0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nhà nước hiện nay ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 28 -30 )

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nhà nước hiện nay ở Việt Nam.

loạt các vấn đề như: Xác định quy mô, cơ cấu tổ chức, tuyển chọ đòa tạo, trang bị cơ sở vật chất, hoàn chỉnh các văn bản pháp quy.

Chương 3

Nhận xét và định hướng hoàn thiện về thực trạng hoạt động của kiểm toán nhà nước và vai trò kiểm toán Nhà Nước trong

của kiểm toán nhà nước và vai trò kiểm toán Nhà Nước trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán nhà nước hiện nay ở Việt Nam. Nam.

3.1.1 Ưu điểm.

Xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy: Cơ cấu tổ chức bộ máy được hình thành và hoàn thiện củng cố theo hàng năm, theo nguyên tắc thống nhất, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được chính phủ giao, Tổ chức bộ máy Kiểm toán Nhà nước trung ương gồm:

- Văn phòng kiểm toán nhà nước

- Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ - Vụ kiểm toán ngân sách nhà nước.

- Vụ kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình dự án chính phủ

- Vụ kiểm toán chương trình đặc biệt và thanh tra, kiểm tra nội bộ - Bốn cơ quan kiểm toán nhà nước khu vực phía bắc, trung, nam, tây nam bộ là cơ quan của kiểm toán nhà nước trung ương đặt tại địa bàn

Dưới các đơn vị thuộc và trực thuộc là các đơn vị phòng ban thực hiện chức năng tham mưu và kiểm toán theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ.

Tổng số cán bộ kiểm toán viên gần 500 người được tuyển chọn đối với cán bộ có thời gian và kinh nghiệm công tác trong ngành tài chính, tổ chức thi tuyển chọn với sinh viên tốt nghiệp. 100% kiểm toán viên có trình độ đại học và trên đại học. Đội ngũ cán bộ kiểm toán viên hàng năm được bồi dưỡng, trang bị kiến thức nghiệp vụ quản lý nhà nước và quốc tế, giáo dục về đạo đức và phẩm chất kiểm toán viên nhà nước. Đội ngũ lãnh đạo các cấp luôn được quan tâm tăng cường, bảo đảm có năng lực phẩm chất đạo đức chuyên môn nghiệp vụ.

Những ưu điểm trên có tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Niềm tin của nhân dân vào hoạt động kiểm toán ngày càng được nâng lên do có một hệ thống cơ cấu tổ chức hợp lý, đầy đủ với đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, đạo đức. Kiểm toán Nhà Nước đã xây dựng những chính sách, cơ chế… tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trực tiếp, hay gián tiếp tham gia quá trình kiểm tra kiểm soát nguồn ngân sách nhà nước, giúp cho việc chi tiêu được thông suốt và các khoản đóng góp của người dân mang tính tự nguyện hơn, để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Các chức năng đan xen nhau, khiếm những sai phạm trong khâu kiểm toán xảy ra ít hơn, do có sự kiểm tra kiểm soát chồng chất tăng sự minh bạch. Bên cạnh đó, năng lực chuyên môn rất được chú trọng, nên các công tác kiểm toán ngày càng chất lượng hơn. Điều quan trọng nhất, kiểm toán Nhà Nước đã tạo ra một niềm tin to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển của xã hội trong một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, trong việc tạo môi trường phát triển, xây dựng cấu trúc hạ tầng kiến trúc thượng tầng, trật tự an toàn, quan hệ giữa người với người…

Việc nhấn mạnh vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta không mâu thuẫn với vấn đề có tính nguyên tắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do các quy luật thị trường quyết định. Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Dựa trên việc nhận thức đúng đắn những yêu cầu của các quy luật trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước cụ thể hóa những yêu cầu đó thành luật, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xác định đúng bước đi để hiện thực hóa chúng. Đây là nhân tố có tác động trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế thị trường vận động phù hợp với quy luật nội tại của nó. Ở đây có sự thống nhất giữa khách quan và chủ quan. Song, sự thống nhất đó chỉ có được, khi lợi ích chân chính mà nhà nước theo đuổi phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội nói chung, của kinh tế thị trường nói riêng; chủ thể nhà nước có năng lực trí tuệ đủ tầm để nắm bắt, vận dụng yêu cầu của các quy luật kinh tế vào việc hoạch định các chính sách phát triển. Trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam hiện nay, xét về bản chất, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích của dân tộc đáp ứng đúng nhu cầu phát triển khách quan của xã hội làm mục tiêu hoạt động của mình. Nhà nước ta lấy hệ tư tưởng cách mạng và khoa học (chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh) làm một trong những cơ sở xuất phát quan trọng để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế. Đó là hai nhân tố bảo đảm có sự thống nhất giữa tính khách quan của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa với tư cách là một nhân tố chủ quan tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế đó.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (Trang 28 -30 )

×