Vài nét về tình hình, đặc điểm Giáo hội Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ 1975 đến nay (Trang 34)

8. Kết cấu của luận văn:

1.4. Vài nét về tình hình, đặc điểm Giáo hội Công giáo ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, Công giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Việt Nam có tổ chức chặt chẽ. Theo thống kê của Văn phòng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, tính đến hết năm 2010, cả nước có 6.400.567 giáo dân (chiếm 6,8% dân số), 49 Giám mục (trong đó có 13 vị nghỉ hưu, 4 vị ở nước ngoài), 4.050 linh mục, 3.000 giáo xứ, khoảng hơn 9.000 giáo họ, hơn 100 dòng tu, tu hội, tu đoàn với trên 17.663 tu sĩ và 59.735 giáo lý viên, sinh hoạt trong 26 giáo phận thuộc 3 giáo tỉnh. Trong đó: giáo tỉnh Hà Nội gồm 10 giáo phận (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Hóa, Bùi Chu, Thái Bình, Phát Diệm, Thanh Hóa và Vinh; giáo tỉnh Huế gồm 6 giáo phận (Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Kon Tum, Nha Trang và Ban Mê Thuột); giáo tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh gồm 10 giáo phận (thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Đà Lạt, Long Xuyên, Phú Cường, Xuân Lộc, Phan Thiết và Bà Rịa). Đứng đầu 3 giáo tỉnh là 3 Tổng Giám mục và đứng đầu các giáo phận là các giám mục. Các giám mục làm việc chung trong một tổ chức là Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Hội đồng Giám mục Việt Nam là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập năm 1980, trụ sở đặt tại Tòa Giám mục Hà Nội (số 40, phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) và Trung tâm Công giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm tất cả các Giám

35

mục đang thi hành các phận sự mục vụ tại các địa phận Công giáo ở Việt Nam. Hội đồng Giám mục Việt Nam có nhiệm vụ: “…cổ vũ tinh thần liên đới để phát huy các thiện tích mà Giáo hộ dâng hiến cho Chúa bằng các hình thức tông đồ và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại, trong tinh thần gắn bó với dân tộc và đất nước”. Theo quy chế, Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức đại hội 3 năm 1 lần và hàng năm có hội nghị thường niên. Đại hội lần thứ nhất vào năm 1980 và đến năm 2010 là đại hội lần thứ XI. Cơ cấu của Hội đồng Giám mục Việt Nam gồm Ban Thường vụ không quy định số lượng với các chức danh: Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch , Tổng thư ký, một hoặc nhiều Phó Tổng thư ký (Phó Tổng thư ký có thể là một linh mục). Để giúp việc cho Hội đồng Giám mục Việt Nam có 17 Ủy ban do các giám mục phụ trách gồm:

- Ủy ban giám mục về Giáo lý Đức tin - Ủy ban Giám mục về Thánh Kinh - Ủy ban Giám mục về Phụng tự - Ủy ban Giám mục về Thánh nhạc

- Ủy ban Giám mục về Nghệ thuật Thánh - Ủy ban Giám mục về Giáo sĩ - Chủng sinh - Ủy ban Giám mục về Tu sĩ

- Ủy ban Giám mục về Giáo dân

- Ủy ban Giám mục về Mục vụ Gia đình - Ủy ban Giám mục về Mục vụ Giới trẻ - Ủy ban Giám mục về Mục vụ Di dân - Ủy ban Giám mục về Loan báo Tin Mừng

36 - Ủy ban Giám mục về Văn hóa

- Ủy ban Giám mục về Giáo dục Công giáo - Ủy ban Giám mục về Truyền thông Xã hội - Ủy ban Giám mục về Bác ái Xã hội – Caritas - Ủy ban Giám mục về Công lý và Hòa bình

Giáo dân Công giáo thường sống theo làng, họ, xứ đạo, được cố kết bởi sợi dây tâm linh của người đồng đạo; có chung thánh Quan thầy, sinh hoạt chung một nhà thờ…trở thành nhân tố khách quan để họ dễ dàng gắn bó, đoàn kết với nhau. Đoàn kết đồng thuận xã hội của người Công giáo còn trên cơ sở kết hợp giữa luật đời và phép đạo. Trong gia đình Công giáo, việc giữ đạo cho con cái được chú trọng ngay lúc trẻ mới sinh. Lớn lên, đến tuổi kết hôn, nam nữ thanh niên được học giáo lý hôn nhân. Lễ cưới của người Công giáo vừa theo phong tục truyền thống của người Việt vừa theo quy định của giáo luật, với nguyên tắc một vợ, một chồng và không có những hủ tục phiền toái, tốn kém. Giáo dân đề cao phong hóa, quy định việc con cháu có trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, anh em….

Do để thuận tiện giữ đạo nên người Công giáo thường hay co cụm lại thành làng riêng, lấy nhà thờ làm biểu tượng của làng, lấy tiếng chuông nhà thờ làm đồng hồ báo thức, lấy ngày lễ thánh làm lịch cấy trồng như: “Lễ các Thánh gánh mạ đi gieo, lễ sinh nhật giật mạ đi cấy hay lễ Rosa thì tra hạt bí, lễ các Thánh thì đánh bí ra…”, lấy thánh lễ Công giáo làm lịch năm, tháng. Họ kết hôn, giao du với người đồng đạo. Nếu đi đâu vì một biến cố chính trị, xã hội nào đó thì đi cả làng và tại nơi ở mới, họ vẫn giữ tên làng Công giáo cũ. Tại những làng kinh tế mới vùng biển Nghĩa Hưng, Nam Định có những làng Công giáo như Bùi Chu, Ngọc Cục, Kiên Lao còn ở miền Nam sau di cư

37

năm 1954 có Hà Nội, Bùi Phát, Thái Bình và ở Hoa Kỳ bây giờ cũng có nhà thờ La Vang…

Không ít người nhận xét rằng, người Công giáo Việt Nam giữ đạo quá sốt sắng, nhiệt thành so với thế giới. Một bản điều tra của Viện Nghiên cứu tôn giáo năm 1992 cho biết số tín hữu đi lễ thường xuyên tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ 56,4 đến 96,3%, rước lễ thường xuyên từ 56 đến 94%. Trong khi đó ngay tại Roma- kinh đô của Giáo hội Công giáo cũng chỉ có 15-20% giáo dân đi lễ thường xuyên. Tôn giáo cũng trở thành nhu cầu cần thiết cho rất nhiều tín đồ (71% trí thức Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh và 84,6% người Công giáo Hà Nội đã khẳng định như vậy). Trong khi đó chỉ có 59% ở Italia, 34% ở Pháp và 28% ở Đức cho tôn giáo là cần thiết trong đời sống.

Người Việt Nam sống thiên về tình cảm nên cách giữ đạo cũng ưa ồn ào, náo nhiệt. Một nhà nghiên cứu và cũng là linh mục Công giáo nhiều năm làm việc ở nước ngoài là Giáo sư – Viện sĩ Trần Tam Tỉnh nhận xét: “Dân chúng Công giáo Việt Nam thiết tưởng là quần chúng mộ đạo nhất thế giới. Hàng ngày họ đi dự kinh lễ sớm chiều rất đông và thích rước kiệu, làm tuần tam nhật và nhiều việc đạo đức sùng kính khác, không những vào ngày chủ nhật mà cả các ngày trong tuần. Tại các họ đạo nông thôn, kinh lễ buổi mai kéo dài 2-3 giờ, cuộc rước lâu cả buổi”. Những biểu hiện sinh hoạt tôn giáo sầm uất này vẫn giữ đến ngày nay nhất là khi đón tiếp các đấng bậc “nhân danh Chúa mà đến”.

Về hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam, trước đây các linh mục thường là những người sống có kỉ cương, vâng lời bề trên gần như tuyệt đối; tôn trọng tôn ti trật tự, sống xa thế gian, chuyên lo việc đạo như ban bí tích, giảng dạy kinh bổn, có một nếp sống cách biệt khác hẳn với đời. Họ luôn

38

quan niệm linh mục là người ban phát các mầu nhiệm Chúa Kitô, vì thế họ phải có lối sống khác biệt với người khác thì mới hoàn thành tốt chức năng làm trung gian giữa Thiên Chúa với con người.

Giáo hội Công giáo Việt Nam là một bộ phận của Giáo hội hoàn vũ thế giới nên chịu ảnh hưởng của Tòa thánh Vatican. Bên cạnh đó, Giáo hội Công giáo Việt Nam còn có quan hệ với các Giáo hội Công giáo khác trong khu vực và trên thế giới nên nên ít nhiều không thể tránh khỏi sự tác động và chi phối của các tổ chức tôn giáo và chính trị nước ngoài.

39

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Phần lớn các tôn giáo thế giới hiện diện ngày hôm nay đều nảy sinh trong lòng các nhà nước Cổ trung đại. Vì thế, mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội là mối quan hệ xã hội – tôn giáo phổ biến và lâu dài trong lịch sử loài người. Có nhiều cách phân loại về mô hình nhà nước trong mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội nhưng tựu chung lại đều khẳng định nhà nước thế tục là giai đoạn cuối trong mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo và văn hóa. Lịch sử tôn giáo ở Việt Nam lâu đời, phát triển đan xen, hòa đồng trên cơ sở tâm thức tôn giáo cởi mở của dân tộc. Ngay từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã biết đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Trong tiến trình lịch sử có thể triều đại này dựa căn bản vào một tôn giáo để trị nước những vẫn không kỳ thị các tôn giáo khác. Ở Việt Nam, có tôn giáo du nhập vào trước, có tôn giáo du nhập sau nhưng khi vào Việt Nam đều hòa quyện với nhau, với văn hóa Việt, dưới các hình thức và hàm lượng khác nhau, cung cấp cho dân tộc Việt tư tưởng trị nước, an dân, góp phần quan trọng tạo ra nền văn hóa Việt Nam. Sự phức tạp trong quan hệ chính trị - tôn giáo ở Việt Nam thực ra chỉ bắt đầu từ thời cận đại, khi Công giáo và đặc biệt là chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào nước ta. Từ khi Công giáo hiện diện ở Việt Nam đến nay, vấn đề hòa hợp tôn giáo, đối thoại tôn giáo, vấn đề Công giáo và Dân tộc luôn được đặt ra và là chủ đề xuyên suốt trong mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội.

40

CHƢƠNG II. MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY-

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Mối quan hệ giữa nhà nƣớc và Giáo hội Công giáo từ năm 1975 đến năm 1990

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 làm thất bại hoàn toàn âm mưu của chủ nghĩa đế quốc muốn lấy tôn giáo làm chỗ dựa và sử dụng một số tổ chức tôn giáo Giáo hội trong các tôn giáo làm công cụ tay sai cho chúng trong chiến tranh xâm lược, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước: thời kỳ cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình đó, chúng ta gặp không ít khó khăn như 2 cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, những yếu kém trì trệ trong cơ chế quản lý kinh tế theo chế độ quan liêu, bao cấp, tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã khiến cho đời sống kinh tế xã hội của đất nước từng bước lâm vào suy thoái nhất là từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Thêm vào đó là sự thay đổi của tình hình quốc tế với sự khủng hoảng toàn diện của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã làm cho tình hình đất nước càng thêm khó khăn và phức tạp. Lợi dụng thời cơ, một số tổ chức phản động quốc tế đã lợi dụng các tôn giáo trong đó có Công giáo để chống phá nhà nước. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo đặc biệt là Công giáo còn nặng về tính chính trị, chỉ nhìn nhận về mặt tiêu cực, âm mưu thủ đoạn. Quan niệm này ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội Công giáo trong thời kỳ này.

Năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IV khẳng định chính sách về vấn đề tôn giáo của Đảng là: “tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân, đoàn kết tất cả những người yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo, đoàn kết đồng bào có đạo và không có đạo, để

41

cùng nhau xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, chống những hoạt động làm hại đến lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội”.

Ngày 18 – 5 – 1977, Ban Bí thư có Chỉ thị số 09/CT-TW về chủ trương và công tác tôn giáo đối với các tôn giáo miền Nam nhắc lại những chủ trương quan điểm đó của Đảng; đồng thời đề ra chủ trương đối với từng tôn giáo và hướng dẫn triển khai đồng bộ các mặt công tác tôn giáo, giúp các tôn giáo ở miền Nam xây dựng lại tổ chức Giáo hội để hoạt động tôn giáo tuân theo luật pháp, chuẩn bị cho việc ra đời các tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích gắn bó với dân tộc, có điều lệ, quy chế phù hợp với pháp luật.

Để thể hóa chủ trương của Đảng và nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả của nhà nước thống nhất, năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 297/NQ-CP “Về một số chính sách đối với tôn giáo”. Từ đây, các tôn giáo ở hai miền Nam Bắc đều được quản lý thống nhất theo một văn bản pháp quy chung trên phạm vi cả nước. Nghị quyết 297/NQ-CP (nay là Nghị định) tạo ra khung pháp lý duy nhất để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo trong suốt 14 năm liên tục (1977 – 1991). Năm nguyên tắc chung trong Nghị quyết này trở thành nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo trong hàng thập kỷ qua.

Năm 1981, Nghị quyết số 40/NQ-TW được Ban Bí thư khóa V ban hành. Đây là một Nghị quyết lớn đề cập khá toàn diện và đầy đủ các vấn đề liên quan đến tôn giáo. Nghị quyết 40 có vị trí quan trọng trong chặng đường đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước theo mô hình chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết đi sâu vào các mặt công tác và có nhiều chủ trương cụ thể. Tuy nhiên, hoàn cảnh lịch sử với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội …trong nước và quốc tế khi đó, Đảng ta chưa thấy hết được ảnh hưởng, vai trò và sức

42

sống của tôn giáo khi đề ra yêu cầu quá cao: “Làm cho tôn giáo tuy còn tồn tại lâu dài nhưng chỉ là tôn giáo của những người cao tuổi và mất dần rồi mất hẳn”. Tiếp đó, đến năm 1984, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 48/CT-TW về tăng cường công tác đạo Công giáo ở miền Nam và chủ trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 40/NQ-TW.

Về phía Giáo hội Công giáo Việt Nam, vào thời điểm này, đại đa số đồng bào Công giáo mang nặng tâm trạng lo âu, hoang mang và sợ sệt: “Tuy nhiên, điều đáng tiếc là khi hòa bình thống nhất được thực hiện, thì không phải ai ai cũng sẵn sàng hòa giải và sống chung hòa bình. Bên này bên kia, và ngay trong Giáo hội, vẫn còn có những quan điểm và lập trường khác nhau, thậm chí còn chống đối và thù hận, bởi vì không phải một sớm một chiều quên đi được cả một quá khứ đau buồn. Những cách thức vội vã, đôi khi cực đoan để thực hiện sự thống nhất về chính trị, kinh tết văn hóa ..vv.. đưa tới những sai lầm đáng tiếc, khiến một số người bỏ nước ra đi, một số người bị bắt bớ, tù đầy oan uổng, khiến cho không ít người Công giáo mất niềm tin vào con đường hòa giải. Cộng đồng Công giáo bắt đầu trở về trong tư thế khép kín, lo bảo vệ chính mình, hơn là đối thoại, hợp tác. Thậm chí, một số người còn trở về với lập trường chống đối, đặc biệt là từ khi Việt kiều ở nước ngoài đã an cư lạc nghiệp, bắt đầu liên lạc được với những phần tử chống đối trong nước, làm cho tinh thần hòa giải ngày càng trở nên khó khăn hơn”. Nhưng khác với mùa hè năm 1954, vào mùa xuân năm 1975, chính hàng giáo phẩm và đa số linh mục, tu sĩ tự nguyện ở lại vùng giải phóng. Trước những tin đồn thất thiệt và lời kêu gọi di cư xuất hiện tại một số nơi, những vị “chủ chăn”

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam và Giáo hội Công giáo từ 1975 đến nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)