2. Thực trạng định giá tài sản sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam
Để định giá đúng và chính xác tài sản này, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn về tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng, phân loại và ghi nhận tài sản vô hình. Nhiệm vụ này vừa phải có sự tham gia của chính doanh nghiệp và cả cơ quan nhà nước.
Doanh nghiệp cần được tự xác định giá trị tài sản trí tuệ.Về quan điểm kế toán, công ty phải có quyền kiểm soát đối với tất cả tài sản của mình, trong khi đó, đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo thì công ty chỉ có thể kiểm soát được trong phạm vi hợp đồng lao động. Tuy nhiên, cũng có thể cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trị tài sản vô hình để được ghi nhận trong báo cáo tài chính. Đồng thời, để thể hiện chính xác giá trị của tài sản này, hàng năm các doanh nghiệp cần được các tổ chức định giá xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này. Nhà nước cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về tài sản vô hình nói chung, tài sản trí tuệ nói riêng; phân loại và ghi nhận tài sản vô hình. Nhà nước cần ban hành chi tiết và đầy đủ những tiêu chuẩn về thẩm định giá, trong đó cần kế thừa những tri thức của các nước đang phát triển. Cũng giống như trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán cũng cần có một bộ chuẩn mực để thực hiện, đặc biệt là tiêu chuẩn về định giá tài sản vô hình. Đồng thời xây dựng một chính sách phù hợp, nhất quán và đồng bộ giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ kế toán kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản sở hữu trí tuệ nói riêng.
Kết luận
Sự quan tâm đến giá trị của tài sản vô hình ngày càng tăng khi mà khoảng cách giữa giá trị thị trường và giá trị số sách của công ty ngày càng lớn, thể hiện cụ thể nhất là trong các vụ mua bán và sáp nhập vào những năm cuối của thập kỷ 1980. Ngày nay, hoàn toàn có thể nói rằng phần lớn giá trị doanh nghiệp là nằm ở tài sản vô hình. Mối quan tâm của các cấp quản lý đối với loại tài sản này đã gia tăng một cách đáng kể. Nhãn hiệu là một tài sản vô hình đặc biệt mà trong nhiều doanh nghiệp nó được coi là tài sản quan trọng nhất. Điều này là bởi vì những tác động kinh tế mà nhãn hiệu có thể mang lại.Bởi thế việc xác định giá trị nhãn hiệu nói riêng và tài sản sở hữu trí tuệ chung đang là vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc té hiện nay, để tránh tình trạng mất vốn ( vốn tài sản sở hữu trí tuệ) khi bán hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp, tránh thua thiệt khi liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thì cần phải nhận thức đúng giá trị và các toàn san sở hữu trí tuệ. Đồng thời cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về định giá để việc xác đinh giá trị các tài sản sở hữu trí tuệ đơn giản, thuận lợi hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Luật sở hữu trí tuệ 2005
2. Nghị định 54/2000/CP-NĐ Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
3. Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) 4. Bộ luật dân sự 2005
5.Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883) 6. Thảo ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa
7. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)
8. Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam
9 Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Chuẩn mực số 4 – Tài sản cố định vô hình
10. Từ điển Tự điển Việt-Anh, Nguyễn văn Khôn, Sài gòn, 1966
11. Nguyễn Thị Quế Anh. Một số vấn đề về bảo hộ thương mại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
12. Đào Minh Đức Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu Tạp chí Khoa học Pháp lý 9/2008
13. Đào Minh Đức, Thử tìm một vị trí pháp lý cho thuật ngữ Thương hiệu, Tạp chí Tòa án Nhân dân, số 5-2004, tr. 14-16.
14. Đào Minh Đức Tài sản vô hình và tài sản trí tuệ trong kinh doanh Tạp chí phát triển kinh tế số 11/2006
15. Lê Hồn Hạnh :Thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hoá , Tạp chí luật học 6/2003
16. Lê Mai Thanh: Một số vấn đề của pháp luật liên quan tới nhãn hiệu hàng hoá, Tạp chí luật học số 12/2003.
17. David A. Aaker (1991), Managing Brand Equity – Capitalizing on the value of a brand name, The Free Press,
18. Kevin Lane Keller, (1998), Strategic brand management: building, measuring, and managing brand equity
19. David A. Weinstein, How to protect your business, professional and brand name, John Willey and Sons, 1990,
20. Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ (2008) Trademark Valuation , Stephan Hundertmark
21. Hội thảo về định giá tài sản trí tuệ (2008) Overview on Approaches for IP , Stephan Hundertmark
22. Bộ công thương: http://www.moi.gov.vn 23. Bussiness World Portal http://bwportal.com 24 . Lantabrand – http://www.lantabrand.com