Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu được nhiều điều hữu ích, dựa vào mối liên hệ giữa các chế độ, chuẩn mực kế toán với công tác thực tế. Công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất nói riêng tại công ty Cổ phần than Mông Dương được thực hiện khá khoa học. Tuy vậy vẫn còn một số điểm thực hiện chưa dung theo quy định như về hệ thống tài khoản hay cách hạch toán một số khoản chi phí.
Về tài khoản kế toán
Tại Công ty than Mông Dương nội dung phản ánh trên tài khoản chi tiết của TK 621, 622, 627 với TK 154 chưa được thống nhất dẫn đến việc hạch toán và tập hợp chi phí nhiều khi còn nhầm lẫn nội dung của các tài khoản như TK 154 thì được mở theo nội dung kinh tế, còn TK 621, 622, 627 lại được mở theo khoản mục.
• TK 154 được tập hợp chi phí theo từng công trường, phân xưởng sản xuất và được chi tiết thành các tài khoản:
- TK 1541: Sản xuất kinh doanh chính - TK 1543: Sản xuất kinh doanh phụ
- TK 1547: Xây dựng cơ bản tự làm
• Các 621, 622, 627 lại được mở theo khoản mục vd như:
+TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết theo từng công trường khai thác, trong đó lại được chi tiết theo từng yếu tố vật liệu (vật liệu, n hiên liệu, phụ tùng thay thế, động lực
+ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Hạch toán chi tiết như sau: TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 Chi phí vật liệu
TK 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6275 Thuế tài nguyên
TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 Chi phí bằng tiền khác
Về hạch toán tài khoản:
+ Qua khảo sát tại Công ty than Mông Dương,nhận thấy công ty hạch toán
toàn bộ phần chi phí điện năng (động lực) vào toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà không được phân bổ cho các đối tượng sử dụng như bộ phận phân xưởng, bộ phận quản lý doanh nghiệp, bộ phận tiêu thụ ...như vậy làm sai chi phí sản xuất dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm không được chính xác.
+Trong quá trình hạch toán, chi phí sản xuất phát sinh được chi tiết cho từng loại sản phẩm nhưng chi phí sản xuất chung để phân bổ cho từng loại sản phẩm là chưa được chính xác và phản ánh chưa rõ ràng tới từng đối tượng chịu chi phí.
+Công ty không thực hiện trích lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất. Trong tháng nếu có công nhân nghỉ phép căn cứ vào ngày nghỉ để tính ra số tiền lương nghỉ phép theo chế độ quy định và tính vào chi phí sản xuất trong tháng đó.
+Hiện nay đơn vị không thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ mà mọi chi phí phát sinh sửa chữa trong tháng đều tập hợp về tài khoản chi phí sản xuất chung theo phân xưởng và phân bổ hết một lần vào sản phẩm do đó có tháng
chi phí sản xuất chung sẽ lớn hơn hẳn so với các tháng không phát sinh chi phí sửa chữa TSCĐ
Về hợp chi phí:
Qua việc khảo sát tại công ty than: chi phí sản xuất chung chưa được tính căn cứ vào mức sản xuất sản phẩm thực tế cao hơn hay thấp hơn mức công suất bình thường. Như vậy, tại các công ty này chi phí sản xuất chung chưa được hạch toán theo quy định của chuẩn mực kế toán VAS 02 “Hàng tồn kho”.
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất ...).
Tuy nhiên trên thực tế công ty không hề căn cứ vào mức công suất bình thường để tính chi phí sản xuất chung.