8. Kết cấu của luận văn:
1.3.2. Mối quan hệ giữa nhà nước và tôn giáo từ sau khi Công giáo được
truyền vào Việt Nam cho đến trước năm 1975
Dưới thời nhà Mạc, hệ tư tưởng Nho giáo vẫn là hệ tư tưởng chủ đạo nhưng chiến tranh liên miên, loạn lạc kéo dài khiến cho triều đình phong kiến lâm vào khủng hoảng. Nhà Mạc cởi mở và bao dung tôn giáo khiến cho Phật giáo và Đạo giáo có dầu hiệu phục hưng trở lại, ngay cả trong tầng lớp Nho sĩ cũng có nhiều người quay trở lại với Phật giáo. Tầng lớp vua quan nhiều người tham gia xây dựng, sửa chữa nhiều chùa, quán. Nếu như thời Lý Trần, Tam giáo song hành thì đến nhà Mạc , Phật – Khổng – Đạo hòa quyện và nhau thành một thứ tôn giáo dung hợp thật sự để trở thành "Tam giáo đồng quy". Nhiều chùa Tam giáo được xây dựng và tại những nơi đó, sư tăng kiêm chức năng đạo sĩ.
Từ thế kỷ XVII, đất nước bị phân chia thành Đàng Ngoài và Đàng Trong dưới sự cai quản của vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Nho giáo vẫn tiếp tục là hệ ý thức chính của triều đình nhưng không còn hưng thịnh như thời trước mà đã suy vi, bởi dân chúng không còn tin vào "Thiên tử" - người dung túng cho tầng lớp đại quý tộc ăn chơi xa xỉ, tranh ngôi đoạt vị để cho dân tình lầm than, ai oán. Người dân quay lại tìm hy vọng ở sự cứu khổ, cứu nạn của Phật và lãng quên thực tại trong Đạo giáo. Thời kỳ này vẫn có nhiều quý tộc sùng đạo Phật. Chùa chiền tiếp tục được xây dựng, nhiều vị cao tăng được vua chúa coi trọng, nghi lễ Phật giáo được các bậc công hầu ưa thích.
26
Từ thế kỷ XVI, trên đất nước Việt Nam xuất hiện một tôn giáo mới – Công giáo từ phương Tây được truyền bá vào một bộ phận dân cư làm xáo trộn đời sống tôn giáo, tinh thần của người Việt. Trong nhiều tài liệu, Giáo hội Công giáo Việt Nam lấy năm 1533 là năm khởi đầu cho hoạt động truyền giáo tại Việt Nam. Sách "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" có chép : Năm Nguyên Hòa, đời vua Lê Trang Tông (năm 1533 – theo Tây lịch), có một thương nhân là Inikhu đi đường biển lén vào truyền tà đạo Giatô ở Ninh Cường, Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao Thủy. Từ năm 1533 đến năm 1614 chủ yếu là các giáo sĩ thuộc dòng Phanxicô (từ Bồ Đào Nha) và dòng Đa Minh (từ Tây Ban Nha) vào truyền giáo ở nước ta nhưng do chưa quen thông thổ, chưa thạo ngôn ngữ nên không đạt được mấy kết quả. Hoạt động truyền đạo của Công giáo chỉ thực sự có hiệu quả bởi sự xuất hiện của giáo sĩ Buzomi (Italia) đến Hội An. Như vậy tính từ năm 1615 đến nay, quá trình truyền bá đạo Công giáo ở Việt Nam đã được hơn 400 năm. Nhưng gần qua nửa thiên niên kỷ hiện diện trên dải đất chữ S này, chỉ trừ thời gian đầu tiếp xúc, còn lại giữa Công giáo và Dân tộc, có thể nói, luôn luôn nổi lên những "vấn đề" hay nói như Thư chung 1980 thì “Lịch sử luôn pha lẫn cả ánh sáng và bóng tối”.
Đầu tiên là vấn đề văn hóa. Về góc độ này, giữa Công giáo và văn hóa truyền thống Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Thời gian đầu truyền giáo tại Việt Nam, như chính sự ghi nhận của các giáo sĩ, họ được vua quan tiếp đón niềm nở, tạo điều kiện cho việc rao giảng Tin Mừng, nhân dân nhiều nơi nhiệt tình theo đạo mới. Thái độ đó đã khiến một số giáo sĩ sớm lạc quan về miền đất nhiều hứa hẹn cho vụ mùa gặt hái linh hồn. Nhưng không lâu sau, thái độ lạc quan này chấm dứt. Công giáo trở thành “vấn đề” khi đạo này kiên quyết không cho giáo dân thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc, thờ Khổng tử và nhất là thái độ đòi phủ nhận triệt để các di sản tinh thần, các phong tục, tập
27
quán, tín ngưỡng bám rễ sâu vào đời sống dân tộc. Các tôn giáo truyền thống của người Việt bị Công giáo xem là đạo dối, tín ngưỡng, phong tục truyền thống của người Việt bị Công giáo phản bác, đẩy lùi: “Trong thực tế, đạo Thiên Chúa 1
khi du nhập vào nước ta đã tỏ ra kiêu hãnh và cứng rắn. Đạo này coi mọi tôn giáo, tín ngưỡng đang hiện diện ở Việt Nam, kể cả Khổng giáo2, một tôn giáo có vị thế như ý thức hệ của chế độ phong kiến ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng rất lâu đời ở đây, đều là thấp kém, vô nghĩa; mọi tập tục cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở đây đều là những thứ mê tín, dị đoan phải tẩy bỏ. Như vậy Giáo hội một mặt chống lại Khổng giáo, vốn đang được coi như là quốc giáo, mặt khác muốn đồng hóa văn hóa của người Việt với văn hóa của nước ngoài. Đó là điều không thể chấp nhận” [16, 125] và “Họ bứng người Việt Nam ra khỏi môi trường tinh thần, gắn cho anh ta những quan niệm xa lạ, làm cho anh ta khó chịu…Họ kéo người Việt Nam ra khỏi sự thờ cúng tổ tiên…Họ sùng bái những vị thánh đâu đâu, những con người hi sinh cho đất nước, dân tộc thì không được nhắc đến” [25, tr 30]. Nói cách khác chính thái độ bất khoan dung về tôn giáo, văn hóa tạo nên sự chống đối của triều đình, nho sĩ và phần đông dân chúng.
Nhưng trên bình diện khách quan, mặc dù có những xung đột nhưng hơn 400 năm có mặt tại Việt Nam, nhiều khi một cách tự nhiên và ngoài mục đích ban đầu của nhà truyền giáo, Công giáo có những đóng góp nhất định cho nền văn hóa dân tộc trên một số mặt chủ yếu như: sự hình thành chữ quốc ngữ, sự thúc đẩy quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hóa Đông – Tây, quá trình phương Tây hóa văn hóa, hiện đại hóa xã hội Việt Nam, sự du nhập và Việt hóa Văn học phương Tây. Ngoài ra, những đóng góp của Công giáo với văn
1 Trích nguyên văn vì chúng tôi chủ trương gọi là Công giáo.
2
28
hóa dân tộc còn được thể hiện trên lĩnh vực kiến trúc, trong lối sống (lối sống cộng đồng chặt chẽ, cấm đa thê, cấm cờ bạc, rượu chè, cấm thờ cúng mê tín, cấm cho vay nặng lãi), trong lối diễn đạt đức tin có nhiều điều mới lạ bổ sung vào sự phong phú của kho tàng văn hóa dân tộc.
Trải qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, hạt nhân của bản sắc văn hóa Việt Nam chính là lòng yêu nước. Thế nhưng, lập trường của Công giáo, hay nói đúng hơn là quan điểm của những người lãnh đạo giáo hội không phải lúc nào cũng tương đồng tư tưởng Công giáo với phong trào cách mạng của dân tộc. Vì vậy, người Công giáo Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi dấn thân cho các hoạt động yêu nước cũng như tuân giữ pháp luật của quốc gia. Công giáo được truyền vào Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử phức tạp, gắn liền với chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Không ít giáo sĩ, giáo dân do vô tình hay cố ý đã gắn bó cộng tác với các thế lực ngoại bang tạo ra sự tẩy chay, chống đối tôn giáo này trong một bộ phận xã hội, gây ra nguy cơ chia rẽ sự đoàn kết và hòa hợp dân tộc. Một nhà nghiên cứu người Công giáo viết: “Một tình cờ đau đớn là nền truyền giáo song song với phong trào thực dân”, “Viết lịch sử thực dân Pháp xâm lược Việt Nam mà không nhấn mạnh đúng mức vai trò của các kẻ truyền đạo là không viết gì cả vì vấn đề thuộc địa và vấn đề tôn giáo gắn chặt vào nhau không thể tách rời” [32, tr119]. Như chính Giáo hoàng Gioan Phaolô II thừa nhận: “Họ đi cắm Thánh giá, phân phát niềm hi vọng Kitô giáo, phổ biến trí tuệ và kỹ thuật của họ. Nhưng họ cũng là những người xâm lăng, họ đi cắm nền văn hóa của họ vào, họ chiếm tài sản của các bộ tộc khác mà thường là họ coi khinh những truyền thống riêng và thường xuyên bắt phục tùng quyền lợi của họ một cách hung bạo” [28, tr 189].
Đứng trước nguy cơ nền văn hóa truyền thống bị xâm hại, trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, dưới thời các chúa Trịnh – Nguyễn và nhất là dưới
29
thời nhà Nguyễn với các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã ban hành chính sách cấm đạo. Một đạo dụ cấm đạo được ban hành năm 1630 được A. Rhodes ghi lại về việc chúa Trịnh Tráng không ưa việc các thừa sai truyền bá tôn giáo chủ trương một vợ, một chồng: “Đạo nào hở các ngươi, các ngươi giảng trong nước ta? Các ngươi truyền cho thần dân ta chỉ lấy một vợ mà ta thì muốn có nhiều để sinh nhiều con trung thành với ta. Từ nay các người hãy gạt đi đừng giảng đạo đó nữa: nếu các ngươi không tuân lệnh thì ta sẽ chém đầu các ngươi” [Dt 18, tr 27].
Năm 1663, Chúa Hiền Vương nói: “ Ta là Chúa Đàng Trong. Các thần dân chịu sự cai quản không phải là của Chúa Trời, mà là ta”, ra lệnh chém đầu một người Công giáo tên là Phaolô khi người này nói trước hết ông là con chiên của Chúa Trời, sau đó mới là thần dân của Chúa” [Dt 18, tr 27].
“Nhà nước phong kiến Nguyễn cũng thấy rõ nguy cơ Giáo hội Thiên Chúa tiếp tay cho âm mưu xâm lược nước ta của thực dân Pháp…Và từ sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trong con mắt của triều đình Huế, Giáo hội Thiên Chúa giáo đã trở thành một cánh tay đắc lực của thực dân Pháp” [16, tr 126].
Mặc dù nhiều người Công giáo cho đến nay vẫn phủ nhận điều này, cho rằng nguyên nhân các chính sách cấm đạo là do thái độ độc đoán, khát máu của triều đình, không một người Công giáo nào trong lịch sử bị triều định khép tội vì phản bội tổ quốc. Nhưng điều đó không thể giải thích được tại sao phong trào “bình Tây sát tả” do các sĩ phu yêu nước khởi xướng chỉ sau khi triều đình bỏ cấm đạo lại được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình trong khi, truyền thống văn hóa Việt Nam vốn khoan dung, không kì thị tôn giáo, chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Người dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, có lối sống hiền hòa, nghĩa tình, coi nhau như “cây một cội”, như “con một nhà”.
30
Không thể không phê phán những sai lầm trong đường lối cấm đạo của triều đình cũng như phong trào “bình Tây sát tả” khi đồng nhất Công giáo với chủ nghĩa thực dân, giáo sĩ với quân xâm lược, người Công giáo với tay sai, nhưng cũng không thể phủ nhận đó là những hành động xuất phát từ tinh thần dân tộc. Giáo sĩ P. Puginier trong thời điểm ác liệt của phong trào “bình Tây sát tả” ghi nhận đấy là phong trào có tính dân tộc chứ không phải là xuất phát từ sự kì thị tôn giáo. Ngay cả toàn quyền De Lanessan cũng nhận xét rằng: “bất cứ người An Nam nào theo đạo Thiên Chúa đều bị đồng hương coi là kẻ phản bội Tổ quốc”, hay như ý kiến của Nguyễn Văn Trung: “Trong đoàn thể dân tộc, người Công giáo sống như người ngoại quốc đối với đồng bào mình” (32, tr 121).
Khi chủ nghĩa Mác ra đời, Giáo hội Công giáo mạnh mẽ chống lại học thuyết này. Giáo hoàng Leo XXIII nhận định về chủ nghĩa Mác: “Tác dụng phụ của liều thuốc mà chủ nghĩa cộng sản đưa ra nhằm chữa căn bệnh của chủ nghĩa tư bản còn nguy hại hơn chính căn bệnh đó” hoặc như Giáo hoàng Pio XI, vị Giáo hoàng được coi là có quan điểm mềm dẻo cũng liên tục nhắc nhở toàn thể giáo hội cần cảnh giác với chủ nghĩa cộng sản khi trong một tuần đưa ra 2 Thông điệp lên án chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Bộ máy tâm lý chiến của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ triệt để khai thác những quan điểm chống cộng của Vatican. Năm 1949, máy bay Pháp rải trắng truyền đơn xuống những vùng Công giáo ở Việt Nam thông báo quyết định của Thánh bộ Đức tin: “Những người Cộng sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả những ai hợp tác với Đảng cộng sản hoặc bỏ phiếu cho cộng sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí cộng sản hoặc bất kỳ cách nào cho Đảng cộng sản đều bị khai trừ khỏi các bí tích” [28, tr 66]. Với trình độ thần học theo tinh thần của công đồng Tridentino, không chỉ giáo dân mà kể cả các linh mục cũng không thể có lựa chọn nào khác ngoài con đường bất hợp tác
31
chống cộng sản vô thần và cả những chính thể theo học thuyết này; đồng thời đinh ninh rằng có thể hợp tác với các thế lực của thực dân, đế quốc mới bảo vệ được đức tin Công giáo. Hai bức Thư chung chống cộng năm 1950, 1951 càng đặt người Công giáo Việt Nam trước lựa chọn khắc nghiệt, hoặc theo cộng sản thì buộc phải ra khỏi đạo, hoặc quay lưng lại với phong trào kháng chiến yêu nước thì có nguy cơ đồng hành với thực dân rồi đế quốc: “Vì tinh thần quan trọng trước Thiên Chúa, vì mối tình tha thiết yêu quý anh em, chúng tôi thấy mình có nhiệm vụ quan hệ phải loan báo cho anh em biết đề phòng nạn cộng sản duy vật vô thần, một nguy cơ trầm trọng nhất của thời nay. Chủ nghĩa Cộng sản bác bỏ Thiên Chúa, bác bỏ mọi tôn giáo, bác bỏ thuyết linh hồn hằng sống, bác bỏ tất cả”.
Một nhà nghiên cứu viết: “Sự kiện Công giáo coi mâu thuẫn Cộng sản – Công giáo là mâu thuẫn căn bản chi phối tất cả các thái độ chính trị Công giáo. Khi đó mâu thuẫn thực dân – dân tộc, mâu thuẫn đế quốc – dân tộc bị gạt xuống hàng thứ yếu”. Mặc dù người cộng sản với tinh thần tôn trọng tự do tôn giáo không dồn người Công giáo vào sự lựa chọn khó khăn, mà luôn chìa bàn tay về phía họ, nhưng thái độ chống cộng này đã xô đẩy người Công giáo ngày càng rời xa với dân tộc, thậm chí không ít người Công giáo đi vào con đường phản bội lại dân tộc.
Theo quan điểm trên, một số giáo sĩ và giáo dân công khai chống lại Nhà nước Việt nam Dân chủ cộng hòa, xây dựng lực lượng quân đội với tên gọi “tự vệ Công giáo” để lập ra những khu tự trị Công giáo Bùi Chu, Phát Diệm. Phát biểu của Giám mục Lê Hữu Từ thể hiện đầy đủ tâm trạng của người Công giáo Việt Nam trong thời điểm này: “Tôi và dân Công giáo Phát Diệm đoàn kết và triệt để ủng hộ Cụ3
trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập cho Tổ quốc Việt Nam, nhưng nếu Cụ là người cộng
3
32
sản thì tôi chống Cụ từ giờ phút này” [28, tr 67]. Giám mục Lê Hữu Từ dù được đề bạt là “cố vấn tối cao cho chính phủ” vẫn lợi dụng chức vụ này để mua vũ khí, tổ chức vũ trang chống lại kháng chiến. Kinh sách nhà đạo đầy rẫy những câu lên án chủ nghĩa cộng sản vô thần, coi những người vô thần, ngoại giáo là kẻ “tội lỗi” cùng hàng với ma quỷ và người Công giáo phải chống lại đến cùng. Thái độ bất hợp tác trong hàng ngũ giáo sĩ miền Bắc với cách mạng diễn ra khá phổ biến: “Có thể nói mà không sợ sai lầm rằng, hầu hết các Giám mục ở miền Bắc chống đối chế độ…Có những Đức cha từ chối ban Bí tích cho những giáo dân vào hợp tác xã hay cho con cái đi học trường của Chính phủ. Có những Đức cha treo chén các linh mục đã cộng tác với chính quyền trong các vấn đề ái quốc và kiến quốc. Có Đức cha từ chối làm lễ trong nhà thờ nọ vì trước nhà thờ có treo cờ đỏ sao vàng. Có Đức cha đã phạt và rút phép thông công trùm trưởng cho phép hợp tác xã phơi thóc lúa trong sân nhà thờ” (31, tr 53).