V/ Phân tích giá thành theo các khoản mục
3/ Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí sản xuất chung
Theo quan điểm 2: Cố định Q ở kỳ thực tế
+ Công thức phải tính : C = V+ C + N + L + K + D + T + Đối tượng phân tích :
Q1 /Qk =33.565,92/ 32.682,55 = 1,03 C1 = 27.811.647.500
Ckd = Ck .Q1 /Qk=27,793,110,770.00 * 1.03 = 28.626.904.093,1 + Đối tượng phân tích :
ΔCd= 27.811.647.500 – 28.626.904.093,1 = - 815.256.593,1
Áp dụng phương pháp liên hệ cân đối để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
+ Các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nguyên vật liệu
ΔC(V) = V(1) – V(k)d ( Vkd = V(k) . Q1 /Qk )
= - 579.603.663
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí công cụ dụng cụ
ΔC(C) = C(1) – C(k)d (C(k)d = Ck . Q1 /Qk ) = 20.214.000 - 22.145.560 *1,03 = - 2.595.926,8
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí nhân công
ΔC(N) = N(1) – N(k)d (N(k)d = Nk . Q1 /Qk ) = 250.412.000 - 230.125.000 *1,03 = 13.383.250
Ảnh hưởng của nhân tố khoản trích theo lương
ΔC(L) = L(1) – L(k)d (L(k)d= L(k) . Q1 /Qk ) = 35.425.500 - 32.458.400 *1,03 = 1.993.348
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khấu hao
ΔC(L) = K(1) – K(k)d (K(k)d = K(k) . Q1 /Qk) = 704.548.500 - 720.131.000 * 1,03 = - 37,186,430
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí dịch vụ mua ngoài
ΔC(D) = D(1) – D(k)d (D(k)d = D(k) . Q1 /Qk) = 600.210.500 - 790.653.500 *1,03 = - 214.162.605
Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác bằng tiền
ΔC(T) = T(1) – T(k)d (T(k)d = T(k) . Q1 /Qk) = 15.425.000 - 12.145.210 *1,03 = 2.915.433,7 + Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔC = ΔC(V) + ΔC(C) + ΔC(N) + ΔC(L) + ΔC(D) + ΔC(T) =-579.603.663-2.595.926,8+13.383.250+1.993.348-37.186.430- 214.162.605 +2.915.433,7 = - 815.256.593,1 Nhận xét
Qua bảng số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét :
Doanh nghiệp không những hoàn thành kế hoạch mà còn giảm được chi phí sản xuất chung 815.256.593,1 đồng. Chi phí sản xuất chung dự kiến trong năm điều chỉnh theo Q1 là 28.626.904.093,1 và thực tế chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp trong năm là 27.811.647.500. Có được điều này là do :
+ Ảnh hưởng của V ( Chi phí nguyên vật liệu ) : Kế hoạch điều chỉnh theo Q1 là 26.765.015.663 đồng. Nhưng thực tế chi phí nguyên vật liệu trong năm chỉ là 26.185.412.000 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh là 579.603.663 đồng.
+ Ảnh hưởng của D ( Chi phí dịch vụ mua ngoài ) : Kế hoạch điều chỉnh theo Q1 là 814.373.105 đồng. Nhưng thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài
trong năm chỉ là 600.210.500 đồng, thấp hơn so với kế hoạch điều chỉnh là 214.162.605 đồng.
Chính 2 nhân tố V và D ảnh hưởng nhiều nhất giúp doanh nghiệp giảm được 815.256.593,1 đồng chi phí sản xuất chung trong năm. Các nhân tố còn lại biến động không nhiều, nhìn chung sát với kế hoạch điều chỉnh đề ra.
Chi phí nguyên vật liệu V giảm mạnh so với kế hoạch là do doanh nghiệp chủ yếu nhập Lúa Úc, Lúa Canada và Lúa Mỹ. Trong năm mặc dù sản phẩm sản xuất tăng từ 32.682,55 tấn lên 32.682,55 tấn đã làm cho nguyên vật liệu X ( Lúa Úc ) nhập vào tăng một lượng tương ứng. Lúa Úc theo kế hoạch là 3,278.10 nghìn đ/tấn nhưng thực tế chỉ là 3,100.20 nghìn đ/tấn. Vì vậy đã làm giảm chi phí nguyên vật liệu cộng với giá nhập của Y và Z không tăng giảm nhiều cho nên chi phí sản xuất chung trong năm giảm so với kế hoạch.
PHẦN 3
CÁC BIỆN PHÁP HẠ THẤP GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY BỘT MÌ VIỆT Ý
I/ Những ưu điểm và hạn chế của nhà máy bột mỳ Việt Ý.
1. Ưu điểm
+ Nhà máy bột mỳ Việt Ý hoạt động dưới sự lãnh đạo của công ty lương thực và công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng, sự tồn tại và phát triển của nhà máy là một điều khích lệ và đáng tự hào. Trong quá trình hoạt động, nhà máy đã không ngừng nâng cao, củng cố, cải tiến, hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để được khách hàng chấp nhận. Để đạt được kết quả đó nhà máy đã cố gắng hết sức để sản xuất kinh doanh đúng đắn, từng bước vươn lên khẳng định mình trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà máy không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm của mình dễ dàng tiêu thụ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
+ Chi phí sản xuất là khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc chi phí bỏ ra nhiều hay ít. Vì vậy nhà máy đã cố gắng tiết kiệm chi phí sản xuất bằng cách nâng cao trình độ quản lý, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
2. Hạn chế:
+ Hiện nay nhà máy vừa thực hiện bán buôn và bán lẻ cho nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau nên hay xảy ra thất thoát.
+ Nguyên vật liệu nhập vào nhà máy ngày càng tăng và biến động theo thời vụ nên dẫn đến giá thành đơn vị không ổn định, đó là một bất lợi của nhà máy trong việc tiêu thụ hàng hóa.
+ Kế hoạch sản xuất và giá thành sản phẩm đều do phòng kinh doanh lập nên chưa sát với thực tế.
+ Với đặc điểm hàng tồn kho là hàng lương thực thực phẩm nên khó khăn chung mà nhà máy không tránh khỏi là thời tiết nóng ẩm của miền trung chính vì vậy mà không thuận lợi trong việc bảo quản hàng hóa.
II/ Giải pháp