Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Nguyễn Duy Phú Khoa Môi trường – ĐHKHTN – ĐHQGHN
60
+ Nƣớc sông Hồng đƣợc sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nhƣ cấp nƣớc sinh hoạt, tƣới tiêu thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải… nên mỗi thông số ô nhiễm sẽ có mức độ quan trọng khác nhau đối với từng mục đích sử dụng, chẳng hạn: độ đục và tổng Coliform rất quan trọng cho mục đích tiếp xúc trực tiếp (tắm, bơi lội), nhƣng lại không quan trọng cho mục đích cấp nƣớc nông nghiệp; nhiệt độ, độ mặn, NH4+ không quan trọng lắm với nƣớc bãi tắm nhƣng lại rất quan trọng với nuôi trồng thủy sản…
Vì vậy, tác giả luận văn đã nghiên cứu, đề xuất cải tiến phƣơng pháp tính WQI theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT cho phù hợp với sông Hồng.
3.3.2. Đề xuất phƣơng pháp tính chỉ số chất lƣợng nƣớc (WQI) cho sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội
Nhƣ đã trình bày ở trên, đa phần các phƣơng pháp tính WQI trên thế giới hiện nay đều đƣợc phát triển từ phƣơng pháp tính WQI của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSF-WQI).
Do vậy, trong luận văn này, tác giả sẽ áp dụng kết hợp phƣơng pháp tính WQI theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT và phƣơng pháp tính WQI của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSF-WQI) có biến đổi cho phù hợp với sông Hồng (viết tắt là SH-WQI).
Theo phân tích và đánh giá trong mục 3.1, chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua khu vực nội thành thành phố Hà Nội chủ yếu chịu ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ sống ven hai bờ sông và nƣớc thải công nghiệp. Tại khu vực các huyện ngoại thành, ngoài việc chịu ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp, chất lƣợng nƣớc khu vực này còn chịu ảnh hƣởng bởi nƣớc thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội, cũng cho thấy nguồn nƣớc bị ô nhiễm bởi các yếu tố:
- Các chất rắn lơ lửng;
- Các chất hữu cơ (thông qua thông số BOD5, COD, DO); - Các chất dinh dƣỡng (thông qua thông số NH4+, PO43-);
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường Nguyễn Duy Phú Khoa Môi trường – ĐHKHTN – ĐHQGHN
61 - Vi khuẩn (thông qua thông số Coliform).
Tại một số vị trí quan trắc, các thông số trên vƣợt quy chuẩn cho phép đối với nƣớc mặt cấp cho tƣới tiêu, thủy lợi (QCVN 08:2008/BTNMT cột B1).
Căn cứ vào đặc điểm nƣớc sông Hồng đoạn chảy qua địa bàn thành phố Hà Nội, phƣơng pháp tính WQI của Quỹ vệ sinh Quốc gia Hoa Kỳ (NSF-WQI) và theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT, tác giả luận văn tiến hành cải tiến phƣơng pháp tính WQI có điều chỉnh một số yếu tố cho phù hợp với đặc thù của sông Hồng nhƣ sau:
Các thông số lựa chọn
Các thông số về chất lƣợng nƣớc mặt đƣợc lựa chọn trong SH-WQI cũng tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp tính WQI theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT: pH, DO, BOD5, COD, NH4+, PO43-, TSS, độ đục, tổng Coliform.
Xác định trọng lƣợng đóng góp của các thông số (trọng số wi)
Phần trọng lƣợng đóng góp (wi) của 9 thông số trong SH-WQI đƣợc lựa chọn theo công thức tính của NSF-WQI nhƣ trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Trọng lượng đóng góp của các thông số
STT Thông số Trọng lƣợng đóng góp (wi) 1 DO 0,17 2 Tổng Coliform 0,15 3 pH 0,12 4 BOD5 0,10 5 COD 0,10 6 NH4+ 0,10 7 PO43- 0,10 8 TSS 0,08 9 Độ đục 0,08 Tổng 1,0
Áp dụng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước (WQI) cho sông Hồng