Gia tăng nợ xấu ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 28)

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện có hơn 230 dự án của các doanh nghiệp Đài Loan, Hàn Quốc được cấp chứng nhận đầu tư, giấy phép hoạt động nhưng đã giải thể, phá sản. Trong đó, có một số chủ đầu tư doanh nghiệp FDI có khả năng là lừa đảo do chỉ xin giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn sau đó đã rút về nước không thực hiện dự án, chiếm đoạt vốn vay. Hiện nay có 22 dự án tại 12 địa phương nợ ngân hàng không có khả năng trả với số tiền gần 80 triệu USD, chủ yếu ở hai tỉnh Hải Dương và Phú Thọ.

Tập đoàn Kenmark đầu tư tại Hải Dương tháng 12/2006 với 6 dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê tại khu công nghiệp Việt Hòa với vốn đầu tư 500 triệu USD trong đó 30% vốn tự có, 70% vốn vay. Trong khoản nợ vay có khoản nợ nhiều nhất là 30 triệu USD vay từ BIDV, một số ngân hàng khác có dư nợ là SHB, Habubank với các khoản vay thời hạn khoảng 6 năm.

Tuy nhiên từ năm 2010, tập đoàn này xin dừng dự án với lý do khủng hoảng kinh tế toàn câu làm cho không thể tìm được đối tác thuê nhà xưởng.

Kenmark cũng đã mua bảo hiểm dự án nhưng chỉ từ từ 15/2/2008 đến 15/2/2011.

Năm 2011 tập đoàn Kenmark đang tiến hành bán lại dự án này để có thể thanh toán các khoản nợ. Kenmark cũng xin giãn nợ để có thể trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên nếu không đạt được các thỏa thuận này thì các ngân hàng trong nước sẽ bị gia tăng nợ xấu.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

1. Mục đích quản lý FDI

Phát huy tác động tích cực của đầu tư nước ngoài trực tiếp và hạn chế tác động tiêu cực đối với các nước nhận vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp

2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý FDI

Chính phủ cần nhạy bén trong nắm bắt tình hình kinh tế, tạo lập môi trường chính trị ổn định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó xây dựng hệ thống chính sách đầu tư hấp hẫn các nhà đầu tư nước ngòai.

Chủ động tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài và chú trọng đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong nước để thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghệ cao.

Cần coi trọng công tác thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài: tránh tình trạng tiếp nhận các dự án công nghệ lạc hậu; dự án gây ô nhiễm môi trường; dự án đầu tư không hiệu quả.

Nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng để quản lý chặt chẽ các khoản vốn vay các doanh nghiệp FDI.

Cần quản lý chặt chẽ việc triển khai dự án: tiến độ, chất lượng, đảm bảo ô nhiễm môi trường, trốn thuế (đặc biệt hoạt động chuyển giá để trốn thuế),…

->Những tác động tiêu cực của FDI không phải là thuộc tính riêng của FDI và chúng thường là hệ quả của các chính sách và chất lượng quản lý kinh tế của Nhà nước đã tạo kẽ hở, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng khai thác triệt để mà không phải bận tâm nhiều đến hậu quả pháp lý của các hành động của mình.

3. Giải pháp quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 28)