Những định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán nhà nước trong nền kinh tế thị trường (Trang 31 - 34)

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3.2.1Những định hướng phát triển chung

Sau nhiều năm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến căn bản:

-Nhịp độ của nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều ngành nghề, khu vực kinh tế đã được ra đời và phát triển và đạt được những thành tích cao trong hoạt động, chúng ta đã được tốc độ tăng trưởng GDP cao và liên tục trong nhiều năm liền, điều mà rất ít nước đạt được trong điều kiện một nước nghèo sau chiến tranh và trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt trên mọi phương diện.

-NSNN tăng nhanh: có thể khẳng định rằng NSNN tăng nhanh là kết quả của sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ngành, các khu vực kinh tế,

nhưng đó cũng thể hiện đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta.

-Chúng ta đã căn bản giải quyết và nâng cao đời sống xã hội, điều này thể diện ở tốc độ tăng trưởng bình quân theo đầu người tăng liên tục trong suốt giai đoạn qua.

Những thành tựu trên chính là mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế, xây dựng xã hội của Đảng và Nhà nước ta, và có thể nói về cơ bản đã được thực hiện, khẳng định sự đúng đắn trong đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu của quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém trong cơ chế xuất hiện nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết:

-Thực hiện chặt chẽ chế độ kế toán kiểm toán và chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính.

-Kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng, chi tiêu NSNN.

-Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý vốn trong DNNN, quản lý tài sản có quan Nhà nước.

-Hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuận, chấn chỉnh chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán.

Rõ ràng, những phương hướng cơ bản trong tổ chức kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo phát triển bền vững đã được Đảng tổng kết và vạch ra cho cả trước mắt và lâu dài. Điều quan trọng là không ngường đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan kiểm toán Nhà nước – một công cụ kiểm tra tài chính công của Nhà nước ở nước ta nhằm kiểm soát được nền tài chính của quốc gia. Tuy nhiên, kiểm toán Nhà nước ở nước ta mới chỉ được hình thành từ năm 1995, so với thế giới thì ta còn quá non trẻ, mà kiểm toán là một lĩnh vực kiểm toán nói chung và lĩnh vực kiểm toán nhà nước nói riêng. Mà qua kinh nghiệm thực tiễn kiểm toán Nhà nước của một số nước trên thế giới, chúng ta dần dần tìm được những giải phát để hoàn thiện và nâng cao lĩnh vực kiểm toán Nhà nước ở Việt

Nam để hội nhập với quốc tế và khu vực và góp phần vào sự nghiệp phát triển xã hội theo đinh hướng XHCN mà Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo. Với mục tiêu hướng tới một nền tài chính nhà nước lành mạnh, bền vững, dù trong năm 2009 có nhiều khó khăn và những năm tới cũng còn nhiều nhân tố thuận hay không thuận chi phối hoạt động kiểm toán.

Một là, sớm trình cơ quan có thẩm quyền thông qua chiến lược phát triển ngành kiểm toán. Khẩn trương hơn kiện toàn tổ chức trong hệ thống KTNN. Tổ chức hoạt động theo hướng chính quy hóa, hiện đại hóa. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên theo tiêu chuẩn đã được xác định trong Luật KTNN. Tăng cường giáo dục về bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, nâng cao trách nhiệm, công tâm, kiên quyết và văn hoá trong thực thi nhiệm vụ. Trên cơ sở đó sớm bao quát được đủ rộng về diện, tăng hiệu quả và hiệu lực, phát huy cao nhất địa vị pháp lý đã được quy định trong Luật Kiểm toán Nhà nước.

Hai là, chủ động và kịp thời thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán theo đúng quy định của Luật KTNN, lựa chọn nội dung công khai hoá có trọng điểm, gọn, rõ, phản ánh đúng thực chất công tác quản lý ngân sách, tiền, tài sản nhà nước ở những đối tượng kiểm toán. Những đánh giá và số liệu công khai hoá cần có giải thích rõ ràng, trách nhiệm cao, tránh hiểu lầm, gây bất lợi cho quản lý chung.

Ba là, tiêp tục chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội triển khai thực hiện với kết quả cao nhất hoạt động giám sát và các nhiệm vụ khác theo luật định. Bảo đảm khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, kết luận và kiến nghị của KTNN phải góp phần thiết thực nõng cao trách nhiệm, hiệu lực. Tổ chức theo dõi, đôn đốc để

thực hiện đến cùng các yêu cầu hợp lý và các kiến nghị xác đáng của KTNN, khắc phục tình trạng nói mà không làm hoặc làm nửa vời.

Bốn là, để hoạt động kiểm toán có chiều sâu, là công cụ quản lý tài chính, ngân sách có hiệu quả, cần sớm hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kiểm toán; không chỉ chủ yếu dừng lại ở kiểm toán báo cáo tài chính, mà tăng cường và nâng cao chất lượng kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.

Năm là, trong bối cảnh suy thoái kinh tế mang tính toàn cầu đã và đang tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có những giải pháp cấp bách ứng phó, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội. Theo chức năng của mình, KTNN tham gia tích cực để việc sử dụng các quỹ hỗ trợ và việc thực hiện chính sách thuế cởi mở của Đảng và Nhà nước đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Vai trò của kiểm toán nhà nước trong nền kinh tế thị trường (Trang 31 - 34)