HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 33)

1.4. Khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Thông tin vắn tắt về Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

 Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long  Tên viết tắt: TLS

 Tên giao dịch tiếng anh: Thang Long Securities Joint Stock Company  Vốn điều lệ: 1.200 tỷ VNĐ

 Số chi nhánh và văn phòng giao dịch: 16

 Hình thức sở hữu: Cổ phần hóa từ cuối năm 2007

 Trụ sở chính: Tầng 2 tòa nhà Hanoi Toserco 273 Kim Mã, Hà Nội  Điện thoại: 04.37262600

 Fax: 04.37262601

 Website: http:/ /www.thanglongsc.com.vn  Lôgô của công ty:

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Thăng Long (TSC) được thành lập tháng 5/2000 theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên trực thuộc một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu của Việt Nam - Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB). Mục đích hoạt động của TSC nhằm phát triển kinh doanh chứng khoán, cung cấp những sản phẩm ngân hàng, chứng khoán cho các khách hàng của MB, đồng thời thu hút thêm khách hàng đầu tư chứng khoán sử dụng dịch vụ ngân hàng. Công ty được thành lập với vốn điều lệ 9 tỷ đồng với các nghiệp vụ môi giới, tư vấn và lưu ký chứng khoán.

Tháng 3 năm 2003, công ty khai trương chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 8 năm 2003, công ty tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng và trở thành công ty chứng khoán với đầy đủ nghiệp vụ theo luật định.

Tháng 5 năm 2006, Công ty tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng và chuyển trụ sở chính tới 273 Kim Mã- Hà Nội; Cũng trong thời gian này công ty tăng số lượng chi nhánh/văn phòng giao dịch lên 2 điểm.

Tháng 12 năm 2006, công ty tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng.

Năm 2007, công ty tăng vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng. Công ty đã là một trong 8 đơn vị đủ tiêu chuẩn tham gia vào đợt thử nghiệm nhập lệnh từ xa đầu tiên của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, vào ngày 16/04/2007 TSC đã được nhận danh hiệu thương hiệu cạnh tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam và mạng thương hiệu Việt trao tặng.

Ngày 28/12/2007, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép chấp thuận cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Thăng Long được chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần với tên mới là: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long. Tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ VNĐ.

Năm 2008, tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ VNĐ.

Năm 2009, mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng, đồng thời tăng vốn điều lệ lên 800 tỷ VNĐ.

Năm 2010, mở thêm các chi nhánh tại Thanh Hóa, Vũng Tàu, Đà Nẵng, và tăng vốn điều lệ lên 1200 tỷ VNĐ.

1.4.1. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động

1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ của TLS

Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long là Công ty chứng khoán với đầy đủ các nghiệp vụ theo luật định

Các nghiệp vụ chính

•Môi giới chứng khoán •Tư vấn đầu tư chứng khoán •Bảo lãnh phát hành

•Tự doanh chứng khoán

Các nghiệp vụ khác

•Tư vấn tài chính, tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp •Lưu ký chứng khoán

•REPO, ứng trước tiền bán, cầm cố chứng khoán…

Cụ thể về các dịch vụ đối với từng đối tượng NĐT tại TLS:

ĐHĐ cổ đông

ĐHĐ cổ đông

BKS nội bộ và QL rủi ro

BKS nội bộ và QL rủi ro

Hội đồng đầu tư

Hội đồng đầu tư

Ban pháp chế

Ban pháp chế

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát

Hội sở

Hội sở Chi nhánhChi nhánh

HĐ quản trị HĐ quản trị Ban TGĐ Ban TGĐ Khối môi giới Khối môi giới Khố i định chế TC Khố i định chế TC Khối đầu tư Khối đầu tư Khố i IB Khố i IB Khối PT và tư vấn ĐT Khối PT và tư vấn ĐT Khối tài chín h Khối tài chín h Khối hành chính- nhân sự Khối hành chính- nhân sự Trung tâm CN TT Trung tâm CN TT Khối mark eting Khối mark eting

a. Đối với nhà đầu tư cá nhân

 Dịch vụ môi giới chứng khoán: Là hoạt động mà TLS làm trung gian và tư vấn khách hàng mua và bán các loại chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết. Với vị trí đứng đầu về thị phần môi giới chứng khoán trên hai sàn HNX và HSX trong hai năm 2009 và 2010, TLS là một trong những nhà cung cấp dịch vụ môi giới hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

 Lưu ký chứng khoán: Là việc TLS phối hợp với trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng, làm thủ tục chuyển chứng khoán vào tài khoản giao dịch chứng khoán giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch và nhận đầy đủ mọi quyền lợi liên quan đến chứng khoán.

 Tư vấn đầu tư: TLS có đội ngũ trên 200 chuyên viên quan hệ khách hàng được đào tạo bài bản, có thể cung cấp các tư vấn đầu tư cho các khách hàng trên cơ sở trung thực, tin cậy và kịp thời. Đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng được hỗ trợ bởi khối nghiên cứu với các sản phẩm nghiện cứu chuyên nghiệp, độc lập, cung cấp các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu, đa dạng và kịp thời.

 Hỗ trợ tài chính: Với nên tảng tài chính vững chắc và phát triển TLS luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu kinh doanh của đối tác và khách hàng bằng các dịch vụ tài chính. TLS đã xây dựng được một mạng lưới quan hệ đa dạng với các đối tác cung cấp vốn để hỗ trợ tài chính cho các khách hàng trong đầu tư chứng khoán.

b. Đối với nhà đầu tư Tổ chức

 Dịch vụ chăm sóc khách hàng: TLS luôn hỗ trợ khách hàng với dịch vụ chuyên nghiệp nhất như: Quản lý tài khoản, mở (đóng) tài khoản, lưu chuyển tiền, báo số dư và báo cáo hằng ngày. Đặc biệt đối với khách hàng nước ngoài, chúng tôi hỗ trợ xin mã số giao dịch, mở tài khoản góp vốn CCA tại ngân hàng và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế, lỗi giao dịch hoặc các yêu cầu đặc biệt khác của khách hàng.

 Dich vụ môi giới: TLS cung cấp đến khách hàng các báo cáo nghiên cứu chuyên nghiệp với thông tin thị trường cập nhật, và những cơ hội đầu tư tiềm năng trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Trên thị trường chứng khoán sơ

cấp, TLS cung cấp dịch vụ môi giới và thu xếp các thương vụ OTC (cổ phiếu và trái phiếu) và private equity ( các thương vụ góp vốn vào doanh nghiệp chưa niêm yết). Ngoài ra, TLS cũng phân phối các sản phẩm chứng khoán niêm yết cho các tổ chức thông qua nghiệp vụ dựng sổ phát hành của khối dịch vụ Ngân hàng đầu tư. Với thị trường chứng khoán thứ cấp: TLS đảm trách môi giới các thương vụ mua bán với khối lượng lớn (block trading) và hỗ trợ thanh khoản cho cổ phiếu và trái phiếu.

 Dịch vụ giao dịch: khách hàng có thể sử dụng hai phương thức giao dịch tại TLS là giao dịch trực tiếp (DMA) và giao dịch thông qua chuyên viên (EDA).

-DMA: Thông qua hệ thống tiện ích giao dịch điện tử của TLS, khách hàng có thể đặt lệnh trực tiếp vào sàn giao dịch. Trong năm 2011, TLS sẽ đưa vào sử dụng hệ thống giao dịch điện tử xuyên suốt (STP) dành cho các tổ chức lớn.

-EDA: Thông qua các kênh trao đổi thông tin như Interactive Broker Chat, Direct Phone Line, Fax, Email, Bloomberg Order Routing, khách hàng có thể chỉ thị cho chuyên viên giao dịch của TLS thực hiện lệnh một cách nhanh chóng và chính xác.

 Dịch vụ chứng khoán:

-Dịch vụ tài chính: Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính tại TLS như ứng trước tiền bán, hỗ trợ thanh khoản, ký quỹ, cầm cố, REPO, Sales-and- Buybacks, cơ cấu swaps và Structures.

-Dịch vụ lưu ký: TLS đảm trách các dịch vụ như đăng ký chứng khoán, lưu ký chứng khoán, chuyển chứng khoán, safe-keeping, xác nhận số dư, và theo dõi quyền của cổ đông.

 Tư vấn phát hành cổ phiếu (ECM): TLS tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong việc phát hành các sản phẩm chứng khoán có tính chất cổ phiếu như cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu chuyenr đổi. TLS đã xây dựng được một mạng lưới khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân đa dạng, tạo nên lợi thế để TLS hỗ trợ khách hàng huy động vốn thành công qua chào bán riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng.

 Tư vấn phát hành trái phiếu (DCM): TLS tư vấn cho khách hàng các phương án, thủ tục và yêu cầu pháp lý trong việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu doanh nghiệp. TLS có một mạng lưới khách hàng tổ chức đa dạng như các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểu và các quỹ đầu tư, tạo nên lợi thế giúp khách hàng huy động vốn thành công.

 Tư vấn M&A: Dịch vụ tư vấn M&A của TLS giúp khách hàng trong việc tìm kiếm đối tác phù hợp nhất, kết nối bên mua và bên bán trên tinh thần vì lợi ích của cả hai bên. TLS cung cấp các dịch vụ trọn gói cho bên bán hoặc bên mua từ các khâu lên kế hoạch cấu trúc giao dịch, xác định bên mua hoặc bên bán mục tiêu, thẩm định đặc biệt, định giá thương lượng mua bán, và hỗ trợ các vấn đề thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo giao dịch thành công.

 Tư vấn tài chính: Dịch vụ tư vấn tài chính của TLS bao gồm các dịch vụ đa dạng như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết, tái cơ cấu tài chính, tư vấn quan hệ cổ đông. TLS xây dựng cho khách hàng các giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp với trình độ chuyên môn vững chắc, thái độ phục vụ cẩn trọng và tận tụy.

1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

1.4.3.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VNIndex và khối lượng giao dịch từ những ngày đầu đến 18/4/2011

Hình 2.2: Diễn biến HNX index và khối lượng giao dịch từ giữa năm 2006 đến 18/4/2011

a. Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của thị trường chứng khoán.

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch.

Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001(chỉ số VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/6/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001). Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận, sau đó chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng)

b. Giai đoạn 2006 : Sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam.

Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006, khối lượng vốn hóa tăng lên 15 lần trong vòng 1 năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành "điểm" có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới, chỉ sau Dim-ba-buê. Và sự bừng dậy của thị trường non trẻ này đang ngày càng "hút hồn" các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2006, kỷ lục mới của VN-Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC- Index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN- Index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-Index tăng tới 170%.

c. Giai đoạn 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ.

VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm. HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong các phiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, Hastc- Index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2% so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006.

d. Giai đoạn 2008: TTCK Việt Nam khép lại năm 2008 với sự sụt giảm mạnh.

Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị (chỉ trong 6 tháng đầu năm) và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2008. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Kết thúc năm 2008, VNIndex đóng cửa ở 315,62 điểm.

e. Giai đoạn từ 2009 đến nay:

Giai đoạn đầu năm 2009 thị trường tiếp đà giảm điểm và tại thời điểm này đáy thấp nhất kể từ năm 2005 được thiết lập. VNIndex là 235.5 điểm ngày 24/2/2009 và HNXIndex là 78,06 điểm vào ngày 24/2/2009. Sau đó thị trường có nhiều tín hiệu tích cực, phục hồi khá mạnh cho đến cuối năm do lực bắt đáy mạnh của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thời điểm VNIndex đã đạt hơn 600

điểm vào cuối tháng 10, cùng với thanh khoản cực tốt có phiên đạt hơn 130 triệu cổ phiếu được giao dịch trên sàn Hose. Và tháng 10/2009 có thể coi là đỉnh ngắn hạn vì sau đó thị trường một lần nữa lại đi xuống và VNIndex chốt phiên cuối cung của năm 2009 ở 494,77 điểm.

Từ 2010 đến nay, HNX lại tiếp tục xu thế giảm điểm và đang về gần đáy được thiết lập đầu năm 2009, trong khi HSX đi ngang một cách bất bình thường.

1.4.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của TLS Bảng 2.2: Tình hình tài chính của công ty 2006-2010

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh thu thuần 62.863 208.743 344.483 676.257 1.307.065 Lợi nhuận ròng 35.457 84.390 373 97.323 44.570 Vốn điều lệ 120.000 300.000 420.000 800.000 1.200.000 Vốn chủ sở hữu 133.672 390.621 440.296 975.010 1.394.231

EPS * 0,00513 0 0,001959 0,000536

*năm 2006 chưa cổ phần hóa nên chưa áp dụng

Bảng trên cho thấy phần nào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian từ 2006-2010. Có thể nhận xét một điều rằng độ biến động của các chỉ tiêu trên gần theo sát với diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường, TLS đã không ngừng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động môi giới của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w