Mác và Ăngghen phát triển lý luận nhận thức

Một phần của tài liệu Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.PDF (Trang 32)

8 Kết cấu của luận văn

1.3 Mác và Ăngghen phát triển lý luận nhận thức

1.3.1 Mác và Ăngghen phát triển lý luận nhận thức trong nghiên cứu kinh tế chính trị học.

Sau khi có được những điều kiện và tiền đề cần thiết, nhận thức luận duy vật đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển với những nghiên cứu đầu tiên của Mác và Ăngghen trong kinh tế chính trị học thể hiện ở tác phẩm: “Các bản thảo kinh tế những năm 1857- 1858”và Lời nói đầu của nó.

“Các bản thảo kinh tế những năm 1857- 1858” có ý nghĩa như một “kế hoạch”, “một dự án” nghiên cứu kinh tế rất toàn diện của Mác. Cùng với việc thể hiện những quan điểm duy vật sâu sắc, trong tác phẩm này Mác đã phát triển lý luận nhận thức ở vấn đề phương pháp luận của nhận thức, làm rõ phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể.

Ngay trong “Lời nói đầu” (trích các bản thảo kinh tế năm 1857- 1858) Mác khẳng định phương pháp của khoa kinh tế chính trị là: “từ cái cụ thể, cho sẵn trong biểu tượng, người ta đi tới những trừu tượng ngày càng nghèo nàn hơn, cho tới khi đi đến những tính quy định đơn giản nhất…cuối cùng,….không phải là một biểu tượng hỗn độn về một tổng thể, mà là một tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và quan hệ”[32, tr.877], rồi sau đó “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách là một tổng thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ óc này quán triệt được thế giới theo phương thức riêng vốn có của nó, theo một phương thức khác với phương thức quán triệt thế giới này của nghệ thuật, tôn giáo, tinh thần thực tiễn”[32, tr.878]; và “ngay cả trong phương pháp lý luận, chủ thể, xã hội phải thường xuyên có mặt trong quan niệm của chúng ta như là một tiền đề”[32, tr.878]

Mác cho thấy phương pháp này đòi hỏi trước hết là phải tìm ra cái trừu tượng làm điểm xuất phát để từ đó tư duy tiến lên nắm đối tượng trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó. Cái trừu tượng xuất phát đó trong nghiên cứu của Mác chính là nền sản xuất vật chất tư bản chủ nghĩa, để rồi sau đó ông xem xét toàn bộ sự vận động của hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa với kết cấu chung tất yếu của nó trong tính nhiều mặt, nhiều yếu tố và các mối liên hệ. Từ đây, ông mới đi đến nhận thức về xã hội tư sản với những đặc trưng cụ thể trong tính toàn vẹn của nó. Cái chỉnh thể này là cái cụ thể, là một “tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và quan hệ”: “xã hội tư sản là một tổ chức sản xuất phát triển nhất và đại diện nhất trong lịch sử. Vì vậy, các phạm trù biểu thị những quan hệ của xã hội đó, kết cấu của xã hội đó, đồng thời cũng cho ta cái khả năng hiểu thấu được kết cấu và các quan hệ sản xuất của tất cả các hình thái xã hội đã diệt vong; xã hội tư sản đã được xây dựng lên trên những tàn dư và những yếu tố của những hình thái xã hội ấy, một phần kéo theo sau nó những tàn dư còn chưa khắc phục được, một phần thì phát triển đầy đủ tác dụng của những cái trước kia chỉ tồn tại dưới dạng một dấu hiệu báo trước mà thôi”[33, tr.71]

Ông viết thêm: “Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên trong tư duy, nó biểu hiện là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó cũng là điểm xuất phát của trực quan và của biểu tượng. Trên con đường thứ nhất, toàn bộ biểu tượng biến một cách tinh vi thành một tính quy định trừu tượng; trên con đường thứ hai, những tính quy định trừu tượng lại dẫn tới sự mô tả lại cái cụ thể bằng con đường của tư duy”[32, tr.887]. Tại đây, con đường biện chứng của sự nhận thức với đối tượng đặc thù là khoa kinh tế- chính trị đã được Mác vạch ra với hai giai đoạn, hai quá trình mà theo cách gọi của Mác trong “Lời nói đầu” này thì quá trình đó phải trải qua hai con đường. Trên con đường thứ nhất sự nhận thức bắt đầu từ những biểu tượng cảm tính ban đầu, được trừu

tượng hóa và khái quát hóa bằng con đường thứ hai, hiện ra với tư cách là cái cụ thể trong tính đầy đủ, trọn vẹn. Con đường thứ hai đó của nhận thức được Mác coi như là trình độ lý luận cao hơn của quá trình nhận thức khoa học, vì việc nhận thức một cách khoa học cái cụ thể, cái hoàn chỉnh, cái thống nhất trong vô số biểu hiện của quá trình lịch sử của cái đó không thể thực hiện được một cách trực tiếp trong giai đoạn thứ nhất của việc nghiên cứu nó, mà phải bước sang giai đoạn thứ hai của quá trình đó- giai đoạn nhận thức cái cụ thể trong tính trừu tượng bằng con đường tư duy: “phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái phương pháp nhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo nó với tư cách là một cái cụ thể trong tư duy. Nhưng đó quyết không phải là quá trình phát sinh ra bản thân cái cụ thể”[32, tr877-878].

Đoạn văn trên, còn chỉ ra một yếu tố rất quan trọng, đặc trưng của phương pháp tư duy đi từ trừu tượng đến cụ thể, đó là quá trình tổng hợp. Quá trình này chỉ thực sự bắt đầu khi đã nắm được cái trừu tượng xuất phát, cái được xem là “một tính quy định trừu tượng” được tạo ra một cách “tinh vi”. Tuy nhiên, đối với Mác “từ trừu tượng đến cụ thể” không phải là quá trình thuần túy của tư duy, mà trước hết đó chính là quá trình phát triển khách quan của đối tượng. Quá trình ấy bắt đầu từ cái trừu tượng xuất phát, là từ “tế bào mầm” để đi đến cái cụ thể, tức là toàn bộ đối tượng ở trạng thái trưởng thành, phát triển nhất. Vậy để mô tả đúng quá trình ấy của sự vật thì người ta phải áp dụng phương pháp nhận thức đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp do chính sự phát triển của đối tượng quy định, cho nên việc tái hiện quá trình phát triển khách quan đó trong tư duy được biểu hiện thành quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ thể về lý luận: “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách là một tổng thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ óc này quán triệt được thế giới theo phương thức riêng vốn có của nó, theo một phương thức khác với phương thức quán triệt thế giới này của nghệ thuật, tôn giáo, tinh thần thực tiễn”[32, tr.878]; “ngay cả trong phương pháp lý luận, chủ thể, xã hội phải thường xuyên có mặt trong quan niệm của

chúng ta như là một tiền đề”[32, tr.878]. Song, điều đáng quan tâm hơn là nội dung khoa học lý luận nhận thức mácxít đã trở thành phương pháp đặc thù cho một khoa học mới- khoa kinh tế chính trị để “từ cái cụ thể, cho sẵn trong biểu tượng” người ta đi tới “một tổng thể phong phú với rất nhiều tính quy định và quan hệ”.

Trong “Lời nói đầu” một phương diện nữa của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể cũng được chỉ rõ, đó là mối tương quan giữa cái lôgíc và cái lịch sử. Điểm xuất phát trong nghiên cứu xã hội tư sản là từ các tiền đề lịch sử cho sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản, nhưng với sự tác động của phương pháp lôgíc thì khách thể nghiên cứu lại được quan tâm ở các mặt giữ vai trò quyết định trong quá trình phát triển. Mác viết: “ Nói chung, trong bất kỳ một môn khoa học lịch sử, xã hội nào cũng vậy, khi nghiên cứu tiến trình của các phạm trù kinh tế cần phải thường xuyên thấy rằng chủ thể, ở đây là xã hội tư sản hiện đại đã cho sẵn trong thực tế cũng như trong đầu óc, và vì vậy các phạm trù biểu thị những hình thái tồn tại và những điều kiện tồn tại, thường chỉ là những mặt cá biệt của cái xã hội xác định đó, của cái chủ thể đó, và vì thế, đối với khoa học cũng vậy, xã hội đó quyết không phải chỉ xuất hiện từ khi người ta lần đầu tiên nói đến cái xã hội đó với tư cách là một xã hội như thế. Cần phải nắm vững điều đó, bởi vì nó cung cấp ngay những lý do có tính chất quyết định để phân chia đối tượng”[32, tr885]

Phương pháp lôgíc cũng như nguyên tắc thống nhất giữa lôgíc và lịch sử

không những có liên hệ chặt chẽ với phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể mà còn hòa thành một khối với nó, phản ánh đối tượng trong hệ thống phạm trù lôgíc, trong quá trình vận động biện chứng của tư tưởng đi từ trừu tượng đến cụ thể. Do vậy, việc nghiên cứu các phạm trù kinh tế trong xã hội tư sản phải được bắt đầu từ mối quan hệ qua lại của chúng chứ không phải là trình tự lịch sử phát triển của chúng, các quan hệ phát triển hơn có thể tồn tại về mặt lịch sử trước các quan hệ giản đơn, Mác nhấn mạnh: “Sắp xếp các phạm trù kinh tế theo cái trình tự mà chúng đóng vai trò quyết định trong lịch sử, là

một điều không thể được và sai lầm”[32, tr.886]. Mác không theo sự dẫn dắt bởi trình tự lịch sử, mà bởi trình tự lôgíc.

Nội dung phương pháp luận của lý luận nhận thức tiếp tục được bổ sung trong nghiên cứu kinh tế chính trị với các tác phẩm “ Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, “ C.Mác. Góp phần phê phán khoa kinh tế chính tr”, đặc biệt là trong “Tư bản một công trình nghiên cứu về kinh tế vĩ đại nhất của nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học.

“Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” đã chỉ rõ mối liên hệ khăng khít giữa lý luận nhận thức mácxít với những quan điểm, tư tưởng triết học Mác về lịch sử. Ở đây, bằng việc chỉ ra nội dung phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử qua khái niệm hình thái kinh tế- xã hội Mác đòi hỏi lý luận nhận thức phải được đặt trong mối liên hệ với một kết cấu, một hệ thống xã hội nhất định bao gồm các mặt, các yếu tố xã hội cơ bản và những mối liên hệ của chúng. Mác viết: “Về đại thể có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế- xã hội. Các quan hệ sản xuất tư sản là hình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, đối kháng không phải với ý nghĩa là đối kháng cá nhân, mà với ý nghĩa là đối kháng nảy sinh từ những điều kiện sinh hoạt xã hội của cá nhân; nhưng những lực lượng sản xuất phát triển trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiện vật chất để giải quyết đối kháng ấy. Cho nên với hình thái xã hội tư sản, thời kỳ tiền sử của xã hội loài người đang kết thúc”[31, tr.16]. Có thể thấy, trong mỗi giai đoạn phát triển của mình, lý luận nhận thức luôn được đặt trong mối liên hệ khăng khít với những nội dung duy vật về lịch sử, phép biện chứng duy vật nói riêng và toàn bộ triết học Mác nói chung. Điều này cho thấy lý luận nhận thức mácxít không phải là bộ phận riêng lẻ, tách rời mà nó luôn thể hiện tính toàn vẹn và tính hệ thống khoa học trong giai đoạn, biểu hiện của nó.

Trước hết, Mác tiếp tục phát triển một cách sáng tạo trong “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”“Tư bản” nội dung phương pháp đi từ trừu

tượng đến cụ thể, từ cái cụ thể bậc nhất đến cái cụ thể bậc hai trên cơ sở sự thống nhất của phân tích và tổng hợp, của quy nạp và diễn dịch. Ở đây, Mác đồng thời cải tạo một cách duy vật tư tưởng của Hêghen về sự đi lên từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, sau khi đã rút ra cái hạt nhân hợp lý trong tư tưởng đó, gạt bỏ cái vỏ thần bí, áp dụng tư tưởng ấy vào quá trình phản ánh được quan niệm một cách biện chứng.

Sau khi giải quyết vấn đề điểm xuất phát của việc nghiên cứu kinh tế chính trị là hàng hóa, Mác xác minh tính tất yếu của sự tiến lên về mặt lý luận từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, từ cái đơn giản đến cái phức tạp. Để nghiên cứu đối tượng trong tất cả tính cụ thể của nó, nghĩa là trong mọi liên hệ và quan hệ của nó, tất nhiên phải tạm thời gạt bỏ tính muôn vẻ của những quan hệ vốn có của nó và nghiên cứu nó dưới dạng thuần túy rồi sau đó chuyển sang nghiên cứu nó trong mọi liên hệ của nó với các hiện tượng khác. Chẳng hạn, trước khi phân tích sản xuất tư bản chủ nghĩa trong sự thống nhất của nó với sự lưu thông hàng hóa, lúc đầu Mác chỉ nghiên cứu sự sản xuất trên đại thể (tập I của bộ Tư bản) rồi ông nghiên cứu sự lưu thông tư bản chủ nghĩa trong hình thức chung tách riêng khỏi sản xuất (tập II của bộ Tư bản) và chỉ sau đó ông mới vẽ ra bức tranh toàn diện về sản xuất và lưu thông không phải để xét một cách riêng rẽ mà cùng một lúc, trong sự thống nhất sinh động, cụ thể của chúng (tập III của bộ Tư bản)

Vận động của tư tưởng từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng, sự vận động này đặc trưng cho sự phân tích, có sự thống nhất của nó với tổng hợp, và do vậy sẽ làm cho sự vận động của tư tưởng từ cái trừu tượng đến cái cụ thể được bổ sung và phát triển thêm, coi như kết quả của nhận thức và đến những hình thức biểu hiện muôn vẻ của cái cụ thể ấy. Nhờ chuyển từ phân tích đến tổng hợp, hiện thực (khách thể) được nghiên cứu hiện ra trước trí tưởng tượng của nhà nghiên cứu như một toàn bộ thống nhất. Nhờ có sự phân tích và những thủ đoạn nghiên cứu khác, Mác đã phát hiện ra giá trị thặng dư; còn khi sử dụng tổng hợp (trong sự thống nhất với phân tích) thì ông chỉ rõ giá trị

thặng dư được cụ thể hóa như thế nào trong những hình thức khác nhau của thu nhập tư bản chủ nghĩa trong lợi nhuận thương nghiệp, trong lợi tức địa tô…..Sự phân tích và tổng hợp không những nối tiếp nhau mà còn có mặt trong mỗi hành vi của quá trình nhận thức hiện thực. Khi Mác nghiên cứu, chẳng hạn, bản chất mâu thuẫn của hàng hóa, ông không những nhờ phân tích mà phân tích hàng hóa ra giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, mà còn dùng tổng hợp để chỉ rằng những phương diện mâu thuẫn lẫn nhau ấy của hàng hóa là những phương diện của cái toàn bộ thống nhất- của sản xuất và trao đổi hàng hóa giản đơn; của sản xuất và trao đổi hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Khi nghiên cứu giá trị thặng dư, tư bản….Mác cũng làm như vậy.

Trong quá trình nghiên cứu bằng phân tích và tổng hợp Mác cũng dùng quy nạp và diễn dịch, nghĩa là những phương pháp nhận thức, khi tư duy về cơ bản đi từ sự quan sát các sự kiện riêng biệt tới những kết luận chung (quy nạp) và dựa vào những kết luận chung nghiên cứu những sự kiện riêng biệt (diễn dịch). Lênin nói rằng, trong “Tư bản” Mác có hai lối phân tích- diễn dịch và quy nạp, sự phân tích cẩn thận một số lượng lớn những sự kiện kinh tế có tính chất kinh nghiệm đi trước mọi kết luận chung trong “Tư bản” và “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Ở Mác kết luận chung được rút ra trên cơ sở phân tích quy nạp (gắn liền với sự phân tích diễn dịch) là cơ sở

Một phần của tài liệu Lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.PDF (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)