Khí hậu toàn cầu đang thay đổi mạnh, nước biển dâng, băng tan ở các cực và sự gia tăng nhanh chưa từng thấy của các loại hình ô nhiễm. Vấn đề bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm lớn đối với các tổ chức xã hội và các quốc gia trên thế giới.
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng quy mô sản xuất của các doanh nghiệp giúp tăng năng suất và lợi nhuận, nhưng đây lại là một trong những lý do chính làm tăng năng lượng, nước tiêu thụ, tăng lượng khí nhà kính hay phát sinh rác thải điện tử.
Năm 2007, có khoảng 33.000 tấn chất thải điện tử được thải xuống sông và chôn tại các bãi chôn lấp. Trong khi các hóa chất được sử dụng sẽ ăn mòn các chất thải điện tử này bị rò rỉ và ngấm vào đất thì các loại chất thải điện tử như các thân tủ lạnh, máy nén từ máy điều hoà và nhựa thải từ máy vi tính, điện thoại di động, đĩa CD... đang được chất thành đống. Hàng năm, có 19.000 tấn rác thải điện tử được tái chế. Rác thải điện tử là mối quan tâm lớn do tính độc hại và khả năng gây ung thư của một số chất. Các chất độc hại có trong rác thải điện tử bao gồm chì, thủy ngân và cađimi, chất gây ung thư là polyclorinat biphenyls (PCBs). Một màn hình máy tính điển hình có thể chứa hơn 6% trọng lượng là chì, phần lớn nằm ở màn hình ống điện tử. Các tụ điện, máy biến thế, dây cách điện PVC, các thiết bị bọc PVC khác thường chứa lượng chất PCBs. Chất thải điện tử trở thành vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt sau biến đổi khí hậu và nghèo đói[12,15].