Đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, bao bì, tăng cường các hoạt động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu của cây cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 27 - 28)

IV. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất,xuất khẩu cà phê của Việt

4.Đa dạng hoá sản phẩm, mẫu mã, bao bì, tăng cường các hoạt động

động tiếp thị.

4.1. Đa dạng hoá bao bì, sản phẩm, mẫu mã.

Mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Như chúng ta biết, cà phê là một trong những đồ uống cao cấp do vậy cần thiết cải tiến mẫu mã đa dạng phong phú cho phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều khi chất lượng sản phẩm tương đương nhau nhưng nếu mẫu mã đẹp hơn sẽ có sức thuyết phục hơn với khách hàng. Việc cải tiến mẫu mã sản phẩm sẽ làm nổi bật lên đặc tính của nó, đưa lại hình ảnh đẹp, một sự ủng hộ thương mại hoá. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì thị trường tiêu thụ cà phê là các nước công nghiệp phát triển nên yêu cầu rất nghiêm ngặt về kích cỡ, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Ngành cà phê Việt Nam cần đổi mới bao bì nhãn mác tránh tình trạng không có nhãn mác như hiện nay. Do vậy, muốn cao giá trị sản phẩm và tăng lượng cà phê nhập khẩu của Việt Nam ra thị trường cà phê thế giới dễ dàng thì đây là một trong những giải pháp cần được quan tâm đúng mức.

4.2. Tăng cường công tác tiếp thị.

Công tác tiếp thị quảng cáo, chào bán hàng cần phải tập trung điều tra nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thế giới. Nên củng cố thường xuyên và liên tục các thông tin về sản xuất, tiêu thụ, thị trường, giá cà phê thế giới trong toàn ngành cà phê để tranh thủ thời cơ thuận lợi.

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng cáo trong và ngoài nước, tích cực tham gia vào hội chợ cà phê quốc tế cũng như triển lãm thành tựu khoa học kĩ thuật.

Bán chào hàng trong điều kiện cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt và hết sức quyết liệt thị chính sách quốc tế bán hàng được sử dụng như là một công cụ đắc lực để cạnh tranh nhằm tăng hiệu quả kinh doanh của các nhà xuất khẩu. Chính sách xúc tiến bán hàng gồm cả chính marketing có tác động thu hút sự chú ý của khách hàng tới một sản phẩm làm cho nó trở lên hấp dẫn hơn. Khi Việt Nam là thành viên của tổ chức cà phê quốc tế (ICO) thì ngành cà phê Việt Nam có điều kiện hơn để xúc tiến bán chào hàng và ký kết những hợp đồng buôn bán cà phê với các nước. Vì vậy, Việt Nam còn phải tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, quảng cáo, bán chào hàng để tăng cường hơn nữa sản lượng cà phê xuất khẩu. Để thu hút nhiều ngoại tệ hơn cho đất nước. Ngành cà phê Việt Nam cũng cần tham gia các tổ chức quốc tế và quan hệ thương mại với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu của cây cà phê Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.docx (Trang 27 - 28)