có những chính sách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người theo tôn giáo nói chung và những phật tử nói riêng là một quyết định đúng đắn. Hàng năm các nhà chùa vẫn được Nhà nước cung cấp kinh phí để tu sửa các công trình được công nhận là di tích văn hoá của đất nước. Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất cho các phật tử trong chùa nhà nước ta còn chăm lo về mảng tinh thần cho các phật tử. Trong những năm qua, Đảng, nhà nước ta đã có những đầu tư không nhỏ để phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào có đạo nói chung, vùng có đông tín đồ Phật giáo nói riêng. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135 của Chính phủ về xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng sâu, vùng xa; Chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn... đều được ưu tiên cho vùng đồng bào có đạo trong đó có vùng đồng bào Phật giáo.

Cùng với việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, Đảng, Nhà nước cần tổ phải tổ chức tốt lao động sản xuất và đời sống của đồng bào tín đồ Phật giáo. Đảng, Nhà nước cần tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào tín đồ để họ tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước. Chính trong quá trình tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào Phật giáo có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ và các tri thức về đời sống xã hội, giúp họ dần hình thành nhận thức và lối sống mới.

Tăng cường mối quan hê ̣ giữa các cấp chính quyền với các chức sắc tôn giáo, trong đó có Phâ ̣t giáo , phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo địa phương, đảm bảo cơ cấu tr ong các tổ chức tôn giáo . Duy trì viê ̣c có mă ̣t của các tổ chức tôn giáo trong các công việc quan trong của địa phương cũng như của trung ương . Tạo cho những người theo tôn giáo thái độ bình đẳng trước

\ 94

mọi quyền lợi và nghĩa vụ đối với quốc gia , dân tô ̣c. Bên ca ̣nh đó , Đảng và Nhà nước cũng có những hành động kịp thời động viên , khen thưởng, khuyến khích những tăng ni , phâ ̣t tử có những đóng góp cho sự phát triển của xã hô ̣i và nhân dân. Viê ̣c làm này không những củng cố về mặt xã hội mà còn tạo ra những tấm gương người tốt viê ̣c tốt cho mo ̣i người noi theo , tăng cường khối đa ̣i đoàn kêt dân tô ̣c, cùng nhân dân xây dựng đời sống văn hóa mới.

Cho đến bây giờ Đảng và Nhà nước ta vẫn chưa có luật tôn giáo mà chỉ có những chính sách cho tôn giáo nên việc quản lý sự hoạt động và phát sinh của tôn giáo rất khó khăn, không có luật chung để có thể dựa vào đó làm quy chuẩn. Yêu cầu hiện nay là Nhà nước cần phải bổ sung các văn bản, chính sách để hướng dẫn và có những định hướng cho tôn giáo để phù hợp hơn trong tình hình mới. Nhà nước cần phải căn cứ vào luật để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các tổ chức tôn giáo. Xác định xây dựng và củng cố Phật giáo là một nhiệm vụ lâu dài vì vâ ̣y mà v ấn đề phát huy những ảnh hưởng tích cực của Phật giáo càng được coi tro ̣ng hơn. Bên cạnh đó còn phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước các phần tử lợi dụng tôn giáo để gây rối, phạm tội, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan trong nhân dân. Trong thờ i gian gần đây , các thế lực thù địch luôn lợi dụng những vấn đề tôn giáo để chống phá nhà nước ta , họ luôn rêu rao giọng điệu xuyên tạc , vu khống Viê ̣t Nam vi pha ̣m nhân quyền, vi pha ̣m tự do tín ngưỡng tôn giáo

Viê ̣c cần làm hiê ̣n nay đối với Nhà nước là cùng với những người lãnh đạo của Giaó hội Phật giáo nghiên cứu và cho ra luật tôn giáo . Điều đó sẽ giúp những người theo đạo có cơ sở pháp lý để hoạt động cũng là biện

pháp đẩy lùi những hình thức lợi du ̣ng vấn đề tôn giáo để gây ba ̣o loa ̣n, lâ ̣t đổ Nhà nước.

\ 95

2.3.3.Giải pháp về phía Phật giáo.

Bên cạnh việc Nhà nước có những hình thức tuyên tuyền , phổ biến những điều hay về Phâ ̣t giáo thì bản thân các tăng ni phật tử chức sắc Phâ ̣t giáo cũng đã có những cố gắng trong việc hoàn thiện mình. Góp phần làm cho cô ̣ng đồng tin và làm theo những điều Phâ ̣t răn da ̣y . Các nhà sư, những người liên quan đến Phâ ̣t giáo cũng có những cố gắng trong viê ̣c hoàn thiê ̣n kinh , sách nhà Phật để người không theo đạo Phật có thể đọc được sách Phật . Nhà chùa hàng năm vẫn tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn để giúp những người muốn tìm hiểu thêm về đạo Phật có thể đến học, tổ chức các buổi nói chuyện, đi đến từng hộ gia đình để khuyên giải những gia đình có con em sa ngã, cưu mang những đứa trẻ không có gia đình đến sống nương nhờ của Phật. Các nhà chức sắc trong giới Phật giáo nên có những biện pháp mạnh hơn để răn đe những trường hợp làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh nhà Phật.

Các tín đồ Phật giáo đặc biệt là những người đi tu hành là những người được trực tiếp tiếp xúc với kinh sách nhà Phật, họ am hiểu được những mục đích cũng như giáo lý nhà Phật. Những tín đồ Phật giáo này đều nhận thức rất rõ ràng đời là bề khổ nên họ luôn tâm niệm trong đầu là làm sao thoát khỏi bề khổ đó. Những vị sư trụ trì là những người am hiểu giáo pháp nên họ thực sự gương mẫu trong việc thực hiện giáo luật. Chính họ là những người đi đầu trong việc giải thoát, không những cho mình mà còn cho mọi người. Việc nâng cao đạo đức, phẩm hạnh của các tăng ni, trình độ học vấn cũng như trình độ về Phật học của họ cũng được nâng cao lên rất nhiều. Các nhà sư được học các môn thuộc khối ngành khoa học xã hội nhân văn. Sự giác ngộ, thái độ học tập chuyên sâu nâng cao kiến thức của các nhà sư được xã hội ngày càng lấy đó làm tấm gương cho mọi người noi theo. Dù có là tăng ni nhưng việc học tập của con người trong cuộc đời là không ngừng.

\ 96

Những nhà sư, nhà tu hành luôn là những người có nếp sống đạm bạc, giản dị, đức hạnh, không theo đuổi cuộc sống vật chất tầm thường. Họ là những người có lòng nhân từ, bao dung, sẵn sàng làm việc thiện, chữa bệnh cho mọi người bằng những loại thuốc nam có sẵn ở trong chùa, cưu mang những tấm thân không nơi nương tựa, dạy học cho dân. Nhiều ngôi chùa đã tổ chức nuôi dưỡng trẻ mồ côi với số lượng lớn, cứu trợ những người tàn tật. Những hành vi nhân ái, quên mình vì mọi người đó không những nêu gương tốt cho mọi người mà có sức lan tỏa tới mọi tầng lớp trong xã hội. Làm thiện, từ bi, cứu khổ, cứu nạn là một bộ phận hợp thành tư tưởng và hành vi đạo đức Phật giáo. Đạo Phật xuất phát từ mục đích cao cả đó là cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh và xây dựng một xã hội tốt đẹp mà trong đó con người được bình đẳng, hạnh phúc, điều đó rất phù hợp với lòng mong muốn của tất cả mọi người. Đó là những hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân đã có từ ngày xưa và Phật giáo cần phát huy hơn nữa những hình ảnh tốt đẹp đó.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay, đạo đức của giới tu hành cũng đang bị cuốn theo dòng chảy chung của xã hội. Nhiều hình ảnh của nhà Phật đã làm mất đi sức ảnh hưởng tích cực đối với mọi người. Có rất nhiều người nói rằng nhà sư bây giờ rất giàu có, và đi tu bây giờ đã thành một nghề. Họ hành nghề này rất nhiều tiền. Điều đó dụng ý rằng có gì đó rất mờ ám trong việc đi tu. Có hình ảnh nhà tu có những hành động nơi công cộng không đúng với thuần phhong mỹ tục cũng như giáo lý nhà Phật. Trên thực tế có nhiều nhà sư bị biến chất, thoái hóa , bị cuốn vào vòng xoáy của kinh tế thị trường, có nhiều trường hợp nhà sư bị tố giác là ăn thịt, uống rượu, quan hệ nam nữ bất chính… những hình ảnh không đẹp đó ảnh hưởng rất lớn đối với mọi người. Điều này buộc những nhà có chức trách và bản thân Phật giáo nên có những giải pháp nâng cao việc học tập lại giáo lý đối với những đối tượng vi phạm. Cần phải dạy cho những người muốn theo nghiệp tu hành

\ 97

một cách bài bản những điều đã ghi trong giáo lý, tránh những sai lầm do chính sư tăng gây ra.

Quan hệ giữa tăng ni với quần chúng nhân dân cũng là một điều đáng lưu ý. Thời đại kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, đời sống vật chất của nhân dân được tăng lên thì đời sống tinh thần của con người cũng được cải thiện. Nhà chùa được người dân đến nhờ những việc không thuộc phạm vi của nhà chùa cũng như trong giáo lý nói là người tu hành có thể làm được như cầu siêu, dâng sao giải hạn, tôn nhang bản mệnh… Tục đốt vàng mã có nguồn gốc từ Trung Quốc. Với quan niệm của người Trung Quốc trần sao âm vậy, thời phong kiến nhưng nhà quý tộc dòng dõi Trung Quốc trong nhà có người chết thì khi đem chon cất thường đem theo những vật dụng mà khi sống con người dùng và những người hầu thân cận bên cạnh. Về sau, để hạn chế việc đem đồ đạc đi chôn cất và tốn kém người ta đã cho làm những vật dụng bằng giấy giống như vật thật để thay thế và có cả người giấy (hình nhân thế mạng) để chôn theo người chết. Và từ đó tục đốt vàng mã ra đời. Theo thời gian, tục lệ này đã có sức lan rộng và ảnh hưởng sâu sắc tới Việt Nam. Người dân đến chùa nhưng những hình ảnh nơi cửa chùa thật không được đẹp mắt cho lắm như người dân bán hương, vàng mã, tiền giả ngay cửa chùa, thậm chí nhiều nơi có cả bùa, sớ, thầy bói. Những việc này không đúng với tôn chỉ của nhà Phật. Việc này làm vui lòng nhân dân nhưng không đúng với giáo lý nhà Phật. Trong bối cảnh hiện nay, với tâm lý thực dụng, vụ lợi của những người đi lễ chùa, Phật giáo đã bị lợi dụng để trở thành môi trường cho mê tín dị đoan phát triển. Thực trạng này đã gây ra những khó khăn cho công tác quản lý văn hóa của các cấp có thẩm quyền và làm tăng thêm hoạt động mê tín dị đoan trong xã hội. Phật giáo và Nhà nước cần có những biện pháp quyết liệt và khéo léo trong việc hạn chế những mê tín dị đoan mà Phật giáo đang giúp dân bình an nơi tâm hồn như hiện nay.

\ 98

Với quá trình du nhập, tồn tại và phát triển ở Việt Nam những người trong giới Phật giáo hiểu hơn ai hết những mong muốn trong tinh thần của con người Việt Nam. Ngoài việc nâng cao hơn nữa những kiến thức cơ bản trong giáo lý của mình cho những tăng ni Phật tử của mình, Phật giáo cần phải có những biện pháp tích cực đối với những hành vi xấu ảnh hưởng đến niềm tin Phật giáo trong nhân dân. Hành vi đạo đức tốt đẹp của Phật tử sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn. Điều đó góp phần làm cho đạo đức của Việt Nam duy trì, ổn định, hòa nhập và không hòa tan với quá trình toàn cầu hóa của thế giới.

Phật giáo muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện xã hội mới, muốn quảng bá đức tin cùng tính nhân văn, nhân đạo của mình, không có con đường nào khác hơn là phải đồng hành cùng lợi ích dân tộc. Để các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo được xã hội thừa nhận và ủng hộ cần phải có sự cố gắng nỗ lực Giáo hội Phật giáo, của chính bản thân mỗi chức sắc, tín đồ Phật giáo vì cùng một mục tiêu “tốt đời đẹp đạo”. Vì vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc hướng dẫn tín đồ trong sinh hoạt tín ngưỡng

Tiểu kết chƣơng 2

Viê ̣c phân tích những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phâ ̣t giáo đến đạo đức, lối sống con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay trong pha ̣m vi của luâ ̣n văn , đã khẳng đi ̣nh mô ̣t lần nữa những đóng góp to lớn của Phâ ̣t giáo đối với đa ̣o đức xã hội. Phâ ̣t giáo là mô ̣t trong những tôn giáo lớn trên t hế giới và có sức ảnh hưởng lan rô ̣ng đến các quốc gia . Tư tưởng của Phâ ̣t giáo mà đă ̣c biê ̣t là n hân sinh quan Phâ ̣t giáo đã góp phần giáo du ̣c thế hê ̣ trẻ của đất nước hiê ̣n nay . Đa ̣o đức Phâ ̣t giáo đã góp phần xây dựng đa ̣ o đức cá nhân trong gia đình và

\ 99

đa ̣o đức xã hô ̣i , viê ̣c khuyến khích xây dựng những “gia đình phâ ̣t tử” trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay là rất cần thiết và quan tro ̣ng.

Để góp phần vào công cuô ̣c đổi mới toàn diê ̣n đất nước , xây dựng mô ̣t nền văn hóa tiên tiến , đâ ̣m đà bản sắc dân tô ̣c . Điều cần thiết bây giờ là phải quan tâm đến những giá tri ̣ văn hóa đa ̣o đức , tinh thần của dân tô ̣c Viê ̣t Nam trong quá khứ, trong li ̣ch sử.

Những sinh hoạt Phật giáo đúng quy định của Pháp luật, phù hợp với tôn chỉ, mục đích mà Giáo hội Phật giáo đã đề ra cần được tạo điều kiện tối đa để chúng được diễn ra thuận lợi, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đông đảo quần chúng tín đồ. Mặt khác, những hành vi lợi dụng Phật giáo hoặc những hoạt động không tuân thủ quy định của luật pháp, không đúng với tôn chỉ, mục đích hành đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần phải lên án và

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 97)