Trong hệ thống thông tin kỹ thuật truyền tải điện người ta phân ra làm hai kiểu truyền thông: song song và nối tiếp.
− Truyền song song
Trong truyền thông dạng song song, một nhóm các tín hiệu ví dụ như 16 bit thông tin ( Word ) được truyền đi cùng lúc, đây là loại truyền thông cơ bản tốc độ cao, tuy nhiên giá thành cao và truyền ở cự ly ngắn, thông thường nó chỉ được dùng làm các Internal Bus của PC hay để kết nối một số thiết bị truyền thông chuyên dụng.
− Truyền nối tiếp
Để truyền tín hiệu qua một khoảng cách đáng kể, hay dùng nối tiếp các thiết bị truyền thông với nhau người ta thường dùng kiểu truyền thông nối tiếp. Điều này có nghĩa là các bit dữ liệu sẽ được gửi từ đầu gửi đến đầu nhận tuần tự từng bit một nối đuôi nhau theo một dạng Frame qui định. Truyền nối tiếp phức tạp và chậm hơn truyền song song nhiều vì nó đi qua nhiều bước sắp xếp thông tin theo qui lu ật chung để đầu nhận hiểu được đầu phát, các qui luật sắp xếp thông tin được gọi là giao thức ( Protocol ).
− Truyền đồng bộ ( Synchronous )
Là phương pháp loại bỏ các bit Srart, Stop ra khỏi Frame trong quá trình truyền, nhưng phải thêm các thiết bị khác để đồng bộ hoá đồng hồ thu và phát, sự đồng bộ này thực hiện theo hai cách:
• Truyền tín hiệu đồng bộ cùng với dữ liệu. Cách này mã hoá dữ liệu đặt biệt nhằm đảm bảo sự chuyển tiếp tín hiệu mỗi bit truyền đi, thường có đồng hồ tự kích hoạt. Bằng cách này đầu gửi luôn luôn giữ nhiệm vụ Clock Master.
• Dùng một kênh truyền giao tiếp riêng biệt để mang tín hiệu đồng hồ, các tín hiệu đồng hồ này có thể được gửi từ bộ Clock Master chung cho toàn hệ thống theo các tín hiệu như GPS.
Các tín hiệu đồng bộ thường dùng những kiểu bit đặc biệt để không nhầm với các dữ liệu. Trong kiểu truyền đồng bộ, các chuỗi bit rất dài được truyền trong một Frame đơn. Khi truyền đồng bộ người ta dùng một kiểu kiểm tra lỗi
khác mà không ph ải kiểm tra tín chẳn lẻ nữa. Phương pháp dò lỗi thông dụng cho truyền đồng bộ là CRC ( Cyclic Redundancy Check ). Kỹ thuật CRC nhờ thiết bị đầu gửi tính ra giá trị tổng của các bit dữ liệu. Tại đầu nhận cũng Frame này được kiểm tra lại giá trị CRC của đầu gửi, nếu hai giá trị này bằng nhau thì Frame được truyền đi không có lỗi. Cơ chế truyền đồng bộ có hiệu quả băng thông tốt hơn so với truyền bất đồng bộ, tổng các bit (đồng bộ CRC, End ) chiếm một tỉ trọng rất nhỏ so với độ dài của Frame dữ liệu. Do vậy tốc độ truyền sẽ tăng cao hơn, dung lượng truyền cũng nhiều hơn, thích hợp cho việc truyền tín hiệu tốc độ cao, dung lượng lớn.Nhờ đặt tính này mà thiết bị cũng hoạt động trở nên rất phức tạp và giá thành đầu tư cao.
− Truyền bất đồng bộ ( Asynchronous ) :Truyền bất đồng bộ nghĩa là phía phát và phía thu có các đ ồng hồ khác nhau và không đồng bộ với nhau. Thay vào đó kiểu truyền này sử dụng cách đồng bộ hoá theo bit ( Đồng bộ để giữ đồng bộ cho mỗi Frame được truyền đi ). Trong cơ chế này mỗi Frame bắt đầu với 1 bit khởi động/ Start bit giúp đầu thu
điều chỉnh đồng hồ của nó để biết chính xác việc truyền tín hiệu. Khi đó đầu thu
và đầu phát đồng bộ thời gian với nhau. Kiểu truyền bất đồng bộ thường được
dùng để truyền dữ liệu dạng ký tự, và lý tưởng nhất là truyền các dữ liệu ký tự
thu thập với thời gian không xác định .