Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị khách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng TMCPCTVN (Trang 29 - 32)

hàng trong họat động huy động vốn. Bám sát diễn biến thị trường, cung cầu vốn trong nền kinh tế, chủ động điều hành công cụ lãi suất phù hợp với từng giai đoạn, có tính cạnh tranh. Chú trọng chăm sóc khách hàng theo hướng giữ khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới, có chính sách ưu đãi đặc biệt về lãi suất, phí dịch vụ, nhu cầu thanh toán đối với các khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định. Giao chỉ tiêu huy động vốn tới tất cả các phòng nghiệp vụ để có kế hoạch chủ động triển khai.

- Đẩy mạnh quảng cáo về các sản phẩm huy động vốn mới như tiết kiệm rút gốc linh họat, tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi. Nâng cao chất lượng phục vụ bằng sự am hiểu sâu về nghiệp vụ, văn minh trong giao tiếp, ứng xử, nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp để thu hút có hiệu quả nguồn tiền gửi dân cư.

- Đa dạng hóa đối tượng huy động vốn, tích cực tiếp thị, tiếp cận khách là các tổ chức xã hội nghề nghiệp có nguồn thu, các trường học, bệnh viện, các ban, ngành quản lý nguồn ODA.

2. Tăng trưởng tín dụng bền vững - an tòan - hiệu quả.

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng tín dụng thận trọng, hướng vào thị trường mục tiêu. Phân tích tình hình tài chính, dư nợ vay của toàn bộ khách hàng tại thời điểm 31/12/2009, phân loại khách hàng, dư nợ để có hướng đầu tư đúng. Tăng dư nợ đối với các khách hàng tốt, ngành nghề kinh doanh ổn định, có khả năng thích ứng nhanh và chống đỡ rủi ro tốt; hạn chế và giảm dần dư nợ đối với khách hàng có năng lực tài chính yếu, công nợ nhiều, nguy cơ rủi ro cao khi giá cả thị trường biến động. Tiếp tục thực hiện chính sách khách hàng thân thiện, giữ và duy trì quan hệ mật thiết với khách hàng truyển thông.

- Chủ động làm việc với các cơ quan để tiếp thị, tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng; tiếp tục mở rộng mạng lưới họat động, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiện ích các sản phẩm tín dụng mới nhằm tăng khách hàng, nâng thị phần tín dụng đối với thành phần kinh tế dân doanh, cải thiện cơ cấu dư nợ cho vay và tỷ trọng dư nơ có TSCĐ.

- Quản lý, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Định kỳ hàng quý tiến hành phân tích, phân loại nợ; cập nhập, nắm bắt thông tin thị trường, thông tin tín dụng, kịp thời phát hiện cảnh báo sớm nhất những dấu hiệu rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Tiếp tục bám sát khách hàng, bằng mọi biện pháp cần thiết để thu hồi nợ đọng.

- Kiện toàn, bổ sung nhân lực làm tín dụng về cả số lượng và chất lượng, tiến tới tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng để đáp ứng tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài.

3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ

- Tiếp tục tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực quản trị điều hànhl cơ cấu lại tổ chức và mạng lưới kênh phân phối, nhằm tạo lập một cơ sở hạ tầng tốt đề phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẽ, chiếm linh thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Duy trì và mở rộng các dịch vụ truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu tiện ích của các dịch vụ ngân hàng hiện đại như Internetbanking, phonebanking, dịch vụ để thu hút khách hàng.

- Tăng cường họat động tiếp thị và thực hiện tốt chính sách khách hàng: Tích cực chuyển tải thông tin tới đông đảo quần chúng nhằm giúp khách hàng có được các thông tin cập nhập, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng, lợi ích của sản phẩm và cách thức sử dụng. Tiến hành phân khúc thị trường hợp lý và khách hàng mục tiêu, phân nhóm khách hàng theo tiêu chí, từ đó giới thiệu sản phẩm và dịch vụ phát triển dịch vụ ngân hàng.

- Thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lục là nhiệm vụ cấp bách

- Quán triệt nhận thức con người là nhân tố quyết định tới sự phát triển. Do đó đặc biệt coi trọng việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao về cả thể lực, trí lực và tâm lực. Kết hợp bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống với tăng cường đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ thông qua nhiều hình thức, cách làm để đạt hiệu quả cao. Rèn luyện kỹ năng

làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, kỹ năng xây dựng kế hoạch và đàm phán, đồng thời áp dụng vào thực tế để nâng cao tính chủ động, sáng tạo.

- Khuyến khích và có sự hỗ trợ cần thiết cho phong trào tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn. Tiêu chuẩn hóa và thực hiện tuyển dụng cán bộ công khai, minh bạch để chọn cán bộ giỏi. Làm tốt công tác đào tạo, quy hoạch và sử dụng cán bộ phù hợp, gắn với nhu cầu thực tế của công việc và định hướng phát triển của NHTMCP Việt Nam. Đồng thời phải có cơ chế động lực, đảm bảo công bằng để khuyến khích tinh thần làm việc và cống hiến.

5. Tăng cường hoạt động kiểm tra kiểm soát và quản lý rủi ro hiệu quả

Ngòai việc phối hợp chặt chẽ với bộ phận kiểm tra nội bộ tại chi nhánh, tiến hành kiểm tra theo định kỳ và đột xuất mọi mặt hoạt động, các phòng nghiệp vụ phải chủ động kiểm tra các nội dung công việc của phòng để kịp thời phát hiệp những sai sót, nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành quy trình nghiệp vụ. Kiện tòan bộ máy làm công tác rủi ro, có đủ năng lực chuyên môn để phân tích, định lượng các loại tài sản, nguồn vốn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng TMCPCTVN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w