Bảng 2.1: nguồn vốn của HTX trong 3 năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại, tổng hợp Dương Liễu ở Hà Nội (Trang 43)

Tổng Nguồn vốn 6.756.085.914 9.507.362.650 8.293.328.858

Vốn chủ sở hữu 3.306.971.275 3.296.760.671 3.311.470.827

Vốn đi vay 3.449.114.639 6.210.601.979 4.981.858.031

Nguồn: Phòng kế toán HTX

Vốn quỹ của HTX DVNN chủ yếu hình thành từ HTX cũ chuyển sang và tích lũy qua hoạt động của HTX DVNN; nên vốn hoạt động ít, kinh doanh dịch vụ rất khó khăn.

Các khoản nợ chủ yếu HTX DVNN phải chịu, trong đó:

+ Nợ phải thu: chủ yếu là nợ từ trước khi chuyển đổi HTX (1997). Nợ phải thu trước chuyển đổi thực chất chủ nợ thuộc cộng đồng dân cư do chính quyền địa phương (xã, thôn) là người đại diện. Nợ mới (sau chuyển đổi) đã phát sinh ở các HTX.

+ Nợ phải trả: Chủ nợ thuộc một số đối tượng trong đó khoản nợ chính là HTX nợ nhà nước (ngân hàng, các doanh nghiệp của nhà nước,…).

Quan hệ phân phối trong HTX DVNN: HTX thu phí dịch vụ theo khối lượng và đơn giá sản phẩm dịch vụ. Sau khi trừ đi phí đầu vào, chi phí quá trình tổ chức dịch vụ, trong đó trả công cho cán bộ, những người trực tiếp lao động trong các tổ đội chuyên, nộp thuế TNDN số còn lại là lãi được phân bổ cho các quỹ (quỹ phúc lợi để hỗ trợ các hoạt động cộng đồng), vốn góp của xã viên.

2.2.3. Về kết quả thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội

- Duy trì việc làm cho các lao động thêu làm việc tại HTX và các cơ sở ngoài HTX, đồng thời chú trọng công tác tiêu thụ nông sản nhằm giải quyết, hỗ trợ đầu ra cho sản xuất làng nghề, mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm, tạo việc làm trong khu vực xã viên.

- Tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho số lao động trực tiếp tại HTX, đồng thời hỗ trợ công đoàn HTX hoạt động, thúc đẩy các phong trào tại địa phương.

- Thực hiện tốt các luật thuế nhà nước quy định, trong 5 năm thu nộp ngân sách nhà nước được: 2.728.900.791 đồng.

2.2.4. Thực hiện vai trò xã hội của HTX

- Tổ chức tuyên truyền và quảng bá, thu hút nguyên liệu hàng hóa về địa phương, chuyển giao công nghệ, mở rộng ngành nghề chế biến hàng nông sản tại các vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo ở các địa bàn khó khăn, tham gia các hoạt động từ thiện. Riêng địa bàn xã Dương Liễu do ngành nghề phát triển nên không còn hộ đói nghèo.

- Đầu tư trên 818,6 triệu đồng hỗ trợ phục vụ sản xuất của xã viên và cộng đồng tu sửa giao thông và kênh mương nội đồng. Từ 2009 HTX không thu phí các dịch vụ nông nghiệp trong khu vực xã viên trên cơ sở vẫn đảm bảo và làm tốt các dịch vụ phục vụ nông nghiệp, năm 2010 huy động đột xuất thêm 22,2 triệu đồng từ

quỹ dự phòng để bơm nước chống hạn cho vụ xuân, nguồn hỗ trợ được huy động từ lợi nhuận các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác.

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, hỗ trợ không thu tiền điện chiếu sáng công cộng, ủng học các quỹ xã hội, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trường, thăm hỏi đồng bào xây dựng kinh tế mới, các đoàn thể tại địa phương.

2.3. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại HTX dịch vụ nông nghiệp kinh doanh, thương mại, tổng hợp Dương Liễu

2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh

2.3.1.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Nghị quyết đại hội xã viên và đề án không thu phí các dịch vụ nông nghiệp. HTX vẫn duy trì hoạt động và đầu tư 5 dịch vụ trong nông nghiệp: Tưới tiêu, bảo vệ hoa màu, tu sửa giao thông nội đồng, dự thính dự báo sâu bệnh, công tác khuyến nông. Ban quản trị đã củng cố lực lượng bảo vệ thủy nông gắn công tác bảo vệ, điều hành nước với việc tu sửa giao thông thủy lợi nội đồng và thực hiện những nhiệm vụ khác do Ban quản trị giao. Trong 5 năm lực lượng bảo vệ thủy nông ngoài nhiệm vụ chuyên môn đã thực hiện công tác tu bổ giao thông, nạo vét kênh mương đáp ứng cơ bản nhu cầu phục vụ sản xuất. HTX đầu tư kinh phí đào, đắp cơ bản hoàn thành khôi phục, áp trúc mở rộng đường ở khu B, khu C, kè cạp ba bờ chuôm khu B, khu C, khu D.

Công tác bảo vệ đã có những chuyển biến tích cực, tính chủ động được đề cao, đời sống người lao động được cải thiện, vụ việc xảy ra ít hơn so với năm trước, công tác điều hành nước có nhiều tiến bộ, việc chủ động nạo vét các tuyến kênh mương, tu bổ giao thông là tiền đề thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành nước và đảm bảo giao thông. Ngoài nhiệm vụ trên còn thực hiện đánh thuốc chuột do Ban quản trị giao, tổ chức nạo vét một số tuyến tiêu chính ở vùng bãi.

Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật được quan tâm, thường xuyên theo dõi và thông tin hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh trên đồng ruộng. Kiểm tra tình hình sâu

rầy vụ mùa, thông tin, hướng dẫn phun thuốc thuốc phòng trừ. Tổ chức thí điểm gieo sạ vụ xuân 2010 trên diện tích 2 ha đạt kết quả tốt. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền cấy theo phương pháp 1 rảnh (3 giảm, 3 tăng) đạt hiệu quả. Thường xuyên bám sát lịch thời vụ để chỉ đạo công tác làm đất kịp thời đảm bảo cấy xuân, cấy mùa trong khung thời vụ.

- Trồng trọt:

Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh thương mại, tổng hợp Dương Liễu ở Hà Nội (Trang 43)