Định hƣớng không gian quy hoạch

Một phần của tài liệu nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm nước hồ an dương xã chi lăng nam, huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 91)

Việc bảo tồn, phát triển đàn cò và các loài sinh vật trong khu vực Đảo Cò, hồ An Dƣơng và hồ Triều Dƣơng cũng nhƣ khai thác các tiềm năng du lịch xung quanh vùng, đặc biệt là du lịch sinh thái sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp du lịch và phát triển kinh tế của không chỉ xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện mà còn

Học viên Dương Văn Vinh 83

có tác động tích cực tới kinh tế xã hội của cả Tỉnh. Do đó, việc phát triển khu du lịch sinh thái Đảo Cò là hoàn toàn cần thiết nhằm nhanh chóng thực hiện hóa các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện. Trong những năm gần đây, ngành du lịch là một ngành thu hút nhiều nguồn đầu tƣ và đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phƣơng. Theo định hƣớng Quy hoạch Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Đảo Cò đƣợc xác định là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cần đầu tƣ khai thác. Theo Quy hoạch tổng thể xây dựng huyện Thanh Miện, khu vực này sẽ đƣợc tập trung phát triển khai thác các thế mạnh về phát triển nông nghiệp, phát triển các khu vực tiểu thủ công nghiệp nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch và thƣơng mại, phục vụ các nhu cầu vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phƣơng.

Để bảo tồn, phát triển hệ sinh thái đàn cò, vạc kết hợp đáp ứng những nhu cầu nghỉ dƣỡng, du lịch trong tƣơng lai khi những khu công nghiệp lớn, khu dịch vụ thƣơng mại quy mô tỉnh và vùng Bắc Bộ cũng nhƣ toàn bộ các đô thị mới của tỉnh Hải Dƣơng sẽ đƣợc hình thành không lâu nữa, khu vực Đảo Cò cần nhanh chóng lập quy hoạch để làm cơ sở cho các bƣớc quản lý và thu hút đầu tƣ xây dựng tiếp theo.

Quy hoạch khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cò cũng hỗ trợ các ngành nghề khác trong huyện và tỉnh phát triển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung trên toàn khu vực phía Tây Nam tỉnh Hải Dƣơng.

Quy hoạch khu du lịch và bảo tồn sinh thái Đảo Cò sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch trong tỉnh Hải Dƣơng, từng bƣớc hƣớng tới đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng, đồng thời là cơ sở thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.

a, Định hướng chung quy hoạch không gian Đảo Cò

- Cải tạo mở rộng mặt nƣớc hồ An Dƣơng, tăng diện tích đảo cho cò sinh sống. Tổ chức dải cây xanh bảo vệ, hạn chế, giảm thiểu ảnh hƣởng xấu tới sinh hoạt của đàn cò. Tổ chức các đƣờng dạo, điểm ngắm, quan sát cò.

Học viên Dương Văn Vinh 84

- Cải tạo mở rộng nâng cấp hồ Triều Dƣơng tạo cảnh quan đẹp, xây dựng bến đò đón và trả khách đi thuyền ngắm cảnh, đua thuyền dịp lễ tết và các dịch vụ nghỉ ngơi câu cá, ăn uống ngoài trời. Trùng tu mở rộng Đền Mẫu để đón trả khách bằng cả đƣờng bộ và thuyền.

- Khu nghỉ: Kết hợp giữa nghỉ tập trung với nghỉ trong nhà dân, nghỉ bình dân với nghỉ đặc thù sinh thái (nhà nghỉ độc lập nằm trong một khu riêng, xây dựng một tầng bằng vật liệu địa phƣơng).

- Công trình công cộng cũng đảm bảo phục vụ khách bình dân, nghỉ trong ngày, trong buổi với khách cao cấp hơn.

- Kết hợp khai thác mƣơng thủy lợi nối liền hồ Triều Dƣơng với hồ An Dƣơng hiện tại với mở thêm tuyến mƣơng mới (kết nối các ao đầm hiện có) để tăng diện tích mặt nƣớc (trồng sen, súng) tạo thành tuyến du lịch bằng thuyền để khách du lịch có thể thƣởng thức phong cảnh hai hồ lớn, các Đảo Cò và hai bên bờ mƣơng.

- Các hộ dân hai bên mƣơng phát triển thành khu du lịch nhà vƣờn kết hợp nhà ở.

b, Quy hoạch Đảo Cò theo định hướng bảo vệ môi trường sinh thái

+ Phát triển du lịch sinh thái phải gắn liền với bảo vệ đàn cò vạc và môi trƣờng sinh thái quanh Đảo Cò, đó là nguyên tắc đảm bảo phát triển bền vững du lịch sinh thái Đảo Cò, để có biện pháp quản lý và bảo tồn tài nguyên phù hợp cần phân chia Đảo Cò thành 3 khu vực:

Khu vực Bảo tồn sinh thái đàn cò gồm các khu:

- Mặt nƣớc hồ An Dƣơng và các Đảo Cò - Dải cây xanh sinh thái ven hồ

- Các khu du lịch: đền Mẫu, Đình và chùa Nam

Đây là khu vực tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đàn cò sinh sống, tại đây không cho các hoạt động cơ giới, sử dụng hóa chất, máy móc gây tiếng ồn…ảnh

Học viên Dương Văn Vinh 85

hƣởng và có hại cho đàn cò và hệ sinh thái chung.

Vùng đệm

Gồm các khu lân cận vùng bảo vệ nghiêm ngặt nói trên và toàn bộ khu vực nằm giữa hồ:

- Các hộ dân tham gia làm du lịch bên mƣơng nƣớc

- Các khu vực cây chuyển đổi, ruộng lúa của dân cƣ địa phƣơng - Khu dịch vụ và nhà nghỉ sinh thái

Tại khu vực này hạn chế xây dựng với quy mô, tầng cao lớn. Chủ yếu dùng các hình thức kiến trúc nhà dân gian, mật độ xây dựng thấp kiểu nhà vƣờn. Khuyến khích phát triển các đất chuyển đổi thành cây ăn quả, hoa, cây đặc sản, ao thả cá…kết hợp phục vụ du lịch và phát triển kinh tế.

Vùng hoạt động

- Khu vực hồ Triều Dƣơng (mặt nƣớc và bờ hồ) - Khu trung tâm điều hành du lịch

- Khu dịch vụ câu cá và nghỉ ngơi

+ Khu hồ An Dƣơng đƣợc mở rộng về phía Đông và Tây, tạo thêm 3 đảo mới (tổng số 5 đảo). Tạo thành dải cây xanh ven hồ vừa là không gian đệm, bảo vệ sinh thái vừa là không gian tĩnh, ngắm cảnh và quan sát cò.

+ Kết nối các ao thành mƣơng mới song song với mƣơng cũ và chạy dọc đê phía Tây Nam hồ An Dƣơng, tổ chức một số điểm nối thông với hồ tạo thành tuyến đi thuyền một chiều liên hoàn trong khu vực.

+ Khu đất phía Tây Nam hồ An Dƣơng đào thành hồ nhân tạo liên thông với hồ An Dƣơng qua 2 tuyến mƣơng, tổ chức thêm 3 đảo nhân tạo kết hợp với dải cây xanh sinh thái xung quanh tạo thành khu vực cảnh quan và môi trƣờng tốt cho cò sinh sống và phát triển, đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi tham quan, quan sát của khách du lịch.

Học viên Dương Văn Vinh 86

Ngoài nhà vệ sinh tại các khu trung tâm dịch vụ, xung quanh bờ hồ An Dƣơng bố trí thêm 3 nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách nghỉ, ngắm cảnh và câu cá tại đây.

+ Xây dựng các công trình thu gom xử lý nƣớc thải, thu gom rác thải, ngoài ra có các khuyến cáo nâng cao ý thức ngƣời dân cũng nhƣ khách thăm quan nhằm giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các biện pháp xử lý ô nhiễm nước hồ an dương xã chi lăng nam, huyện thanh miện, tỉnh hải dương (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)