Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc phát triển thương mại các sản phẩm in ấn trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 26)

a, Khái quát về công ty CP thiết kế in Bắc Việt

3.2.3Đánh giá khái quát ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến việc phát triển thương mại các sản phẩm in ấn trên địa bàn Hà Nộ

thương mại các sản phẩm in ấn trên địa bàn Hà Nội

a, Nhân tố kinh tế.

Sau khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực và các quy định về thành lập nhà in được nới lỏng, số công ty in ở Việt Nam đã tăng tới sáu lần, ban đầu từ hơn 500 doanh nghiệp tăng lên hơn 3000 doanh nghiệp. Trong đó tập trung chủ yếu vẫn là ở các thành phố lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, …Nếu như trước đây các doanh nghiệp in chủ yếu thuộc quyền quản lý của nhà nước vì lý do an ninh quốc phòng …thì ngày nay số lượng các doanh nghiệp tư nhân tham gia thị trường này là rất lớn do đòi hỏi của thị trường khi chuyển sang cơ chế thị trường.

Trên thị trường Hà Nội hiện nay, sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp in thời gian qua cũng tạo nên sức ép trong ngành, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn đến sự

cạnh tranh giữa nội bộ các doanh nghiệp in, chưa kể đến sự cạnh tranh với các doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài. Sản xuất của các doanh nghiệp in đang gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, một phần do thiếu vốn đầu tư công nghệ máy móc hiện đại, một phần là do khó khăn chung của nền kinh tế tác động đến tình hình kết quả kinh doanh cung của các doanh nghiệp. Xét riêng trên địa bàn Hà Nội, số các doanh nghiệp tham gia thị trường in ấn rất nhiều, một mặt do đây là nơi tập trung rất nhiều khu công nghiệp, các công ty sản xuất hàng hóa dịch vụ, và là trung tâm văn hóa kinh tế chính trị của cả nước, mặt khác còn là thị trường có nhu cầu tiêu dùng lớn so với mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên sự phân bố về mật độ các doanh nghiệp không đồng đều khiến ch

Thực trạng chung ở các thành phố, thị xã lớn của nước ta hiện nay trong đó phải kể đến Hà Nội có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, không chỉ với mức thu nhập bình quân GDP/người tăng cao, đây còn là một thành phố đông dân với cơ cấu dân số trẻ. Tính đến ngày 30.10.2008 toàn thành phố Hà Nội có 1.547.573 hộ, gồm 6.520.674 nhân khẩu, mật độ bình quân là 1.948 người/km, mật độ dân số trung bình của Hà Nội cũng cao hơn 7,5 lần của cả nước (259 người/km2) nên đây là thị trường có mức tiêu thụ lớn. Do mức thu nhập của người dân trên địa bàn Hà Nội ngày một nâng cao, đời sống được cải thiện nên nhu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng lại ở những sản phẩm đạt chất lượng tốt mà còn đòi hỏi các sản phẩm ấy phải có hình thức đẹp, đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, các sản phẩm hiện nay phải thể hiện được văn hóa của người tiêu dùng ,chính vì vậy mà đòi hỏi các sản phẩm trên thị trường ngày càng hoàn thiện hơn. Chính vì vậy mà sản phẩm in ấn là những mặt hàng đi kèm hoàn thiện cho sản phẩm đó cũng không ngừng được cải tiến và phát triển.

b, Nhân tố về luật pháp.

Hiện nay Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó các chính sách phải sửa đổi theo hướng đơn giản, minh bạch rõ ràng và thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động một cách bình đẳng và có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực in ấn trên thị trường Hà Nội,

khi hành lang pháp lý thông thoáng hơn, điều này giúp cho các doanh nghiệp tự do hoạt động hơn trước nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý tồn tại và nhiều bất cập vẫn chưa được giải quyết gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như : tình trạng cấp giấy phép in ấn còn chậm khi các doanh nghiệp in đến các nhà xuất bản in đăng ký bản quyền xuất bản, thời gian chờ đợi còn lâu, đôi khi không có sự thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động quản lý thị trường còn nhiều kẽ hở, nhiều doanh nghiệp còn in lậu, trốn thuế gây hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

c, Các chính sách vĩ mô

Các chính sách quản lý của nhà nước về nguồn lực thương mại như : chính sách về tỷ giá, chính sách tiền tệ …các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến thương mại sản phẩm in. Cụ thể: lãi suất cho vay của các ngân hàng cao ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm in. Chính sách tỷ giá hối đoái cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp in vì các doanh nghiệp trong nước hầu hết đều phải nhập nguyên liệu đầu vào như: giấy in, mực in, bản kẽm in… Nếu giá nguyên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí và giá thành cấu thành nên chi phí đơn vị sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Chính sách thuế nhập khẩu: các chính sách thuế nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thương mại, giai đoạn 2008 đầu năm 2009, ngành in gặp phải thời kỳ bão giá khiến cho giá nguyên liệu đầu vào chủ yếu như giấy in và mực in tăng giá các doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn khó khăn giai đoạn này một số doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa và phá sản do không thể kinh doanh hiệu quả, một số doanh nghiệp lớn hơn vì muốn giữ chân khách hàng cũng nên không tăng giá thành lên nhiều so với tốc độ tăng của chi phí do đó mà doanh thu của cả ngành bị ảnh hưởng nặng nề, trước tình hình đó nhà nước đã phải có chính sách sửa đổi thuế nhập khẩu bằng cách hạ thấp thuế suất nhập khẩu để các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn hàng đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh.

d, Nhóm các nhân tố thuộc thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra của doanh

nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất các sản phẩm in chủ yếu gồm: giấy các loại, mực in, máy móc công nghệ, kẽm in, các phụ gia màu in…ngoài ra còn cả chi phí gia công khi sản phẩm đã hoàn thiện, những chi phí này quyết định đến chất lượng, giá thành sản phẩm, tính liên tục và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ đó sẽ ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm in. Đối với hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm in hiện nay nguồn cung ứng đầu vào sản phẩm in vẫn phải nhập khẩu từ máy móc thiết bị đến nguyên vật liệu.

Mặt khác chủ thể tham gia kinh doanh sản phẩm in ấn trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau. Thị trường đầu ra quyết định tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến phát triển thương mại sản phẩm, mặt khác sản phẩm in ấn mang đặc thù của từng sản phẩm nên mức giá chung là rất khó xác định. Do đó nó tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trường phải biết tận dụng những thế mạnh của mình và không ngừng cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, sử dụng hiệu quả chi phí đầu vào, cũng như có chính sách giá thành hợp lý để tạo chỗ đứng cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

e, Năng lực của doanh nghiệp

Tiềm lực tài chính: Nguồn lực tài chính càng dồi dào thể hiện, quy mô lớn mạnh của doanh nghiệp, nó cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, đối với lĩnh vực in ấn các sản phẩm chất liệu giấy chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp trong nước, do có phần hạn chế về dây chuyền công nghệ sản xuất nên sản lượng sản xuất ra chủ yếu mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu trong nước nói chung. Riêng thị trường Hà Nội sản lượng mới chỉ đáp ứng được 85% nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn.

Mảng in ấn có giá trị lớn hiện nay là bao bì, nhãn mác đang có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn muốn khai thác thị trường nhân công

giá rẻ của Việt Nam, mặt khác lĩnh vực này đòi hỏi phải có nguồn tài chính lớn và đầu tư những dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại đòi hỏi nguồn vốn lớn. Ngay trong thị trường khu vực các doanh nghiệp in Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… những nước có khả năng sản xuất những sản phẩm in có mẫu mã và chất lượng tốt mà giá thành lại rẻ so với các doanh nghiệp của Việt Nam.

Xét về mảng in trên chất liệu giấy, các doanh nghiệp trong nghành chủ yếu chưa gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài nhiều, do các doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mặt khác nếu các doanh nghiệp đặt mua các sản phẩm này ở nước ngoài sẽ làm tăng chi phí dơn vị sản phẩm và thời gian đáp ứng nhu cầu cũng chậm tiến độ do ảnh hưởng của khoảng cách địa lý và các thủ tục nhập khẩu, trong khi mà các doanh nghiệp trong nước thì có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường, do đó với lĩnh vực này các doanh nghiệp in bao bì nhãn mác trên chất liệu giấy chủ yếu vẫn còn nhiều cơ hội khai thác mặc dù với quy mô của các doanh nghiệp không đồng đều.

Nguồn lực con người: Trong bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp thì con người đều chiếm vị trí quan trọng, vị trí trung tâm nhất. Tham gia trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm in ấn gồm có những bộ phận lao động làm việc ở những vị trí khác nhau:

-Với việc sở hữu một lực lượng lao động lành nghề, nhiệt tình hăng say với công việc điều đó hứa hẹn một sự thành công trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay lực lượng lao động trong ngành in được coi là số lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, và chất lượng đào tạo cũng chưa bắt kịp với mức độ đổi mới về kỹ thuật, công nghệ đang diễn ra một cách chóng mặt như hiện nay.

- Những nhân viên kinh doanh. Đây là bộ phận quan trọng nhất trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm in ấn. Có thể nói sản lượng, tốc độ tiêu thụ sản phẩm in ấn tiêu thụ nhiều hay ít chính là phụ thuộc vào bộ phận này. Đội ngũ các nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực in ấn hầu hết là những thế hệ trẻ, có khả năng nhiệt tình và năng động trong công việc, họ không chỉ giỏi về những kiến thức cơ bản mà còn rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công việc. Việc có được đội ngũ

nhân viên kinh doanh trẻ năng động và yêu nghề là một yếu tố giúp các doanh nghiệp in ấn cũng như toàn ngành in nhanh chóng phát triển và bền vững.

- Một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong bất cứ doanh nghiệp nào đó là đội ngũ lãnh đạo của công ty. Bộ phận này được coi là kim chỉ nam định ra hướng đi, chiến lược phát triển cho toàn công ty. Đối với ngành công nghiệp in, đội ngũ những người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng, họ là những người có kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh cũng như am hiểu về thị trường in ấn, vì vậy có thể nói đây là những người có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn ngành nói chung.

- Ngoài ra còn có bộ phận làm trong công tác nghiên cứu thị trường, bộ phận thiết kế, các chuyên viên trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm. Bộ phận này chuyên nghiên cứu các mảng như : nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tập khách hàng tiềm năng, phân đoạn thị trường…để đưa ra những định hướng khoa học cho việc xây dựng các chính sách phát triển của công ty.

Nhân tố công nghệ: Trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm in ấn yếu tố công nghệ là vô cùng cần thiết cho việc tăng công suất hoạt động, gia tăng sản lượng nhằm đảm bảo yếu tố đầu ra đúng thời hạn cũng như hiệu quả thương mại. Việc cập nhật ứng dụng những phần mềm tin học vào công tác quản lý sẽ nâng cao hiệu quả công việc cho hoạt động quản lý diễn ra nhanh chóng chính xác , xử lý được một khối lượng thông tin lớn. Trong hoạt động sản xuất, việc ứng dụng các phương thức sản xuất mới, dây truyền công nghệ hiện đại sẽ tạo ra năng suất lao động cao, giảm được chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả lao động. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin. Khi mà yếu tố hiệu quả luôn được xem xét cùng yếu tố thời gian.

Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp: Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm in ấn trên chất liệu giấy đưa sản phẩm của mình ra thị trường bằng cách sử dụng những kênh phân phối cơ bản như : kênh ngắn, ngắn, dài với các hình thức quảng bá cũng rất đa dạng như: thông qua các website trực tuyến, các hội

trợ triển lãm ngoài trời, gặp mặt trực tiếp khách hàng…Cụ thể các doanh nghiệp bán sản phẩm của mình trực tiếp cho các bạn hàng là các công ty có các đơn hàng về sản phẩm, thông qua hợp đồng giữa các bên, hoặc bán sản phẩm của mình qua các đại lý, các công ty quà tặng, các cửa hàng bán đồ văn phòng phẩm…hiện nay số lượng các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm in ấn rất đa dạng và phong phú. Trên địa bàn Hà Nội , số lượng các của hàng, đại lý kinh doanh các sản phẩm in ấn nhưng việc phân bố và quản lý thị trường còn nhiều bất cập nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển thương mại sản phẩm. Bên cạnh mạng lưới phân phối của các công ty sản xuất, ngày nay xuất hiện nhiều công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm in ấn. Sự xuất hiện này làm cho lĩnh vực thương mại sản phẩm in ấn ngày càng được chuyên môn hóa, sản phẩm nhanh đến tay người tiêu dùng, qua đó góp phần tích cực cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tiêu thụ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm in trên địa bàn Hà Nội (Trang 26)