0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Những định hướng nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống tổ chức kiểm toán Nhà nước

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 34 -44 )

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.2.2 Những định hướng nhằm hoàn thiện và phát triển hệ thống tổ chức kiểm toán Nhà nước

chức kiểm toán Nhà nước

Nâng cao địa vị pháp lý của cơ quan kiểm toán NN trở thành một cơ quan kiểm tra tài chính độc lập từ bên ngoài các cơ quan hành pháp.

Cơ quan thanh tra NN là cơ quan kiểm tra kiểm soát đối với tất cả các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và tuân thủ pháp luật, về quá trình điều hành và thực hiện chức năng quản lý NN. Thanh tra nhà nước là cơ quan kiểm tra của chính phủ chủ yếu thanh tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan NN, các tổ chức xã hội mà chỉ tiến hành thanh tra khi có đơn thư khiếu nại tố cáo hoặc có các dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thanh tra NN trước kia vốn là cơ quan nội kiểm của chính phủ.Giowf trực thuộc quốc hội.

Thanh tra tài chính là một bộ phận quan trọng trong tổ chức thanh tra nhà nước, thực hiện sự kiểm tra giám sát sự tuân thủ pháp luật, quản lý điều hành của các cơ quan, tổ chức nhà nước trên lĩnh vực tài chính công trong phạm vi ngành tài chính, không kiểm tra tài chính đối với các cơ quan khác, ngành khác và là cơ quan nội kiểm của bộ tài chính.

Vì vậy cần xem xét lại cơ chế song trùng lãnh đạo đối với thanh tra các bộ ngành, và các cấp chính quyền địa phương như hiện nay.

Trong hoạt động kiểm tra kiểm soát, việc giám sát đối với lực lượng kiểm tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm duy trì hiệu năng hiệu lực của chính hệ thống kiểm soát nội bộ đó. Điều này nhất thiết là phải có một cơ quan kiểm tra tài chính công độc lập từ bên ngoài để kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng tài chính công của các đơn vị NN, đặc biệt là các cơ quan hành pháp.

Sự hình thành cơ quan tài chính công độc lập từ bên ngoài, kiểm tra hiệu năng, hiệu lực của hệ thống kiểm soát của chính phủ trên phương diện quản lý và sử dụng tài chính công trong đó có hệ thống thanh tra NN là xu hướng chung trên thế giới ngày nay. Các mô hình tổ chức các cơ quan kiểm tra nhà nước trên thế giới là phần lớn đều áp dụng cơ chế này.

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp và phải có lực lượng kiểnm toán viên đủ mạnh để triển khai thực hiện nhiệm vụ đớ. Đồng thời với việc kiện toàn, tổ chức lại cac kiểm toán Nhà nước chuyên ngành ở TW cần xây dựng mạng lưới các kiểm toán Nhà nước khu vực để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn các địa phương theo phân vùng, xây dựng cơ cấu tổ chức các khu vực phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán ngân sách trên địa bàn, đồng thời giảm nhẹ bộ máy hành chính gián tiếp để tăng cường cho bộ phận làm công tác chuyên môn.

Củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước theo hướng chuyên môn hóa kiểm toán theo chuyên ngành hẹp; tăng cường

năng lực cho các bộ phận có chức năng tham mưu chuyên môn nghiệp vụ của khối văn phòng. Củng cổ tổ chức các phòng kiểm toán, kết hợp giữa quản lý hành chính với quản lý chuyên môn nghiệp vụ, xem trọng công tác kiểm tra đạo đức hành nghề.

Ngoài việc hoàn thành cơ cấu tổ chức thì có chế hoạt động cũng là vấn đề then chốt của kiểm toán Nhà nước. Vì vậy để hoàn thiện cơ chế hoạt động cần phải:

-Đổi mới chương trình và kế hoạch công tác kiểm toán nhà nước. Trước tiên là tạo dựng căn cứ chương trình, kế hoạch, đó là việc xác định các hướng ưu tiên, căn cứ vào đội ngũ hiện có, khả năng kinh phí của ngân sách cấp và những thông tin dữ liệu đã có. Đổi mới nội dung chương trình kế hoạch bằng việc xác định đúng đắn mục tiêu kiểm toán, tổng số các cuộc kiểm toán, cơ cấu của chúng phân theo loại hình kiểm toán, các giải pháp chủ yếu ( tổ chức chỉ đạo, lực lượng thực hiện phương tiện vật chất và tài chính)

-Xây dựng kế hoạch tổng hợp của kiểm toán Nhà nước thời hạn kế hoạch phải phù hợp với năm ngân sách, nôi dung phải cụ thể hóa chương trình nêu trên trong từng bước đi và phải xây dựng phân ban đến các vụ và tổng họp lại theo nguyên tắc kế hoạch hóa từ dưới lên kết hợp với trên xuống.

-Xây dựng kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán: cần được cụ thể hóa đối tượng phải kiểm toán trên cơ sở đánh giá các dữ liệu đã có, xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán, phạm vi kiểm toán (các vấn đề trọng yếu), tìm hiểu hệ thống và phương pháp quản lý của đối tượng kiểm toán, tình hình và chất lượng kiểm toán nội bộ, tổ chức lực lượng và phối hợp lực lượng, kinh phí và phương tiên.

3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước

Thực tiến hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng đang đặt ra yêu cầu bức xúc là phải khẩn trương ban hành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước nhằm giúp kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán thực hiện chức năng trong việc kiểm tra xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị có nhiệm vụ thu chi NSNN và đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình. Do đó, công việc kiểm toán không thể tiến hành mò mẫm tùy theo kinh nghiệm và hiểu biết của từng kiểm toán viên, mà phải tiến hành theo một hệ thống chuẩn mực hoàn thiện để xác định các mục tiêu cụ thể, đánh giá, đo lường các kết quả hoạt động, hoàn thiện và phát triển chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước được ra đời là nhằm các mục tiêu sau:

-Nhằm cụ thể hóa các điều khoản được quy định trong các văn bản pháp luật. Luật Ngân sách, nghị định 70/CP của Chính Phủ và quyết định 61/TTG của thủ tướng Chính Phủ đối với các hoạt động của kiểm toán Nhà nước trong các vấn đề và trình tự bước đi, nguyên tắc, chuẩn mực, và các phương pháp chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và kết quả của kiểm toán.

-Phục vụ cho chính bản thân của hoạt động kiểm toán, hướng dẫn cho kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán đánh giá các thông tin tài chính một cách khoa học và khách quan, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật kiểm toán, tạo điều kiện để tăng sự hợp tác giữa các kiểm toán viên và giữa các tổ chức kiểm toán.

-Hệ thống chuẩn mực còn là cơ sở để giám sát kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả và tăng cường quản lý đối với hoạt động kiểm toán, giúp cho xem xét, đánh giá kết luận một cách độc lập, khách quan, công bằng để tránh được kiểm toán với đơn vị được kiểm toán. Cho nên hệ thống chuẩn

mực kiểm toán không chỉ là cầm nang hành nghề mà còn là điểm tựa pháp lý của kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán.

-Hệ thống chuẩn mực kiểm toán còn là một tài liệu quan trọng hỗ trợ cho việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá chất lượng kiểm toán viên.

Hệ thống chuẩn mực kiểm toán đươc xây dựng phải đảm bảo yêu cầu có ba mặt sau:

-Nhóm chuẩn mực chung: đây là nhóm chuẩn mực đưa ra các quy định có tính nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên và các tổ chức kiểm toán cần có để thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến trách nhiệm của mình nhằm đạt được kết quả cao nhất, nhóm này gồm các chuẩn mực sau đây:

+ Chính trực, khách quan và độc lập + Khả năng và trình độ

+ Thận trọng.

-Nhóm chuẩn mực thực hành: nội dung của nhóm chuẩn mực này nhằm đưa ra trình tự cho các bước đi, các mục đích, có hệ thống và có cân đôi, cũng như các tiêu chuẩn, nguyên tắc và các phương pháp thực hành mà các kiểm toàn viên phải tuân theo trong quá trình tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán, để đạt được kết quả nhất định. Nhóm này bao gôm:

+ Lập kế hoạch kiểm toán

+ Nghiên cứu và đành giá hệ thống kiểm soát nội bộ của các đơn vị được kiểm toán.

+ Thu thập bằng chứng kiểm toán + Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán + Áp dụng phương pháp phân tích

+ Áp dụng phương pháp chọn mẫu kiểm toán

+ Đánh giá việc tuân thủ các quy định pháp luật và quy chế tại đơn vị kiểm toán.

+ Kiểm tra phân tích tổng quát báo cáo tài chính

+ Kiểm toán trong môi trường xử lý dữ liệu là kỹ thuật kiểm toán bằng máy vi tính

- Nhưng báo cáo việc đặt ra những quy định cụ thể đối với báo cáo kiểm toán trong mọi tình huống cụ thể là không thực tế cho nên nhóm chuẩn mực này chỉ đưa ra những nguyên tắc có tính chất hướng dẫn chứ không thể thay thế cho những ý kiến và các nhận xét của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính khi hoàn thành một cuộc kiểm toán.

3.2.2.3. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên đông đảo hơn, có tay nghề và bản lĩnh làm nghề kiểm toán.

Trước hết tiến hành xây dựng hệ thống chức danh tiêu biểu kiểm toán viên Nhà nước làm cơ sở làm cơ sở tuyển lựa, bố trí, sử dụng công chứ kiểm toán viên. Thường xuyên kiểm tra, sát hạch đánh giá phân loại kiểm toán viên để sắp xếp, bố trí công việc với năng lực trình độ. Cần có quy hoạch cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng dài hạn đáp ứng nhu cầu cán bộ của ngành vận hành cơ chế thi tuyển chặt chẽ, sát hạch để nâng cấp nâng bậc để cấp chứng chỉ hành nghề kiểm toán viên Nhà nước.

Kiến nghị Chính phủ xây dựng và áp dụng chế độ lương, chế độ đãi ngộ tương xứng với nhiệm vụ và yêu cầu công việc của kiểm toán viên để vừa thu hút được người có năng lực trình độ vừa đảm bảo tư thế người thay mặt nhà nước làm công tác kiểm tra kiểm soát việc sử dụng ngân quỹ công sản quốc gia bảo vệ lợi ích của đất nước, đồng thới tránh sự mua chuộc cán dỗ.

Về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiểm toán viên:

- Căn cứ tiêu chuẩn để xây dựng và đánh giá kiểm toán viên nhà nước để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo tương xứng thiếu hụt kiến thức của từng loại kiểm toán viên và phù hợp với yêu cầu kiểm toán từng

giai đoạn của kiểm toán nhà nước. Giai đoạn trước mắt chú trọng đặc biệt huất luyện kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ năng kiểm toán.

- Cần xúc tiến việc đào tào kiểm toán viên có trình độ chuyên gia. - Xây dựng kế hoạch đào tạo kiểm toán viên dài hạn trong và ngoài nước giữa dài hạn và ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu bổ túc kiến thức.

- Biên soạn và chuẩn hóa giáo trình kiểm toán nhà nước.

- Giữ gìn đạo đức của kiểm toàn viên, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, nâng cao chất lượng kiểm toán.

3.2.2.3 Hiện đại học quy trình quản lý hoạt động kiểm toán ứng dụng thông tin để làm kiểm toán

Áp dụng các biện pháp công nghệ tiên tiến và hiện đại, thiết lập trung tâm tin học lập kế hoạch định hướng xây dựng và phát triển dài hạn ngàng kiểm toán nhà nước. Cải tiến công tác khảo sát lập kế hoạch hàng năm và lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán cho phù hợp với trình độ của kiểm toán viên. Khắc phục những điểm yếu kém trong kiểm toán, chấn chỉnh công tác điều hành. Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và kiểm toán nhà nước các nước, tiến tới hội nhập….

3.2.2.4 Bổ sung hoàn thiện bộ quy chế làm việc của kiểm toán Nhà nước

Vận dụng mô hình tổ chức bộ máy mới và cơ chế mới đòi hỏi phải hoàn thiện cơ chế cũ và xây dựng quy chế mới

3.2.2.5 Tăng thêm điều kiện vật chất cho cơ quan kiểm toán Nhà nước

Cơ sở vật chất bao gồm trụ sở làm việc, các văn phòng trung tâm đào tạo, phương tiện đi lại… để đảm bảo ít người vẫn làm được nhiều việc, và nâng cao chất lượng kiểm toán.

Những vấn đề đề cập trên đây trong xây dựng và kiểm toán nhà nước ở Việt Nam có rất nhiều xong những vấn đề nêu trên là vấn đề then chốt để

đưa kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng từng bươc phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Đề tài vai trò của kiểm toán nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được nghiên cứu và xây dựng dựa trên cơ sở các luận cứ khoa học vững chắc, trước hết đó lạ sự nhận thức đầy đủ vững chắc về sự cần thiết, yêu cầu, mục tiêu, đối tượng phạm vi và quyền hanjc ủa cơ quan kiểm toán nhà nước hiện nay và những năm sắp tới. thứ hai là thông qua việc nghiên cứu đánh giá một cách có hệ thống để đi đến thừa nhận vai trò của kiểm toán nhà nước một cách phổ biến. Thứ ba là trên cơ sở đó sẽ có những định hướng phát triển phù hợp với hệ thống luật pháp trình độ quả lý kinh tế và đặc điểm cụ thể của Việt Nam.

Đề tài xuất phát từ những vấn đề lý luận, phương pháp về kinh tế nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng trên cơ sơ rphaan tích và đánh giá một cách khao học và khách quan thực trạng các hoạt động của kiểm toán nhà nước kể từ khi thành lập đến nay.

Những tư tưởng của chuyên đề đã khái quát các kết quả nghiên cứu và mọt cách tiếp cận với kiểm toán nhà nước, đưa ra những định nghĩa giải thích có liên quan đến các khái niêm. Trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu và các kết luận của kiểm toán nhà nước với ý thức soi rọi từ cái nhìn thực tiễn qua hàng trăm cuộc Kiểm toán mà kiểm toán nhà nước đã tiến hành.

Các vấn đề nghiên cứu có quan hệ gắn bó mật thiết với các loại hình của kiểm toán và các phân ngành của kiểm toán như: Kiểm toán ngân sách nhà nước, kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, kiểm toán các công tình đầu tư xây dựng cơ bản và dự án Chính Phủ, kiểm toán các khoản mục đặc biệt để nhằm hướng vào các vấn đề có tính định hướng nhằm mục đích phát triển cơ quan kiểm toán nhà nước. Tính gắn bó mật thiết giữa các lý luận cơ bản và tính ứng dụng cao của kiểm toán nhà nước là bản sắc của chuyên đề.

Tuy còn nhiều hạn chế nhất định nhưng em mong muốn đề tài của mình sẽ góp mọt phần nhỏ vào việc xây dựng và phát triển của sự nghiệp Kiểm toán nhà nước ở Việt Nam.

Sinh viên


Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 34 -44 )

×