0
Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Phương pháp Trò chơ

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH – YẾU HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 (Trang 26 -26 )

Ngoài việc phát huy tính tập thể của học sinh trong học tập theo nhóm thì tính tập thể của học sinh còn được phát huy qua các trò chơi tập thể. Các trò chơi vui nhộn giúp các em thoải mái hơn trong học tập để củng cố nắm vững kiến thức đã học. Các trò chơi vui nhộn sẽ lôi kéo tất cả học sinh trong lớp tham gia. Thông qua các trò chơi, giáo viên lồng ghép các kiến thức lịch sử đã học để các em ghi nhớ một cách tự nhiên.

Ví dụ 1: Khi dạy xong bài 5 “ Các quốc gia cổ đại phương Tây” giáo viên treo biểu bảng sau và chia lớp làm 2 đội, mỗi đội có 5 bạn lần lượt lên hoàn thành biểu bảng cho đúng. Khi nào bạn mình viết xong thì người kế tiếp mới được lên. Đội nào hoàn thành trước và chính xác sẽ thắng cuộc.

CÁC QGCĐP ĐÔNG CÁC QGCĐP TÂY

Tên quốc gia Vị trí hình thành Thời gian hình thành Các ngành kinh tế Các tầng lớp, giai cấp Chế độ nhà nước

Ví dụ 2: khi dạy bài 24 “ Nước Cham pa” giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi giải ô chử.

Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm (4 đội) thi đua với nhau giải các ô chữ hàng ngang. Cử 1 học sinh làm thư ký. Giáo viên cần phổ biến thể lệ chơi và hệ thống câu hỏi mỗi hàng ngang như sau:

+ Mỗi ô giải đúng được 10 điểm, sai không có điểm, một trong các đội còn lại có tín hiệu trả lời sớm nhất được giải đáp và được 5 điểm

+ Đội nào có tín hiệu giải ô hàng dọc khi mới mở được 1 hàng ngang được 100 điểm, mới mở được hàng ngang thứ 2 được 90 điểm, lần lượt cho đến hết ô hang ngang thứ 10 thì được 10 điểm. Nếu trả lời sai sẽ bị loại khỏi cuộc chơi.

+ Sau khi đã giải được ô chữ thư kí tổng kết điểm, giáo viên tuyên dương hoạt động của cả lớp đặc biệt là các đội chơi xuất sắc.

1.Người Chăm là chủ nhân của nền văn hóa nào?

2.Ai đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm đứng lên giành độc lập? 3.Lãnh thổ nước Cham-pa phía bắc kéo dài đến đâu?

4.Nhân dân Chăm thường trao đổi buôn bán với nhân dân các quận ở đâu? 5. Đây là một nghề mà cư dân sống ven biển, ven sông thường làm

6.Kinh đô của nước Cham-pa từ thếkỷ II đến thế kỷ X? 7.Tôn giáo mà đại bộ phận nhân dân Chăm theo?

8.Tên khu di tích của người Chăm được công nhận là Di sản văn hóa thế giới? 9.Tên nước đầu tiên của người Chăm?

10. Nguồn sống chủ yếu của người Chăm dựa vào nghề gì?

Trong trò chơi này giáo viên đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh trung bình, yếu để lôi kéo các em hoà nhịp với cuộc chơi của lớp, của đội. Có thể mời các em này ở trong các đội lựa chọn các từ hang ngang và tự mình giải đáp các ô từ đó đồng thời không quên tuyên dương thái độ học tập tích cực của các em.

Như vậy, qua những trò chơi các em học sinh trung bình, yếu có được niềm vui, sự hứng thú trong việc học tập và chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức Lịch sử.

1 S A H U Y N H

3 H O A N G S Ơ N4 G I A O C H Â U

Một phần của tài liệu SKKN MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH TRUNG BÌNH – YẾU HỌC TỐT MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 (Trang 26 -26 )

×