Thị tr−ờng chứng khoán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan thị trường chứng khoán (Trang 31)

Tr−ớc yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội trong n−ớc và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình TTCK trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập thị tr−ờng chứng khoán với những đặc thù riêng biệt: thành lập 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở TP. HCM và Hà Nội (hiện tại mới chỉ có TTGDCK TPHCM đã đi vào hoạt động còn ở Hà Nội sẽ thành lập và vận hành thị tr−ờng giao dịch Bảng II trong t−ơng lai), sau đó khi thị tr−ờng đã phát triển thì chuyển thành SGDCK.

Sự ra đời của TTCK Việt Nam đ−ợc đánh dấu bằng việc đ−a vào vận hành Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.

Các chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam:

* Uỷ ban chứng khoán Nhà n−ớc (UBCKNN)

UBCKNN đ−ợc thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà n−ớc về chứng khoán và thị tr−ờng chứng khoán quản lý việc cấp phép, đăng ký phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán,... để đảm bảo thị tr−ờng hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch. Bộ máy làm việc của UBCKNN gồm có: Vụ phát triển thị tr−ờng; Vụ quản lý phát hành chứng khoán; Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán; Vụ quan hệ quốc tế; Vụ tổ chức cán bộ và đào tạo; Thanh tra; Văn phòng.

* Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM)

Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc thành lập TTGDCK, Quyết định 128/1988/QĐ-UBCK5 ngày 1/8/1998 của Chủ tịch UBCKNN thì TTGDCK là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBCKNN có t− cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. TTGDCK TPHCM thực hiện các chức năng: tổ chức, quản lý điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ l−u ký chứng khoán; đăng ký chứng khoán, thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán và một số nhiệm vụ khác.

Tổ chức của TTGDCK gồm có: Ban giám đốc điều hành và 8 phòng chức năng: (1) Phòng Quản lý giao dịch; (2) Phòng Đăng ký - L−u ký - Thanh toán bù trừ; (3) phòng Quản lý Niêm yết; (4) Phòng Giám sát thị tr−ờng; (5) Phòng Công bố thông tin; (6) Phòng Công nghệ tin học (7) Phòng Quản lý thành viên; (8) Phòng Hành chính - Nhân sự.

* Các công ty chứng khoán (CTCK)

Theo Quyết định số 04/1998/QĐ-UBCK3 ngày 13/10/1998 của UBCKNN, các CTCK đ−ợc thành lập d−ới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có t− cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, quản lý danh mục đầu t−, bảo lãnh phát hành, t− vấn đầu t− và l−u ký chứng khoán.

*Các tổ chức phát hành chứng khoán.

Theo các văn bản pháp lý hiện hành, các tổ chức đ−ợc phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm:

- Chính phủ: phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái

phiếu đầu t−.

- Chính quyền địa ph−ơng: phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án

- Các công ty cổ phần (bao gồm cả doanh nghiệp CPH và công ty cổ

phần mới thành lập): phát hành cổ phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu −u đãi biểu quyết, cổ phiếu −u đãi cổ tức và cổ phiếu −u đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh nghiệp.

- Các DNNN và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái phiếu

doanh nghiệp.

- Các quỹ đầu t− chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng

chỉ quỹ đầu t−.

Tuy nhiên, trên thực tế tham gia phát hành chứng khoán trong thời gian qua chủ yếu là Chính phủ, các Ngân hàng th−ơng mại quốc doanh (NHTMQD), một số DNNN và các DNNN khi tiến hành CPH. Các chủ thể còn lại (ngoài chứng khoán phát hành lần đầu khi thành lập công ty, nếu có), hầu nh− ch−a triển khai phát hành chứng khoán.

* Các nhà đầu t− chứng khoán.

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, các nhà đầu t− trên TTCK Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các quỹ đầu t−, các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm...

Tuy nhiên, tuỳ theo đặc điểm của mỗi loại thị tr−ờng mà mức độ tham gia của các nhà đầu t− có khác nhaụ Trên thị tr−ờng đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc, các nhà đầu t− chủ yếu là các ngân hàng th−ơng mại quốc doanh và một số tổ chức Bảo hiểm quen thuộc. Các thành viên khác nh− ngân hàng th−ơng mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng n−ớc ngoài tại Việt Nam... hầu nh− không tham gia, hoặc tham gia đặt thầu với lãi suất cao nên rất ít khi trúng thầụ Trên thị tr−ờng bán lẻ trái phiếu qua hệ thống KBNN, hệ thống NHTM, TTGDCK các nhà đầu t− tham gia thị tr−ờng th−ờng là nhà đầu t− cá thể và chủ yếu là nhà đầu t− trong n−ớc. Thời gian gần đây đã bắt đầu xuất hiện một số nhà đầu t− n−ớc ngoài (Anh, Trung Quốc, Công ty Bảo hiểm Prudential). Trên thị tr−ờng tự do, ngoài các nhà đầu t− cá nhân trong n−ớc cũng đã xuất hiện những nhà đầu t−

cá nhân n−ớc ngoàị

* Các tổ chức phụ trợ khác

Ngoài các thành viên nêu trên, tham gia TTCK Việt Nam còn có các tổ chức phụ trợ khác nh−: các tổ chức l−u ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán... Thành viên l−u ký của TTGDCK bao gồm các CTCK, NHTM đủ điều kiện đ−ợc UBCKNN cấp giấy phép hoạt động l−u ký chứng khoán.

Hiện nay, Ngân hàng đầu t− và phát triển Việt Nam đ−ợc chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán.

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày các chức năng cơ bản của thị tr−ờng tài chính. Liên hệ thực tiễn thị tr−ờng tài chính Việt Nam? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Phân tích các đặc điểm của các công cụ trên thị tr−ờng vốn và thị tr−ờng tiền tệ. Liên hệ với thực tiễn Việt Nam?

3. Một số nhà kinh tế cho rằng: một trong những lý do làm cho các nền kinh tế ở các n−ớc đang phát triển tăng tr−ởng chậm là do thị tr−ờng tài chính ch−a mở cửa một cách đầy đủ. Anh (Chị) hãy bình luận về quan điểm trên.

4. Phân tích cấu trúc của thị tr−ờng chứng khoán. Từ đó đ−a ra các bình luận về quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam hiện naỵ

5. Vai trò của thị tr−ờng chứng khoán? Phân tích các cơ sở khoa học của việc hình thành TTCK ở Việt Nam hiện naỵ

6. Các chủ thể trên thị tr−ờng chứng khoán? Liên hệ với thực tiễn TTCK Việt Nam hiện naỵ

Một phần của tài liệu Tổng quan thị trường chứng khoán (Trang 31)