Khái niệm đạo đức, lối sống và khái quát về đạo đức, lối sống con ngườ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 42)

sống con người Viê ̣t Nam hiê ̣n nay

1.2.1. Khái niệm đạo đức, lối sống 1.2.1.1. Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc được xã hội thừa nhận quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội. Thuật ngữ đạo đức được hình thành rất sớm trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoảng thế kỷ thứ IV trước công nguyên gắn liền với tên tuổi nhà triết học Hy Lạp cổ đại – đó là Aristot. Thời kỳ đó người ta quan niệm đạo đức là những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi của con người với con người, làm sao cho mối quan hệ của con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Mối quan hệ của đạo đức không chỉ là mối quan hệ giữa con người với con người mà còn có mối quan hệ của con người với xã hội và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.

Trong lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại có rất nhiều những quan niệm khác nhau về đạo đức như:

Theo tiếng Hy Lạp cổ ETHOS là luân lý, là thói quen, là phong tục tập quán, thông qua đó mà điều chỉnh những hành vi của con người. Ngoài ra ETHOS còn có nghĩa khác là nơi cư trú, nơi trú ngụ, là quê hương, nguồn gốc, xứ sở.

Khổng Tử quan niệm đạo đức là đường đi lối lại, là quy luật. Đức được quan niệm là luân thường mà con người phải tuân theo. Đạo đức được quan niệm là luân thường đạo lý, là quan niệm về xấu, tốt, đúng, sai.

Trong Nho giáo đạo đức được lý giải ở “cương thường” hay “luân thường đạo lý”. Đạo ở đây là chỉ mối quan hệ nhằm duy trì một trật tự từ gia đình đến xã hội. Đó là mỗi quan hệ Ngũ luân gồm: vua – tôi, cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh – em và bạn bè. Trong năm mối quan hệ trên có ba mối quan

\ 38

hệ (vua – tôi, cha mẹ – con cái và vợ – chồng) là ba mối quan hệ bắt buộc hay phục tùng, được gọi là “tam cương”. Đức là những quy định, những yêu cầu phải thực hiện cho đúng trách nhiệm của mỗi giới, mỗi người. Người phụ nữ trong xã hội theo Nho giáo phải thực hiện tứ đức: công – dung – ngôn – hạnh. Tuy nhiên ở những quốc gia có ảnh hưởng của Nho giáo cũng có sự khác nhau trong những chuẩn mực đạo đức, ví dụ như: Ở Trung Quốc chuẩn mực đa ̣o đức bao g ồm những phẩm chất như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín những ở Nhật Bản lại có những phẩm chất khác biệt một chút đó là Trung, Lễ, Dũng, Tín, Kiệm…

Kinh dịch lại cho rằng “đạo là con đường, là quy luật. Đức là mức độ tập trung đạo của con người, đức là năng lực của con người vận dụng cho đúng quy luật” [21, tr.109].

Ở Phương Tây, đạo đức là moral, là những chuẩn mực chung nhằm điều chỉnh hành vi của con người sao cho tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người với xã hội.

Ở Việt Nam có rất nhiều những quan niệm khác nhau về đạo đức. Từ cách hiểu theo quan điểm macxit, có thể thấy cấu trúc của đạo đức bao gồm những nguyên tắc sống, những chuẩn mực và quy tắc cư xử và nhận thức về tương quan giữa các lợi ích làm thành ý thức đạo đức của con người. Chính ở đây có thể thấy rõ hơn đặc trưng của đạo đức như một hình thái ý thức xã hội. Các tác giả khác nhau cho những ý kiến khá thống nhất về vấn đề này. Chẳng hạn:

Trong Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997, khẳng định “đạo đức” theo hai nghĩa:

“1. Những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người với nhau và với xã hội

\ 39

2. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có” [71, tr.280].

Huỳnh Khái Vinh viết: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm: những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội, trong quan hệ người – người”[86, tr.44].

Có tác giả lại cho rằng: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Chúng thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận” [15, tr.8].

Một tác giả khác lại cho rằng: “Đạo đức là một quan hệ xã hội có quy tắc, có chuẩn mực, có đánh giá, có giá trị, nhưng không ghi thành văn bản pháp luật mà thông thường là nếp sống, phong tục, tập quán do một cộng đồng nhất định tạo thành khi sống chung với nhau. Các quan hệ đạo đức trong xã hội thường được điều chỉnh bằng dư luận xã hội” [16, tr.11].

Trong cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn mực xã hội” tác giả lại có ý kiến cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm: những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực xã hội, nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với những lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ xã hội, trong quan hệ người - người” [97, tr.44]

Từ những định nghĩa trên có thể nhận xét:

Đạo đức được xem là một hình thái ý thức xã hội do tồn tại xã hội quy định. Một khi tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi theo. Đạo đức được hình thành trong cuộc sống thể hiện quan hệ giữa con người với con người trên phương diện đạo đức và nó được xem là cách thức điều chỉnh hành vi đạo đức của con người trong xã hội.

\ 40

Đạo đức được thể hiện trong những thang giá trị mà ai cũng có thể hiểu và có thể làm theo như tinh thần yêu nước, ý thức đoàn kết dân tộc…

Đạo đức thể hiện qua những chuẩn mực, những quan niệm quy định hành vi ứng xử như: quan niệm ngũ luân trong Nho giáo, quan niệm về phẩm chất con người. Với mỗi tôn giáo, mỗi đất nước, mỗi vùng miền… đều có những quan niệm hay nói cách khác là những chuẩn mực khác nhau về đạo đức.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những quan niệm độc đáo và sâu sắc về đạo đức . Người cho rằng : đa ̣o đức là gốc của người cánh ma ̣ng ; đa ̣o đức là nguòn nuôi dưỡn g và phát triển con người . Quan điểm đa ̣o đức của Hồ Chí Minh bao quát các mối quan hê ̣ cơ bản của con người trong xã hô ̣i . Các phẩm chất đạo đức của người cách mạng cũng là những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người . Đó là trung với nước , hiếu với dân , yêu thương con người , sống có tình, có nghĩa, có tinh thần quốc tế trong sáng , trau dồi kinh nghiê ̣m, thâ ̣t thà, liêm, chính, chí công vô tư.

Đạo đức theo cách hiểu nôm na đó là phép ứng xử có nhân phẩm giữa người này với người khác. Đạo đức luôn luôn có những mối quan hệ hai chiều. Điều này đòi hỏi những người thực hiện đạo đức phải thực hiện đúng vị trí của mình trong mối tương quan với người khác cũng như ngoài xã hội.

Đạo đức học Mác – Lênin cho rằng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, một phương thức điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua hệ thống những giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực biểu thị sự quan tâm tự nguyện, tự giác của con người với con người, con người với xã hội” [44 tr.11–12]. Đạo đức là những nguyên tắc, những quy phạm gắn liền và phù hợp với một hình thái kinh tế - xã hội nhất

\ 41

định, được hình thành từ những điều kiện vật chất của xã hội. Đa ̣o đức là mô ̣t hiê ̣n tượng xã hô ̣i phẩn ánh các mối quan hê ̣ hiê ̣n thực bắt nguồn từ bản thân cuô ̣c sống của con người . Đa ̣o đức là tâ ̣p hợp những quan điểm của mô ̣t xã hô ̣i, mô ̣t tầng lớp xã hô ̣i, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.

Đối tượng của đạo đức là do tồn tại xã hội quy định. Tồn tại xã hội luôn vận động và phát triển, do vậy đòi hỏi đạo đức cũng luôn phải vận động và phát triển sao cho phù hợp với tình hình mới. Đạo đức thay đổi khi tồn tại xã hội thay đổi, nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phối, sự tác động qua lại giữa những hình thái ý thức xã hội khác như văn học, nghệ thuật, pháp luật, tôn giáo… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền đa ̣o đức hiê ̣n nay là nền đa ̣o đức mới . Mô ̣t nền đa ̣o đức lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm hê ̣ tư tưởng . Nền đa ̣o dức mới bao gồm những nô ̣i dung như : công dân sống tuân thủ theo pháp luâ ̣t , sống vì mo ̣i người , tích cực lao động sản xuất , có tinh thần yêu nước , đoàn kết, tương thân, tương ái, hướng về cô ̣i nguồn dân tô ̣c, làm việc thiện, giữ gìn đa ̣o lý của dân tô ̣c…

Đa ̣o đức của con người không hề tồn ta ̣i trừu tượng mà còn là đa ̣o đức của con người sống, lao đô ̣ng và ho ̣c tâ ̣p trong những quan hê ̣ xã hô ̣i xác đi ̣nh và cụ thể. Đa ̣o đức con người có tính hai mă ̣t mà ng ười nghiên cứu gọi là hai mă ̣t thiê ̣n và ác. Lịch sử loài người từ trước đến nay xét về mặt đạo đức là lịch sử đấu tranh không ngừng giữa thiê ̣n và ác , giữa cái tốt và cái xấu. Con người trong cuô ̣c sống của mình , không có việc gì , hoạt động gì tách dời đạo đức . Đa ̣o đức đi theo mỗi con người cũng như nhân loa ̣i như mô ̣t yếu tố căn bản trong bản chất con người trong suốt hành trình li ̣ch sử của mình.

\ 42

Như vậy, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người với con người, con người với xã hội và con người với tự nhiên. Nó được thực hiện bởi niềm tin, truyền thống và thông qua dư luận xã hội.

1.2.1.2. Khái niệm lối sống

Lối sống của một dân tộc, một quốc gia được hình thành từ những đặc điểm nhân chủng và các điều kiện sống của dân tộc đó. Lối sống của người Việt Nam được xây dựng từ bản thân con người Việt Nam gắn liền với những điều kiện kinh tế chính trị, địa lý cũng như tâm lý và văn hóa của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Vì thế có thể cho rằng lối sống của con người Việt Nam chính là sự tổng hợp các đặc điểm của văn hóa truyền thống, mang những nét riêng của con người và văn hóa các vùng miền ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát trển của dân tộc Việt Nam là lịch sử hình thành và phát triển lối sống Việt Nam. Nó được vun đắp, xây dựng, làm cho phong phú và đậm đà thông qua hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu, học tập, giáo tiếp tiến bộ xã hội trong nội bộ các quốc gia và đặc biệt là sự giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc, quốc gia khác trên thế giới.

Cho đến nay, lối sống được tiếp cận bằng khái niệm nhiều cách thức khác nhau và với các nội hàm và ngoại diên không tương đồng. Khái niệm “lối sống” là danh từ ghép của từ lối và sống. Ở Việt Nam, khái niệm “lối sống” được diễn đạt bằng một danh từ ghép. “Lối” là lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức. “Sống” là sinh họat, là quá trình hoạt động sinh học của con người và xã hội.

Các nhà nghiên cứu phương Tây và phương Đông khi nghiên cứu về lối sống cũng có những điểm khác biệt. Các nhà nghiên cứu phương Tây khi nghiên cứu về lối sống thì thường theo quan điểm của chủ nghĩa vị chủng, chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tương đối.

\ 43

“Chủ nghĩa vị chủng cho rằng, mọi chuẩn mực giá trị của lối sống phải được kiểm chứng bằng trình độ độc tôn. Mọi giá trị được hình thành qua nhiều thế kỷ đều được hình thành từ một mô thức quyền uy tuyệt đối và coi mình, dân tộc mình là trên hết. Đây là quan điểm phiến diện, tuyệt đối hóa yếu tố chủ quan của lối sống. Đất nước tiêu biểu cho quan điểm này là các quốc gia châu Âu khi coi châu Âu là trung tâm của sự phát triển. Chủ nghĩa vị chủng này gần giống với chủ nghĩa dân tộc của người Đức trong chiến tranh phát xít.

Chủ nghĩa toàn trị thì quan niệm mọi cá nhân phải hòa tan trong xã hội toàn vẹn, dưới sự cai trị của người có bộ óc thông minh tuyệt đỉnh. Quan niệm này đề cao lối sống chuyên chế cực quyền, coi chuẩn mực của kẻ cầm quyền là tối cao, tối thượng, còn người lao động không có quyền chọn lựa các chuẩn mực giá trị.

Chủ nghĩa tương đối cho rằng, các giá trị và các chuẩn mực mà mỗi cá nhân tin tưởng là có độ tin cậy cao nhất. Họ quan niệm, các tập quán, đặc trưng giá trị đều có mâu thuẫn. Chuẩn mực giá trị phụ thuộc vào thị hiếu cá nhân. Nghĩa là ai muốn gì và thích làm gì theo cái gọi là giá trị, lối sống không cần có sự định hướng của xã hội” [46, tr.44].

Trên cơ sở quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin về lối sống, nhiều học giả Việt Nam đưa ra các định nghĩa khác nhau về lối sống. GS. Vũ Khiêu đã đưa ra một quan niệm rất rộng: “Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: Trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa” [41, tr.514]

\ 44

Định nghĩa của Lê Đức Phúc: “Lối sống là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những hình thức hoạt động mang tính ổn định, đặc trưng cho cá nhân hay nhóm. Những hình thức này được quy định bởi trình độ nhận thức về lẽ sống cũng như điều kiện thỏa mãn những nhu cầu liên quan đến giá trị văn hóa” [62, tr.39] .

Quan niệm của Viện Văn hóa và phát triển – Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về lối sống như sau: “Lối sống là một phạm trù văn hóa - xã hội học khái quát toàn bộ hoạt động sống của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong điều kiện một hình thái kinh tế - xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống; trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa” [46, tr.47].

Tác giả Hoàng Thị Lan đưa ra quan điểm về lối sống như sau: “Lối sống bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như

- Cách thức lao động, làm ăn, kinh doanh - Các phong tục tập quán

- Cách thức giao tiếp, ứng xử của con người

- Quan niệm về đạo đức và nhân cách...”[46, tr.47].

Lối sống là tổ hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương diện cũng như cách thức và lĩnh vực. Lối sống có mặt ở sản xuất, sinh hoạt, thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử của con người với con người, giữa chủ thể và các đối tượng xung quanh. Trong lối sống tổng hòa tất cả những nét cơ bản những đặc điểm của

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay (Trang 42)