Kim trong đống rơm, hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút được cây kim

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học (Trang 107)

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, GIẢ

kim trong đống rơm, hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút được cây kim

- Nguyên lý mắt lưới : Lưới bắt cá chỉ bắt được những con cá có kích thước lớn hơn kích thước mắt lưới.

- Nguyên lý giảm độ phức tạp của thử và sai : Thu hẹp trường hợp trước và trong khi duyệt, đồng thời đơn giản hóa tối đa điều kiện chấp nhận một trường hợp.

- Nguyên lý thu gọn không gian tìm kiếm : Loại bỏ những trường hợp hoặc nhóm trường hợp chắc chắn không dẫn đến lời giải.

- Nguyên lý đánh giá nhánh cận: Nhánh có chứa quả phải nặng hơn trọng lượng của quả.

2. Phương pháp gián tiếp (tt)

Phương pháp Heuristic

Phương pháp thử–sai khi giải quyết vấn đề bằng cách dùng một số lượng phép thử quá lớn,thời gian để có được kết quả có khi khá lâu không chấp nhận được.Phương pháp Heuristic có đặc điểm là đơn giản và gần gủi với cách suy nghĩ của con người, cho ra được những lời giải đúng trong đa số các trường hợp áp dụng.Các thuật giải Heuristic được xây dựng dựa trên một số nguyên lý rất đơn giản như “vét cạn thông minh”,“tối ưu cục bộ” (Greedy),“hướng đích” “sắp thứ tự”..Đây là một số thuật giải khá thú vị và có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

Để thực hiện tốt phương pháp Heuristic, chúng ta nên áp dụng các nguyên lý sau :

- Nguyên lý leo núi : Muốn leo lên đến đỉnh thì bước sau phải “cao hơn” bước trước.

- Nguyên lý chung : Chọn hướng đi triển vọng nhất trong số những hướng đi đã biết.

2. Phương pháp gián tiếp (tt)

Phương pháp trí tuệ nhân tạo

Phương pháp thử – sai và Heuristic, nói chung đều dựa trên một điểm cơ bản là trí thông minh của chính con người để giải bài toán, máy tính chỉ đóng vai trò thưc thi mà thôi. Còn các phương pháp trí tuệ nhân tạo lại dựa trên trí thông minh của máy tính. Trong những phương pháp này, người ta sẽ đưa vào máy trí thông minh nhân tạo giúp máy tính bắt chước một phần khả năng suy luận như con người. Từ đó, khi gặp một vấn đề, máy tính sẽ dựa trên những điều nó đã được “học“ để tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học (Trang 107)