Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rượu vang của công ty TNHH Anh Đào (Trang 25)

Giải pháp thứ nhất: Tăng cường nhận thức và cam kết của lãnh đạo

Vai trò của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh của công ty nói chung, đồng thời nó cũng quyết định đến việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Để có thể áp dụng hai hệ thổng quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và HACCP để kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu quả thì nhận thức của ban lãnh đạo là yếu tố tiên quyết. Bên cạnh đó sự cam kết thực hiện kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và HACCP của ban lãnh đạo là một trong những đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an tòn thực phẩm hơn nữa. Chính vì thế mà phải có giải pháp để tăng cường nhận thức và cam kết của lãnh đạo.

Lãnh đạo cao cấp phải có bằng chứng về các cam kết của mình đối với việc thực hiện và cải tiến liên tục hai hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2000 và HACCP nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Đảm bảo nhận thức của toàn bộ công ty về tầm quan trọng của việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nói chung và đối với sản phẩm rượu vang nói riêng, đặc biệt là với các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như phòng kỹ thuật và phòng sản xuất.

- Tiến hành các công việc xem xét của lãnh đạo thường xuyên hơn với việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Lãnh đạo hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc áp dụng hai hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001: 2000 và HACCP để đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện tích hợp hai hệ thống quản trị chất lượng để kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ như các nguồn

lực: Các cán bộ được đào tạo chuyên sâu về quản trị chất lượng, trang thiết bị cần thiết, nguồn tài chính, thời gian…

- Lập ra mục tiêu, kế hoạch và nhiệm vụ kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phối hợp hoạt động giữa các phòng ban hợp lý để có thể đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm một cách hiệu quả.

Giải pháp thứ 2: Tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhận thức và trình độ của cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên trong công ty về hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001: 2000 và HACCP thông qua giáo dục, bồi dưỡng. Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng nâng cao trình độ.

- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng và đãi ngộ nguồn nhân lực có trình độ , năng lực đảm bảo cơ cấu năng lực của đội ngũ lao động thực sự có chất lượng. Để từ đó có thể vận hành và tăng hiệu quả của hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và HACCP để kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.

Giải pháp thứ 3: Nhóm giải pháp tích hợp hai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và HACCP thành ISO 22000: 2005 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Ngày 01/09/2005, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO (International Organization for Standardization) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 22000:2005. Tiêu chuẩn này do Ủy ban kỹ thuật ISO/TC 34 soạn thảo. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng lẫn các bên quan tâm trên phạm vi toàn thế giới. Tiêu chuẩn ISO 22000:2005 được nhìn nhận như sự tích hợp giữa HACCP và ISO 9001: 2000 trong

sản xuất thực phẩm. Qua đây tạo điều kiện hợp nhất và đơn giản hóa từng bước khi áp dụng các hệ thống quản lý cùng được triển khai trong một tổ chức. Áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000:2005 tiết kiệm được nhiều công sức và chi phí đối với các tổ chức; đặc biệt khi phải vận hành một một lúc ISO 9001:2000, HACCP.

Chính vì thế trong tương lai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm là một xu hướng tất yếu. Hệ thống này sẽ đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 hoàn toàn tương thích với ISO 9001: 2000. Công ty căn cứ vào hai hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 và HACCP rồi tiến hành xây dựng hệ thống ISO 22000: 2005. Công ty tiến hành xây dựng theo các yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn ISO 22000: 2005, bao gồm:

- Yêu cầu về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm: + Xác định rõ phạm vi của hệ thống.

+ Thiết lập các thủ tục kiểm soát tài liệu. + Thiết lập thủ tục kiểm soát hồ sơ. - Yêu cầu về trách nhiệm của lãnh đạo: + Thiết lập chính sách an toàn thực phẩm. + Hoạch định hệ thống an toàn thực phẩm.

+ Xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn. + Chỉ thị đội trưởng ATTP.

+ Đảm bảo hệ thống thông tin.

+ Thiết lập thủ tục cho tình trạng khẩn cấp. + Tiến hành việc xem xét hệ thống.

- Yêu cầu về quản lý nguồn lực:

+ Đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng các yêu cầu vê an toàn thực phẩm của tiêu chuẩn.

+ Đảm bảo môi trường sản xuất được quản lý và duy trì để đáp ứng các yêu cầu về ATTP của tiêu chuẩn.

- Yêu cầu về hoạch định và tạo sản phẩm an toàn:

+ Thiết lập các chương trình tiên quyết (PRP) để hỗ trợ việc kiểm soát + Phân tích các đặc điểm của sản phẩm.

+ Phân tích các đặc điểm của quá trình sản xuất.

+ Phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP) + Lập kế hoạch HACCP để kiểm soát mối nguy về ATTP. + Thiết lập hệ thống kiểm tra.

+ Thiết lập hệ thống truy tìm nguồn gốc.

+ Thiết lập thủ tục kiểm soát sự không phù hợp - Yêu cầu về xác nhận, kiểm tra và cải tiến FSMS:

+ Tiến hành xác nhận giá trị sử dụng của tổ hợp các biện pháp kiểm soát.

+ Đảm bảo các phương pháp và thiết bị theo dõi và đo lường là phù hợp với các quá trình.

+ Tiến hành đánh giá nội bộ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu lực của hệ thống. + Tiến hành đánh giá từng kết quả kiểm tra.

+ Thường xuyên cải tiến và cập nhật FSMS.

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000: 2005 bao gồm bốn yếu tố chính là: Trao đổi thông tin tương hỗ, quản lý hệ thống, các chương trình tiên quyết, và nguyên tắc HACCP.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm rượu vang của công ty TNHH Anh Đào (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w