Phương pháp học tập nhóm (thảo luận nhóm)

Một phần của tài liệu SKKN một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6 (Trang 25)

Ngoài việc giúp học sinh trung bình yếu tự chiếm lĩnh tri thức và tự tin hơn, giáo viên cần giúp học sinh biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và bộc lộ khả năng cá nhân của học sinh. Để đạt được yêu cầu đó thì việc tổ chức cho học sinh học tập theo nhóm là phương pháp hiệu quả nhất. Trước tiên giáo viên treo nội dung cần thảo luận lên bảng, gọi 1 học sinh đọc nội dung cho cả lớp nghe. Sau đó giáo viên chia nhóm cho học sinh, giao bảng phụ cho từng nhóm và phân công nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc tìm ra câu trả lời và ghi vào bảng phụ.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 21 “Khởi nghĩa Lý Bí- Nước Vạn Xuân thành lập”, sau khi cho học sinh tìm hiểu diễn biến khởi nghĩa giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm, yêu cầu các em tìm ra các nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa thắng lợi.( được nhân dân ủng hộ, đoàn kết, có nhiều tướng tài, người chỉ huy tài giỏi)

Ví dụ 2: Khi dạy bài 26 “Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của Họ Khúc-Họ Dương”, sau khi giảng đến phần: Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo đã gởi con trai mình là Khúc Thừa Mỹ sang nước Nam Hán làm con tin. Giáo viên chia học sinh làm 6 nhóm, yêu cầu các em thảo luận: Khúc Hạo gởi con trai mình sang nhà Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì? (giả vờ thần phục, kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng chống lại nhà Nam Hán)

Như vậy, khi học tập theo nhóm các em sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và chọn ra ý kiến đúng nhất, từ đó các em sẽ học tập lẫn nhau và phát huy được tính tập thể của mình. Để học sinh phát huy được khả năng của mình, giáo viên nên cho học sinh trong nhóm thay phiên nhau làm nhóm trưởng trong các tiết học, nhất là học sinh trung bình yếu. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải quan tâm theo dõi các em làm việc, đưa ra các câu hỏi gợi mở và động viên các em kịp thời để đạt được kết quả thảo luận tốt hơn.

Đói với những nội dung thảo luận dài thì học sinh trung bình yếu sẽ khó làm được nên giáo viên cần hướng đẫn cụ thể từng phần trong bảng phụ để các em thảo luận đễ dàng hơn.

Ví dụ: khi dạy bài 24 “ nước Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X” để tìm hiểu về sự phát triển kinh tế cuả nước Cham-pa. Giáo viên chia học sinh làm 4 nhóm yêu cầu các em tìm: “nêu đặc điểm kinh tế cuả nước Cham-pa? ” giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ cho các nhóm có nội dung như sau:

1. Nông nghiệp: (trồng trọt, chăn nuôi) ……… 2. Nghề thủ công và các nghề khác: ………. 3. Thương nghiệp: ………

Một phần của tài liệu SKKN một số phương pháp giúp học sinh trung bình – yếu học tốt môn lịch sử lớp 6 (Trang 25)