Phương pháp kế toán chi phí sản xuất sản phẩm than nguyên khai tại Công ty Cổ phần than Mông Dương.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm than nguyên khai tại Công ty Cổ phần than Mông Dương (Trang 27)

ty Cổ phần than Mông Dương.

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung

Đặc điểm của công nghệ sản xuất than của công ty qua nhiều công đoạn, thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng chế biến ở giai đoạn sau, cứ tuần tự từ giai đoạn khoan, nổ, xúc, vận chuyển… Cho đến khi tạo thành sản phẩm than ở giai đoạn cuối cùng. Vì vậy, nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất không phải nguyên vật liệu chính cấu thành nên sản phẩm than mà là NVL phụ dùng cho sản xuất.

b. Chứng từ sử dụng: - Phiếu xuất kho

- Thẻ kho

c. Tài khoản sử dụng:

TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết theo từng công trường khai thác, trong đó lại được chi tiết theo từng yếu tố vật liệu (vật

liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, động lực) tương ứng với tài khoản chi tiết của TK 152.

TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu cho từng công đoạn. Bên có: Gía trị nguyên vật liệu xuất dùng không hết nhập lại kho Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK 621 không có số dư cuối kỳ.

TK 621 được chi tiết thành các tài khoản như sau:

- TK 6211: Chi phí NVL dùng cho hoạt động khai thác than. - TK 6213: Chi phí NVL dùng cho hoạt động cơ khí.

- TK 6214: Chi phí NVL dùng cho kinh doanh dịch vụ ăn uống. - TK 6215: Chi phí NVL dùng cho hoạt động vận tải.

d. Quy trình hạch toán kế toán

Việc theo dõi nhập – xuất nguyên vật liệu tại công ty do thủ kho và tổ kế toán vật tư đảm nhận theo phương pháp thẻ song song, và hạch toán theo phương pháp Nhật ký- Chứng từ.

Theo quy định, nguyên vật liệu nhập kho hay xuất kho đều được tính theo giá thực tế.

- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho: giá thực tế ghi sổ bao gồm giá mua trên hóa đơn đã trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua được hưởng cộng với các khoản thuế không được hoàn lại (nếu có) và các chi phí mua thực tế.

- Đối với nguyên vật liệu xuất kho: công ty tính giá nguyên vật liệu, xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ được thực hiện theo công thức:

Cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp các phiếu xuất kho (phụ lục 11) nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất và tiến hành tính toán tổng số lượng nguyên vật liệu xuất dùng, ghi đơn giá và thành tiền vào phiếu xuất kho của từng loại nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các đội thông qua phiếu lĩnh vật tư (phụ lục 12)sẽ được ban vật tư thông qua phòng kỹ thuật duyệt rồi sau đó chuyển cho giám đốc ký, người viết phiếu vật tư đến thủ kho để lĩnh vật tư.

Thủ kho sử dụng thẻ kho (phụ lục 13) để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn vật tư theo chi tiết số lượng. Khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật tư thủ kho sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các chứng từ và ghi vào các thẻ kho tương ứng.

Công ty Cổ phần than Mông Dương áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để theo dõi vật tư.

Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn kho hàng ngày của từng vật tư, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng .khi nhận được phiếu xuất nhập kho,phiếu xuất nhập tư, hàng hóa, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, pháp lý của các chứng từ rồi tiến hành ghi sổ thực nhận, thực xuất vào thẻ kho, cuối ngày tính ra sổ tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho.

Kế toán dùng sổ để ghi chép tình hình xuất nhập kho cho từng vật tư – hàng hóa theo hai chỉ tiêu số lượng và đơn giá. Định kỳ, kế toán kho xuống kho để kiểm tra phiếu xuất và thẻ kho về tính hợp lý, hợp pháp và khác nhau. Từ đó, kế toán kho chốt thẻ điền vào cột số tiền và cột vật liệu tồn.

Thực tế việc cung cấp vật tư hàng hóa của Công ty Cổ phần than Mông Dương chủ yếu là trong nội bộ Tập đoàn công nghiệp than –Khoáng sản Việt Nam cung cấp.

- Công ty du lịch và thương mại Việt Nam. - Công ty cơ khí động lực Cẩm Phả.

- Xí nghiệp vật tư vận tải Cẩm Phả.

Tất cả các công ty này kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đều do Tập đoàn chỉ đạo. Mặt khác việc buôn bán trao đổi hiện nay trong giá bán (giá tổng hóa đơn bán hàng) đã bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ...

e. Sổ kế toán:

Căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, phiếu chi kế toán ghi vào sổ nhật ký chung.

Từ sổ nhật ký chung kế toán sẽ tiến hành ghi vào nhật ký chi tiền, sổ cái TK 621 (phụ lục 14) đồng thời ghi sổ chi tiết 621 (phụ lục 15). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết các TK ta có Bảng phân bổ NVL

(phụ lục 16).

2.2.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. a. Nội dung

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đây là các khoản tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: tiền lương các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTT, KPCĐ) và các khoản phụ cấp trợ cấp, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ...

Với hơn 4 nghìn công nhân viên, tập thể cán bộ Công ty cổ phần than Mông dương đã nỗ lực hết mình đảm bảo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người lao động.việc tính đủ tính đúng lương cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là nhân tố thúc đẩy động viên tinh thần người lao dộng để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm trong toàn Công ty.

Hiện nay việc quản lý và sử dụng quỹ lương của Công ty dụa trên cơ sở hao phí lao động và phải gắn liền với hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh hàng tháng.

Công ty có hai hình thức trả lương:

+Tiền lương xác định theo giá lương sản phẩm áp dung cho các công trình khai thác, hầm lò, vận tải... việc xây dựng định mức, đơn giá và quy chế được xây dựng từ đầu năm.

Tiền lương được trả theo công thức:

Công ty không tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: viêc tính lương căn cứ vào lệnh sản xuất. Đội thống kê xác định số m khoan sâu, số chuyến xe đủ mức đúng quy định.

+Trả lương theo thời gian: hình thức này áp dụng cho nhân viên quản lý tổ đội và nhân viên điều hành, nhân viên khối văn phòng. Căn cứ để tính lương là: Bảng chấm cộng, hệ số lương, hệ số phụ cấp để tính lương phải trả theo thời gian.

Các khoản trích theo lương công ty thực hiên trích các khoản BHXH, BHYT, BHTT, KPCĐ theo đúng quy định do Nhà nước ban hành năm 2010: BHXH trích 22% (16% tính vào chi phí, 6% trừ vào lương công nhân) ; BHYT trích 4.5% (3% tính vào chi phí, 1.5% trừ vào lương công nhân); BHTT trích 2% (1% tính vào chi phí, 1% trừ vào lương công nhân); KPCĐ trích 2% tính vào chi phí.

a. Chứng từ sử dụng:

+ Bảng chấm công

+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành +Bảng thanh toán tiền lương

b. Tài khoản sử dụng:

Tài khoản mà Công ty sử dụng là TK 622. Đây là tài khoản về chi phí tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh trong kỳ, nó liên quan tới từng đối tượng hạch toán chi phí sản phẩm và tính giá thành sản phẩm.

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên có: Phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. TK 622 không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản này có TK cấp 2 TK 6221: Chi phí NCTT theo dõi thông qua các tài khoản đó là: TK 334 “Lương phải trả công nhân viên” và TK 338 “Các khoản phải trả phải nộp khác” chi tiết như sau:

TK 3382: Kinh phí công đoàn. TK 3383: Bảo hiểm xã hội. TK 3384: Bảo hiểm y tế.

TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.

c. Quy trình hạch toán kế toán

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản Việt Nam giao quỹ lương cho Công ty trên cơ sở giao đơn giá tiền lương trên doanh thu than và trên doanh thu sản xuất khác.

Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phiếu giao việc tại công trường phân xưởng, các tổ đội theo dõi tình hình lao động của từng cá nhân gửi các nhân viên kinh tế để lên bảng chấm công (Phụ lục 17). Cuối tháng, căn cứ vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành (Phụ lục 18) theo Biên bản nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu của Công ty xác định và các chứng từ khác phát sinh trong tháng. Nhân viên kinh tế của đơn vị căn cứ vào bảng chấm công, khối lượng công việc hoàn thành lương để tính lương và chia lương cho từng công nhân, sau đó gửi bảng chia lương về phòng lao động tiền lương. Phòng lao động tiền lương có nhiệm vụ giám sát kiểm tra việc phân bổ tiền lương cho từng bộ phận, cá nhân như thế nào? Có đúng với phiếu giao việc không ? Công việc phát sinh đúng hay sai? Sau đó gửi toàn bộ chứng từ sang tổ kế toán lương.

Cuối tháng kế toán căn cứ vào các sổ nhật ký chung, số thẻ kế toán chi tiết để vào sổ cái TK 622.

Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty trong tháng 12 như sau (xem phần phụ lục):

Nợ TK 622: 2.129.823. 686 Có TK 334: 1.980.438.138 Có TK 3382: 27.808. 666 Có TK 3383: 98.564.342 Có TK 3389: 10.254.265

Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 để tính giá thành.

e.Sổ kế toán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng ngày căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung, căn cứ vào số liệu trên sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi Sổ chi tiết TK 622 (Phụ lục 19) đồng thời ghi vào sổ cái Tài khoản 622 (Phụ lục 20) vào, sau đó kế toán ghi Sổ chi tiết TK 154.

2.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung. a. Nội dung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho việc sản xuất và là những khoản chi phí ngoài khoản chi phí về NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng phân xưởng sản xuất từng loại sản phẩm,bao gồm các khoản như:chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nhuyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dich vụ mua ngoài và các chi phí khác bàng tiền.

Công thức phân bổ:

Chi phí sản xuất chung là chi phí còn lại rất cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất, chi phí này phục vụ chung cho toàn phân xưởng.

b. Chứng từ sử dụng:

+ Bảng tổng hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu (Phụ lục 21) + Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Phụ lục 22)

c. Tài khoản sử dụng

Tài khoản mà công ty sử dụng là TK 627.

Bên nợ: Chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ

Bên có: Các khoản ghi giảm, kết chuyển hay phân bổ chi phí sản xuất chung. TK 627 không có số dư cuối kỳ.

TK 627 “Chi phí sản xuất chung” TK 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 Chi phí vật liệu

TK 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6275 Thuế tài nguyên

TK 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 Chi phí bằng tiền khác

d. Quy trình hạch toán kế toán

Quy trình kế toán thực hiện là: Hàng ngày các chi phí thực tế phát sinh được tập hợp vào TK 627 chi tiết cho từng khoản mục. Sau đó, đến cuối tháng kế toán căn cứ vào số liệu tập hợp được (bên nợ TK 627) kế toán lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để phân bổ cho đồi tượng có liên quan.

Việc tập hợp chi phí sản xuất chung được tiến hành trên máy. Cũng như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp kế toán thực hiện phần hành kế toán chi phí sản xuất chung đảm nhận luôn việc cập nhật và xử lý số liệu trên máy. Sau đó, tập hợp in ra các bảng biểu để phục vụ cho việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng.

Tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng trong tháng 12 như sau (xem phần phụ lục):

Nợ TK 6271: 895.562.487 Có TK 3341: 631.082.150 Có TK 3342: 51.584.086 Có TK 3382: 8.541.729 Có TK 3383: 46.628.526 Có TK 3384: 5.895.543 Có TK 3389: 3.489.685

Cuối tháng kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung vào tài khoản 154( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).

Kế toán chi phí SXC sử dụng sổ cái TK 627 (Phụ lục 23) để phản ánh tất cả các khoản chi phí phát sinh liên quan đến phân xưởng theo thứ tự thời gian. Dựa vào nhật ký chung và các phiếu chi trong tháng, kế toán tiến hành ghi số liệu vào sổ cái TK 627 và sổ chi tiết TK 627 (Phụ lục 24).

2.2.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang. a. Nội dung

Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang của đơn vị được tiến hành định kỳ hàng tháng và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi đưa vào sửa chữa đến thời điểm đánh giá kiểm kê.

Để xác định giá trị dở dang thì cuối kỳ các bộ phận chức năng sẽ xác định khối lượng công việc dở dang cùng với đơn giá thực tế.

Viếc xác định này được thực hiện vào cuối tháng tại các phòng và các đơn vị có liên quan, khi thực hiện thì việc xác định khối lượng sản phẩm dở dang sẽ được thực hiện theo các tiêu chí trên. Mội số liệu sẽ được tập hợp trên các báo cáo thống kê, dựa vào các báo cáo này kế toán giá thành sẽ căn cứ vào đơn giá thực hiện trong kỳ đã tập hợp và tính toán cùng với số liệu sản phẩm dở dang trên các báo cáo thống kê để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tiêu thức quy định của công ty than Hạ Long và tổng công ty than Việt Nam.

b. Chứng từ sử dụng:

+ Báo cáo chi tiết sản phẩm dở dang (Phụ lục 27).

c. Tài khoản sử dụng:

Tại Công ty than Mông Dương, TK 154 được tập hợp chi phí theo từng công trường, phân xưởng sản xuất và được chi tiết thành các tài khoản:

TK 1541: Sản xuất kinh doanh chính. TK 1543: Sản xuất kinh doanh phụ. TK 1547: Xây dựng cơ bản tự làm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Quy trình hạch toán kế toán

Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên để tổng hợp chi phí sản xuất xuối kỳ, kế toán công ty sử dụng TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Cuối mỗi tháng sau khi tập hợp chi phí sản xuất theo khoản mục (chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí SXC) kế toán tổng hợp dựa trên cơ sở các phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương và các Nhật ký chứng từ liên quan để lập bảng kê số 4. Sau đó từ bản kê số 4 và các sổ nhật ký chứng từ liên quan kế toán lập NKCT số 7 tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Số liệu tổng cộng của phần 1 nhật ký chứng từ được sử dụng để ghi sổ các TK 154.

e. Sổ kế toán:

+ Sổ chi tiết tài khoản 154 (Phụ lục 28). + Sổ cái tài khoản 154 (Phụ lục 29).

2.2.3.5 Các nhận xét về thực trạng kế toán tại Công ty Cổ phần than Mông Dương

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm than nguyên khai tại Công ty Cổ phần than Mông Dương (Trang 27)