Khánh kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 25)

Sự đầu tư, khai thác của những tập đoàn đa quốc gia đến từ nhiều nước có thể gây ra nạn cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta trong tương lai. Hiện tượng này có thể xảy ra nhất không chỉ ở tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản mà còn có cả nguồn lao động vốn được coi là dồi dào và rẻ tiền.

Tuy nhiên cần nhận thấy rằng những tác động tiêu cực của FDI không phải là thuộc tính riêng của FDI và chúng thường là hệ quả của các chính sách và chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước đã tạo kẽ hở, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng khai thác triệt để mà không phải bận tâm nhiều đến hậu quả pháp lý của các hành động của mình.

Con số vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện qua từng tháng, quý và năm luôn thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều người. Rất thường xuyên, những con số này được coi đồng nghĩa với thước đo thành công của chính sách phát triển kinh tế cũng như môi trường kinh doanh của Việt Nam. Bởi vậy, việc duy trì và không ngừng làm cho những con số này tăng lên là điều đặc biệt

trước, và đưa ra quá nhiều ưu đãi để kéo nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền của vào Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. FDI thường được nhìn nhận như một liều thuốc đại bổ cho nền kinh tế thiếu dinh dưỡng và không mấy ai mảy may nghĩ đến mặt trái của tấm huy chương FDI.

Một trong những tác động của FDI là thâm hụt mậu dịch và những hậu quả. Cụ thể, lĩnh vực xây dựng trong ngành dịch vụ chiếm tới 22,7 tỷ đôla trong tổng số vốn đăng ký mới, là lĩnh vực có tỷ trọng lớn nhất (38,4%), trên cả lĩnh vực công nghiệp nặng (32,9%). Hai lĩnh vực này đã chiếm trên 70% tổng vốn đăng ký mới. Nếu xét đến vốn thực hiện thì tình hình cũng gần tương tự, với hai ngành trên chiếm sấp xỉ 70%. Điều đáng chú ý là trong lĩnh vực công nghiệp nặng thì hai dự án thép Vinashin Lion và Hưng Nghiệp Fomosa đã có số vốn đăng ký lên tới 17,6 tỷ đôla.

Điều có thể rút ra từ những con số này là chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thâm hụt cán cân mậu dịch của Việt Nam, do bản chất của những loại hình doanh nghiệp này là hướng vào thị trường nội địa hoặc có doanh thu chủ yếu là nội tệ (do không phải là loại hình doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi phải nhập vật tư và thiết bị để xây dựng). Hai dự án thép nói trên có thể hướng tới xuất khẩu một phần sản lượng của mình, nhưng điều này có lẽ chỉ xảy ra một thời gian sau, sau khi hoàn thành và đi vào sản xuất với sản lượng dư thừa so với sức tiêu thụ trong nước. Vả lại, việc họ có xuất khẩu được hay không còn phụ thuộc vào tính cạnh tranh quốc tế, là điều khó có thể nói chắc được vào thời điểm ban đầu này, lại rơi đúng vào thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, chưa kể đến uy tín và thương hiệu của các chủ đầu tư trong các dự án này là hoàn toàn không tồn tại trong ngành sản xuất thép thế giới.

Trong khi đó, hiện tại, các doanh nghiệp FDI đang có xu hướng tạo ra thêm thâm hụt mậu dịch, với tỷ trọng xuất khẩu/doanh thu nhỏ hơn nhập khẩu/doanh thu và và khoảng cách này đã tăng lên trong thời gian 2007- 2008. Khối doanh nghiệp FDI đã nhập siêu tới hơn 4 tỷ đôla trong 11 tháng của 2008, tăng mạnh so với con số 1,8 tỷ cùng kỳ năm 2007. Lưu ý rằng con số nhập siêu trên 4 tỷ đôla (của 11 tháng) là một con số rất lớn nếu so với mức thâm hụt mậu dịch chung (mục tiêu) là khoảng 10 tỷ đôla trong năm 2008.

So sánh mức thâm hụt với vốn đầu tư thực hiện, ta sẽ thấy một điều lo ngại nữa là mức thâm hụt này đã tăng quá mạnh giữa hai năm 2007 và 2008, lên tới 40,4% trong năm 2008 so với mức 25,6% năm 2007. Điều đó có nghĩa là nếu nói chính xác thì vai trò của FDI trong việc tài trợ cho thâm hụt mậu dịch ở Việt Nam là hạn chế hơn nhiều nếu so với việc chỉ nhìn vào con số tuyệt đối mà nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân. Vai trò này càng hạn hẹp hơn nếu rạch ròi nêu ra rằng một phần trong con số vốn đầu tư thực hiện là phần đóng góp của đối tác Việt Nam trong các liên doanh, mà đa phần bằng quyền sử dụng đất hoặc các giá trị vô hình, hữu hình khác, nhưng không phải là ngoại tệ, và càng không phải là ngoại tệ mang từ bên ngoài vào Việt Nam.

Trong hai năm 2007 và 2008, Việt Nam phải nếm trải tiêu cực do dòng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn. Dường như đấy chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trong năm

2008, do ngân hàng Nhà nước mất khả năng kiểm soát, thanh lọc, theo nhận định của World Bank. Theo phân tích thì 189,6 ngàn tỉ VND, tức 58% tổng vốn đầu tư của khu vực kinh doanh gồm cả các doanh nghiệp nhà nước là FDI, đầu tư chứng khoán hoặc vay nợ nước ngoài.

Tỷ lệ FDI trong khu vực không tham gia vào thương mại quốc tế ngày một tăng, chẳng hạn như bất động sản và du lịch (CIEM 2008). Trong năm 2008, ước tính khoảng 30% tổng vốn đầu tư đã thực hiện nằm trong ngành bất động sản và khách sạn, so với 13% trong ngành công nghiệp nhẹ và 3% trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Những khu vực này không tạo được nhiều việc làm và có xu hướng khá thâm dụng nhập khẩu, gây áp lực lên cán cân thanh toán của Việt Nam.

Thực trạng trên dẫn tới hệ luỵ là lạm phát hai con số, đã tác động trực tiếp đến chi phí sinh hoạt và tiền lương thực tế. Thu nhập thực tế giảm mạnh trong năm 2008, thậm chí trước cả sự suy giảm cầu thế giới đối với hàng hoá của Việt Nam có nguy cơ đe doạ đến việc làm. Nhằm đối phó với tình hình trên, tháng 1.2009, chính phủ đã tăng tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp trong nước. Số liệu của tổng cục Thống kê cho thấy lương danh nghĩa tối thiểu tăng 38% chỉ đủ để đưa tiền lương thực tế trở về với xu hướng trước đó của nó.

Các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng thâm dụng lao động nhất, tạo ra số việc làm nhiều hơn các doanh nghiệp khác. Năm 2007, theo báo cáo của UNDP, các công ty nhận cả những công nhân không biết chữ và đã mở các lớp xoá mù chữ nhằm đảm bảo công nhân có thể đọc các thông báo an toàn và những chỉ dẫn cơ bản. Các doanh nghiệp này luôn tìm cách khai thác triệt để nguồn lao động rẻ mạt, mà không chú trọng đào tạo trình độ và kỹ năng cho người lao động.

Một mối quan ngại xa hơn nữa là vốn đầu tư nước ngoài chỉ tập trung vào những ngành có công nghệ tương đối thấp. Mặc dù, vốn hoá lợi thế so sánh là điều rất ý nghĩa đối với Việt Nam, song từ khía cạnh phát triển các ngành công nghiệp trong nước, cần xem xét sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa. Cơ chế lan truyền được thực hiện thông qua các mối liên hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước và thông qua tác động ngoại ứng hay tác động lan toả, như chuyển giao kỹ năng và công nghệ. Những nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy tác động của FDI đến ngành công nghiệp nội địa là rất nhỏ. Nhận thấy sự thiếu hụt của các “ngành công nghiệp phụ trợ” quan trọng, Ohno cho rằng nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tận dụng được lợi thế của các công ty đa quốc gia lớn thì nền kinh tế sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng của mình.

Phân tích của các chuyên gia kinh tế cũng cho thấy không có lý do gì để mong đợi các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thúc đẩy các ngành nội địa – một trong những lý do Việt Nam đã tuyên bố khi hướng tới FDI. Theo Lall, họ có xu hướng bị thu hút bởi các đặc trưng hiện tại của một quốc gia mà hiếm khi có chủ ý hoạt động nhằm phát triển quốc gia đó. Nói cách khác, các

nền kinh tế địa phương, có cân nhắc đến nguồn tài nguyên nội địa, quy mô và thị hiếu thị trường nội địa và chất lượng của lao động và các đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nội địa.

Do vậy, vấn đề đặt ra là cần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế ở Việt Nam; thu hút FDI với mục tiêu quan trọng nhất không phải là số lượng vốn thu nhận được, mà phải là hài hòa hiệu quả kinh tế- xã hội-môi trường, hài hòa lợi ích của nước chủ nhà với lợi ích của nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn tài chính quốc tế phân tích những tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài vào việt nam (Trang 25)