Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở tt (Trang 30)

- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ, Sở trong các kỳ đánh giá.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu của Luận án, tác giả xin có một số khuyến nghị đối với các cấp quản lý:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD và ĐT cần có một chiến lược dài hạn về công tác đánh giá KQHT của HS dựa trên các thành tựu hiện đại của khoa học và kỹ thuật ĐG, gồm:

- Chỉ đạo các trường sư phạm xây dựng và cải tiến môn học về đánh giá KQHT của HS, nhằm trang bị cho các GV tương lai kiến thức và năng lực ĐG.

- Tổ chức tốt hệ thống đánh giá KQHT từ cấp quốc gia đến địa phương;

- Rà soát lại các văn bản đã ban hành về KTĐG KQHT của HS, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về đánh giá.

- Tổ chức biên soạn các tài liệu hướng dẫn ĐG KQHT, từ các cuộc đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn đến đánh giá ở lớp học để cung cấp cho các địa phương và các trường.

2.2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ph ng Giáo dục và Đào tạo

- Đảm bảo mỗi Sở GD và ĐT có vài CBQL chuyên nghiệp về đánh giá và mỗi phòng GD và ĐT có một cán bộ có hiểu biết về đánh giá để hỗ trợ và triển khai các đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn cấp quốc gia và cấp địa phương, đồng thời chỉ đạo triển khai các đánh giá hoạt động đánh giá ở cấp trường.

- Đảm bảo các trang bị cơ bản phục vụ kỹ thuật đánh giá cho Sở GD và ĐT, Phòng GD và ĐT: các máy chấm thi, các phần mềm quản lý, các thư viện câu hỏi tự luận và các ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm nhằm triển khai các đánh giá tiêu chuẩn hóa tại địa phương…

2.3. Với nhà trường THCS

- Hiệu trưởng là CBQL trực tiếp giám sát việc đánh giá các hoạt động học tập của HS trong trường nên cần được bồi dưỡng các hiểu biết cơ bản về đánh giá hoạt động học tập.

- Hiệu trưởng cần: 1) hỗ trợ triển khai tốt các hoạt động đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô quốc gia và tỉnh, huyện trong phạm vi nhà trường. 2) Đảm bảo chỉ đạo tốt việc triển khai các đánh giá tổng kết trong phạm vi nhà trường và các lớp học theo đúng quy trình. 3) Chỉ đạo đội ngũ GV triển khai các hoạt động đánh giá trong tiến trình ở lớp học đa dạng và có hiệu quả.

Hiện nay VN cần cố gắng lớn nhiều mặt để nâng giáo dục lên. Tuy nhiên, nếu phải chọn một số khâu trọng yếu để tác động vào đó có thể nâng chất lượng giáo dục lên, tác giả tin rằng một trong các khâu đó là đánh giá KQHT của học sinh. Bởi vì, như trong dân gian thường có câu “thi thế nào học thế ấy”: triển khai hoạt động đánh giá một cách khoa học và hợp lý sẽ thúc đẩy hoạt động dạy và học đúng hướng.

Và để cải tiến hoạt động đánh giá, việc quản lý ĐG đóng vai trò đột phá, do đó, người CBQL giáo dục cần đi tiên phong trong công tác ĐG KQHT của HS, nâng cao hiểu biết và kiến thức về ĐG, nâng cao nghiệp vụ quản lý để đảm bảo chất lượng đánh giá, đưa giáo dục Việt Nam phát triển hội nhập quốc tế.

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Các bài báo:

1. Lê Thị Mỹ Hà (2001), "Một số khái niệm cơ bản về đánh giá trong giáo dục", Tạp chí Giáo dục, (14), tr. 12 - 13. Giáo dục, (14), tr. 12 - 13.

2. Lê Thị Mỹ Hà (2005), "Đổi mới phương pháp đánh giá giờ dạy môn Ngữ văn", Tạp chí Giáo dục, (121), tr. 30 - 32. Giáo dục, (121), tr. 30 - 32.

3. Lê Thị Mỹ Hà (2010), "Đánh giá kết quả học tập của học sinh - định nghĩa và phân loại", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (61), tr . 21 - 24. loại", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (61), tr . 21 - 24.

4. Lê Thị Mỹ Hà (2010), "Quy trình xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (63), tr. 28 - 29. học sinh phổ thông", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (63), tr. 28 - 29.

5. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (64), tr. 17 - 21. thách thức", Tạp chí Khoa học Giáo dục, (64), tr. 17 - 21.

6. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam", Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, (346), tr. 28 - 36. Thông tin Khoa học xã hội, (346), tr. 28 - 36.

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở tt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)